Trường sư phạm chậm đổi mới vì ít cạnh tranh
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, từ khoá tuyển sinh năm 2016, các trường sư phạm sẽ đào tạo theo chương trình được đổi mới và phải nỗ lực để thay đổi, nâng cao chất lượng.
Theo thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện nay còn lạc hậu, cần phải bổ sung, thay đổi. Ông Hiển cho rằng, không riêng các trường sư phạm lạc hậu, nhưng rõ ràng chậm đổi mới hơn các trường đại học khác. Một trong những nguyên nhân chính là có ít sự cạnh tranh hơn.
Có trường ý thức được thực tế này đã tiên phong “chạy” trước, nhưng cũng không ít cao đẳng sư phạm địa phương vẫn “nằm im bất động”.
Sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) trên giảng đường. Ảnh: Kinh Tế Đô Thị.
Năm qua, Bộ GD&ĐT có nhiều kênh tác động đến các trường sư phạm, đã tập huấn ban đầu về đánh giá năng lực nhưng sau đó nhiều trường vẫn chưa có động thái cụ thể.
Trước đây, Bộ GD&ĐT quy định chương trình khung, nay đang chuyển cơ chế, tăng cường mạnh mẽ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Các trường cũng cần có thời gian để tiếp cận và dần thay đổi nên tiến độ chậm.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, các đợt tập huấn đều nhằm mục đích yêu cầu trường tự điều chỉnh. Kiểm định chất lượng cũng là hình thức để đốc thúc việc đổi mới. Tuy nhiên, đây mới là bước đầu, muốn hiệu quả cao cần thêm thời gian.
Video đang HOT
Chia sẻ về việc các trường sư phạm đổi mới thế nào trong thời gian tới, ông Nguyễn Hải Thập, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cho biết, từ giữa năm 2015, Bộ đã tổ chức hội thảo, tập huấn cho đại diện của tất cả cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước về một số vấn đề đổi mới chương trình đào tạo sư phạm. Từ khoá tuyển sinh năm 2016, các trường sẽ đào tạo theo chương trình đổi mới này.
Vừa qua, Cục Nhà giáo tổ chức tập huấn cho các cơ sở đào tạo giáo viên, gồm lãnh đạo, trưởng phòng đào tạo, các trưởng khoa, trưởng bộ môn; cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng chung về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên.
Bộ cũng khuyến khích các trường cộng tác với nhau để cùng làm những phần chung. Trong đó, Bộ GD&ĐT chỉ hướng dẫn, không làm chương trình cho các trường.
Ông Thập cũng cho hay, trong tháng 1 và 2 năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập huấn cho cán bộ chủ chốt của tất cả cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc. Tiếp theo, Bộ chuyển sang tập huấn theo hình thức E-learning, nhằm giúp các giảng viên hiểu và có thể làm được với sự trợ giúp của Cục Nhà giáo và đội ngũ cán bộ đã được tập huấn.
Mặc khác, đại diện Cục Nhà giáo cũng cho hay, từ thực trạng đội ngũ giáo viên phổ thông hiện tại, đối chiếu với chương trình mới, sẽ thấy việc bồi dưỡng nghiệp vụ rất quan trọng. Các trường sư phạm sẽ nghiên cứu để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên. Một số trường đã và đang phối hợp với các sở GD&ĐT khảo sát thực tế năng lực giáo viên phổ thông để phục vụ cho quá trình này.
PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình, Phó trưởng khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết, đợt tập huấn vừa qua, các báo cáo viên trình bày và chia sẻ những điều mà giảng viên các trường đại học, cao đẳng cần.
Đợt tập huấn đã cung cấp cho giảng viên quy trình, kỹ thuật xây dựng và phát triển chương trình đào tạo dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn.
Theo Zing
Cách môi giới trà đá mại dâm trước cổng trường Sư phạm
Cụm từ trà đá mại dâm nơi cổng trường Đại học Sư phạm II, không còn quá lạ lẫm đối với những người có lối sống buông thả, sa đà.
Một trong những nơi được mệnh danh là tụ điểm mại dâm gây nhức nhối trong khu vực, nơi không phải xa lạ, chính là khu vực trước cổng trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, (phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Tại đây, khi có khách vào uống trà, bà chủ quán đón tiếp nồng hậu và môi giới các em trẻ đẹp, xinh tươi sống vật vờ quanh khu vực đông sinh viên ở trọ để hành nghề mại dâm.
Nói rồi, bà chủ quán nước vẫy vẫy cánh tay hướng ra đường gọi mấy cô gái ngồi nép trong quán nước bên kia đường sang gặp. Chỉ ít phút sau đã có 3 cô gái tóc nhuộm vàng chóe, má đỏ môi hồng có mặt.
Quán trà đá trước cổng trường ĐH Sư phạm nhộn nhịp về đêm
Cũng tại đây, một thanh niên tên Đ. xuất hiện và chở thêm 3 cô gái về quán nước và hất hàm: "Tiền đâu? Đi được bao nhiêu ? Khách của ai?". Một cô gái tên "Linh lớn" đáp: Tối nay em đã đi 3 khách rồi, hai khách của bà (bà chủ quán trà đá) và một khách bên kia (quán trà đá bên cạnh). Vừa nói, các cô vừa rút trong túi ra những đồng tiền xanh đỏ đưa cho Đ.
Được biết, Đ. là một trong những kẻ "bảo kê" có "máu mặt" theo đúng cách dùng từ của dân "anh chị".
Khi khách hỏi về giá qua đêm, Đ. cho biết: "Vẫn còn sớm. Có đi thì sau 0h thì mới đi. Nếu muốn đi từ giờ thì giá 1 triệu rưỡi. Đi được thì đi".
Không chỉ vậy, theo bà chủ quán, mỗi ca "đi nhanh", nhà nghỉ sẽ được 60 -70 nghìn. Những người chở đi được 40 nghìn. Các cô gái cũng còn được 70 - 80 nghìn, những người như bà thì chỉ được 20 - 30 nghìn, còn lại là các khoản khác.
Những cô gái trong đường dây "môi giới mại dâm" ngay cổng trường Đại học
Điểm đến là một khách sạn 5 tầng không số, không địa chỉ, ngoài cái tên: P. Đ Hotel. Bán dâm ở khách sạn hạng sang này ư? Ngoài cái khách sạn vẻ sang trọng này xung quanh không có nhà nghỉ, nhà khách hay bất cứ một phòng trọ theo ca nào khác. Những cô gái này vào nhận phòng với một cung cách rất chuyên nghiệp như đang tự do ở chính "ngôi nhà của riêng mình".
Khách sạn này bắt đầu đông đúc từ sau 20h, các cô gái liên tục đưa khách vào. Sau 30 phút kẻ ra trước, người ra sau, có lúc cùng cười, cùng hoan hỉ, cùng bước qua ngưỡng cửa thang máy.
Có thể thấy rằng, tình trạng mại dâm trước cổng trường Sư phạm, gái mại dâm giả làm sinh viên đang gây nhức nhối dư luận và cần lên án mạnh mẽ để dẹp trừ tệ nạn.
Lược theo Người Đưa Tin
Theo_Báo Đất Việt
Trẻ bới rác ăn, cô giáo chửi nhau: Còn đâu môi trường sư phạm? Bé ăn rác ở Lạng Sơn; cô giáo mầm non trói trẻ để dỗ bé nín, hai cô giáo ở Hà Nội cãi cọ dùng dao dọa nạt nhau... Giáo dục nước nhà đang thực sự gặp vấn đề. Dồn dập những thông tin tiêu cực về cách hành xử của giáo viên, học sinh gây chấn động dư luận, khiến nhiều bậc...