Trường THCS Âu Cơ tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Nông trại The Moshav Farm
Trường THCS Âu Cơ ( TP. Nha Trang) vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm nông” cho hơn 100 học sinh tại Nông trại The Moshav Farm (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Các học sinh hào hứng khi được tham quan nông trại.
Các học sinh được nghe giới thiệu về nông trại, tham gia các trò chơi tập thể như: Gieo hạt giống hoa hướng dương, pha trà hoa đậu biếc, trò chơi dân gian, chụp ảnh sáng tạo cùng đàn cừu… Sau chuyến trải nghiệm, các học sinh tham gia viết báo cáo thu hoạch; các giáo viên đánh giá học sinh và rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
Gieo hạt hướng dương.
Hoạt động nhằm đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tạo cơ hội cho học sinh khám phá, trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống.
Video đang HOT
Chụp ảnh sáng tạo cùng đàn cừu tại nông trại.
Hai nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa: Không phải chuyện "xách ba lô lên" là đi được
Hai học sinh tử vong trong các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức khiến dư luận đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức hoạt động này hiện nay thực tế ra sao.
Phụ huynh đặc biệt thắc mắc trong buổi ngoại khóa có hoạt động học không hay đó chỉ là những buổi vui chơi giải trí của học sinh với những trò chơi mạo hiểm, thiếu an toàn?
Trả lời vấn đề này, thầy Phan Huy Chính - Hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết hoạt động ngoại khóa được quy định rất cụ thể và trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng có yêu cầu thực hiện hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Ngoài ra, trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động trải nghiệm cũng được chú trọng. Các buổi ngoại khóa bản chất cũng là hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
"Đa số hiện nay các trường THPT ở thành phố lớn đều tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa với tần suất 1-2 lần/năm. Tất nhiên, để có thể đưa học sinh đi phải lên kế hoạch cụ thể khi nào đi, thành phần gồm những ai... để trình Sở GD&ĐT.
Trong hướng dẫn về thực hiện hoạt động trải nghiệm của Bộ GD-ĐT cũng có gợi ý nên cho học sinh đến các di tích lịch sử để thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan các em nắm rõ hơn về lịch sử", thầy Phan Huy Chính nói.
Buổi ngoại khóa phải gắn liền với việc học của học sinh. (Ảnh minh họa)
Theo thầy Phan Huy Chính, đa số học sinh đều hào hứng với những chuyến đi trải nghiệm, phụ huynh cũng muốn con mình được đi thăm thú vừa để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên lớp vừa giúp học sinh tích lũy kiến thức.
Xuất phát từ những điều đó dù biết có thể có rủi ro nhưng trường THPT Vạn Xuân vẫn có gắng cho học sinh đi trải nghiệm 1 lần/năm.
Về việc lựa chọn điểm đến, thầy Phan Huy Chính cho biết, học sinh bây giờ thích mạo hiểm, nếu ban giám hiệu không cân nhắc tính toán kỹ lưỡng dễ thỏa hiệp với học sinh đến những khu mạo hiểm, khó kiểm soát là dễ xảy ra nguy cơ rủi ro. Nhà trường nên tìm kiếm nơi an toàn cho học sinh hoạt động ngoại khóa để đảm bảo vừa chơi vừa học.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ (Hà Nội) cho hay, về việc tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm ở quận Tây Hồ, trước mỗi chuyến đi, các trường phải thực hiện quy trình rất chặt chẽ.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch với sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh. "Từ kế hoạch đó, Phòng GD&ĐT xem xét, nếu hợp lý chúng tôi mới đề xuất UBND quận phê duyệt, khi được phê duyệt mới được phép tiến hành tổ chức chứ không phải nhà trường thích là đưa học sinh đi.
Hơn nữa, các điểm đến cũng thế, không phải nhà trường chọn đơn vị nào cũng được. Các đơn vị đó phải nằm trong danh sách được UBND quận thẩm định về năng lực, chức năng.
Tần suất tổ chức trung bình nhà trường cho đi tầm 1-2 lần và tất nhiên bán kính cho phép cũng phải trong quy định chứ không phải học sinh mầm non mà đưa các em đi trải nghiệm hàng trăm cây số thì không được", ông Vũ cho biết.
Theo ông Vũ, Sở Giáo dục có quy định rõ với học sinh mầm non đi trải nghiệm trong bán kính 10km trong thành phố, học sinh tiểu học bán kính 30km, THCS khoảng 50-60km...
"Tôi cũng không hiểu tại sao nhà trường chọn cho học sinh chơi trò chơi mạo hiểm... Trong kế hoạch thường quận tôi xây dựng đi theo chủ đề trải nghiệm. Với chủ đề nào thì đến điểm đến đó.
Có những trải nghiệm về lịch sử thì đến di tích lịch sử, văn hóa còn với chủ đề trải nghiệm thiên nhiên đến khu sinh thái, nhà vườn để đảm bảo vừa học vừa chơi", ông Vũ nói.
Trước đó, sáng ngày 13/1, Trường Tiểu học Âu Dương Lân (Quận 8, TP.HCM) tổ chức cho 400 học sinh đi ngoại khóa tại khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương). Không may, một học sinh nam lớp 4 rơi xuống vùng biển nhân tạo (khu vực dành cho học sinh tiểu học).
Sau khi được phát hiện và đưa lên bờ, nam sinh được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị. Đến tối 14/1, em này tử vong.
Cũng trong ngày 14/1, tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), tàu lượn đang trong quá trình vận hành thì bất ngờ một khoang chở khách rơi ra khỏi đường ray.
Sự cố khiến 3 học sinh THPT ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đang tham gia hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức tại đây gặp nạn. Trong đó, 1 học sinh bị đập đầu xuống nền bê tông bất tỉnh, tuy được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, 2 em còn lại bị thương.
Bài học đắt giá về tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm Trong quá trình trường THPT Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức cho học sinh (HS) đi trải nghiệm đã xảy ra sự cố khiến 1 em bị tử vong, 2 em bị thương nặng. Đây là bài học đắt giá trong việc nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là các...