Trường ơi, chúng tôi đã về rồi đây!
Sau 20 năm, giữa sân trường cũ, được gặp lại thầy cô, bạn bè, chúng tôi như nguyên vẹn ký ức như thuở tuổi còn 17 -18, với nhiều hoài bão và ước mơ.
Tôi đã đọc ở đâu đó câu nói rằng: Có rất nhiều rất nhiều thứ trên thế giới này, cuối cùng đều dần dần mất đi theo thời gian, bị con người lãng quên, không còn nhớ đến nữa. Nhưng có hai thứ không bao giờ bị lãng quên là tình yêu và tuổi trẻ của mỗi người.
Cô và trò sau 20 năm gặp lại.
Chúng tôi đã đi qua tuổi trẻ hai mươi năm, giữa nhất nhiều biến đổi của cuộc sống, giữa rất nhiều những giá trị thay đổi, giữa những điều tưởng chừng đã rơi vào quên lãng. Ấy thế mà, hôm nay về đây, đứng trước ngôi trường hơn 60 tuổi, giữa vùng đất cổ của Thủ đô, giữa hương lúa hương hoa vẫn còn đọng lại trong lòng thành phố ồn ào.
Nước mắt bỗng rơi. Hóa ra những thứ tưởng chừng đã quên đâu đó kia vẫn ở đây, trong tim chúng tôi. Đó là tuổi trẻ, là ký ức, là tình yêu những ngày còn đi học.
Trường ơi, chúng tôi đã về đây, những lớp học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh niên khóa 1994-1997 ngày nào đã về!
Còn nguyên dáng học sinh.
“Về miền ký ức”…
Hà Nội vào độ cuối thu, nắng vàng rực từng con phố, và vàng rực lòng người – những ai còn đang bồi hồi nhớ về tháng 11 với trường xưa, bạn cũ, với những điều gợi nhớ quá nhiều ký ức và kỷ niệm.
Những nữ sinh còn nguyên nét dịu dàng tinh khôi.
Ở ngôi trường với bề dày 60 năm mang tên Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh – điểm sáng giáo dục Thủ đô, gần 600 học sinh niên khóa 1994-1997 đang tích cực cho hành trình tìm lại miền ký ức của mình, với những yêu thương đong đầy và lan tỏa hơn nữa.
Những nữ sinh lớp 12A2 khóa 1994-1997.
“Mỗi mùa thu qua đi, tôi lại nhớ tiếng trống trường ngân vang những buổi sáng sớm, nhớ tiếng giảng bài ấm áp của các thầy cô trong lớp học, về những chân trời kiến thức mới mẻ, xa lạ khiến những đứa học trò như chúng tôi ngơ ngác nhưng say mê.
Đâu đó trong tâm hồn, tôi hoang hoải kiếm tìm miền ký ức về một ánh mắt bối rối của người bạn tuổi học trò ngây thơ, vụng dại và chợt nhận ra chút tình cảm năm nào chưa kịp gọi tên”.
Video đang HOT
Lớp 12B6, nơi đong đầy những cảm xúc tuổi học trò.
Với cựu học sinh Xuân Đỉnh, niên khóa 1994-1997, 20 năm – một chặng đường dài và nhiều đổi thay của cuộc đời, dẫu nhiều thay đổi đã qua, nhưng ít nhất một lần, chắc mỗi học sinh của Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh cũng từng tự hỏi:
“Trường ra sao, thầy cô có còn khỏe, bạn bè thế nào? Đây là thời gian đáng quý của cuộc đời, các cựu học sinh được gặp lại nhau, được chứng kiến sự thay đổi của mái trường nơi đã gắn bó suốt ba năm tuổi trẻ, để truyền cảm hứng, nhiệt huyết cho các thế hệ học sinh hiện tại và tương lai tiếp bước những truyền thống đáng quý của Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh.
Vẹn nguyên tình bạn.
Đây cũng là dịp để gần 600 học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh niên khóa 1994-1997 hội tụ tại ngôi trường nhiều yêu thương sau 20 năm ra trường, một hành trình mang tên: “20 năm về miền ký ức”.
Ban liên lạc học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh khóa 1994-1997 tặng quà tri ân tới ngôi trường mình đã học 20 năm trước.
Lần đầu tiên sau 20 năm kể từ khi ra trường, chúng tôi có dịp được gặp lại nhau. Hiện nay, các hoạt động chuẩn bị cho hội khóa đã rất sôi nổi, đa dạng và phong phú. Chúng tôi đã tổ chức tuần lễ văn hóa thể thao, giao lưu bạn học cũ.
Cảm giác rưng rưng xúc động khi nhận ra bạn học ùa về, tạo nên sự gắn kết, khơi dậy những ký ức sâu thẳm mà có thể trong 20 năm qua, vì nhiều lý do, vì vòng quay bộn bề của cuộc sống, chúng tôi chưa thể “gặp lại” được, Anh Đỗ Kim Cơ, Trưởng ban liên lạc Hội cựu học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh niên khóa 1994-1997 chia sẻ.
Nhiều phần quà cũng được trao đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có nhiều cố gắng trong học tập.
Tiếp tục “lan tỏa yêu thương”
14 lớp học sinh của khóa 1994-1997 năm ấy có lẽ chưa bao giờ nghĩ rằng, sau 20 năm, giữa sân trường cũ, lại được gặp thầy cô, bạn bè, nguyên vẹn ký ức như thuở tuổi còn 17 -18, nhiều hoài bão và ước mơ.
Những người con của Hà Nội nay đã trưởng thành, đã là những cánh chim không mỏi trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở khắp mọi miền Tổ quốc. Nhưng khi trở lại với trường xưa, gặp bạn cũ, vẫn như những nam, nữ sinh ngày nào còn cắp sách đi học.
“20 năm, thời gian đủ dài để một đứa trẻ sinh ra và trưởng thành, có lẽ trong lòng mỗi học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh niên khóa 1994-1997 đều bồi hồi những cảm xúc khó tả, những kỷ niệm vui buồn hay luyến tiếc lẫn lộn.
Nhớ những ngày đầu khi bước những bước chân ngập ngừng qua cánh cổng Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh bỡ ngỡ biết bao, tất cả đều mới mẻ lạ lẫm.
Rồi qua thời gian, cũng dần quen với thầy cô, bạn bè, trường lớp. Hình ảnh thầy cô miệt mài bên những trao giáo án để xây đắp những thành trì cho chúng tôi…
Đã 20 năm mùa học trôi qua, chúng tôi đã trải qua quãng đời học sinh, sinh viên và đi làm với bao áp lực của cuộc sống. Lúc ấy chúng tôi mới hiểu thầy cô cũng áp lực thế nào khi muốn học sinh của mình trở thành người có ích cho xã hội.
Cô và trò lớp 12 B6 cùng ôn lại những kỉ niệm xưa.
Sự tử tế, ngây thơ đến tinh khôi thủa học trò là hành trang luôn theo suốt cuộc đời tôi. Trong bước đường đời, những lúc gập ghềnh, tôi nhớ về bạn bè, thày cô. Đó chính là động lực để tôi vượt lên khó khăn và trưởng thành hơn”, anh Nguyễn Xuân Khánh, cựu học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh chia sẻ.
Sau buổi Hội khóa, không chỉ là những ký ức tìm lại, mà còn là yêu thương nhân lên. Đó là tình yêu thương gắn bó của những người bạn cùng khóa, cùng trường, cùng mảnh đất làng hoa làng lúa nhiều tình cảm, giàu truyền thống của Hà Nội.
Các câu lạc bộ hỗ trợ học sinh Xuân Đỉnh các khóa đã được thành lập, nhiều sự sẻ chia cũng đến với những người bạn còn gặp khó khăn trong cuộc sống.
Bởi như người nào đó đã nói rằng: “Hãy nâng niu thời gian bạn có và những kỷ niệm chung… làm bạn ai đó không phải là cơ hội mà là trách nhiệm ngọt ngào”.
Đó là những kỷ niệm, ký ức ngọt ngào mà chúng tôi đã xây đắp lên trong ba năm học ở đây, dưới ngôi trường cấp 3 mang tên Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh.
Nằm giữa vùng đất hiếu học và giàu nét đẹp văn hóa của Thủ đô, nơi có làng khoa bảng Đông Ngạc với 21 tiến sỹ ghi tên trong văn bia Quốc Tử Giám.
Là nơi những làng lúa, làng hoa ven Hồ Tây vẫn ngày ngày góp thêm nét đẹp cho Thủ đô văn hiến, hội khóa 20 năm tìm miền ký ức của niên khóa 1994-1997 hẳn sẽ là những phút giây về nguồn, về tuổi thơ, về năm tháng học trò mà cựu học sinh Trường trung học phổ thông Xuân Đỉnh sẽ không quên được.
Theo Pháp luật xã hội
Tặng cô quà gì?
Câu hỏi này thật không dễ trả lời trong dịp 20/11, và ở đó, cách biếu, cách nhận cũng là cả một nét văn hóa...
LTS: Trước những biến tướng về tình cảm thầy trò thông qua những món quà tặng nhân ngày 20/11 trong thời đại ngày nay, tác giả Nam Phương đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết nhằm chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mới bước qua tuần đầu tiên của tháng 11 nhưng các mẹ có con đang đi học đã rộn ràng hỏi nhau "tặng cô quà gì?". Đã có rất nhiều ý kiến được các vị phụ huynh đưa ra rồi phân tích, bàn luận vô cùng rôm rả.
Người nói: "Mua cho cô bộ áo dài, ngày nào giáo viên chẳng phải mặc áo dài lên trường?".
Người lại nói rằng: "Biết đâu màu và chất vải cô không ưng, cô chẳng may lại đem cho người khác chẳng phải uổng phí hay sao?".
Có người lại đưa ra cao kiến: "Vậy tặng phiếu mua hàng, cô ưng gì cứ ra cửa hàng để chọn".
Có người lại thực dụng hơn phán rằng: "Cứ phong bì là thiết thực nhất, thầy cô thích gì thì tự mua cho vừa ý".
Nhưng, cũng có người lưỡng lự cho rằng: "Hay tặng hoa, vừa đẹp vừa có ý nghĩa".
Mới nghe thế, một mẹ giãy lên phán: "Tặng gì thì tặng, tuyệt đối không tặng hoa. Cô không dùng mà vứt lung tung thì đáng buồn lắm".
Nên tặng quà gì cho thầy cô nhân ngày 20/11 (Ảnh minh họa: phunutieudung.com.vn).
Rồi chị kể, con chị đang học lớp lá nên 20/11 năm ấy chị mua hai bó hoa thật đẹp, đến lớp thật sớm để tặng cho hai cô giáo đã chăm sóc con mình suốt một năm học. Được trao tận tay, được nhìn thấy nụ cười đón nhận từ cô, chị nói mình thấy vui lắm.
Thế nhưng cuối giờ đón con về nhà, thấy con buồn nên chị hỏi chuyện, con bé thổn thức nói rằng:
"Cô không cắm hoa nhà mình mà bỏ vào sọt rác. Hoa nhà bạn Minh đẹp hơn, còn có cả cái thiệp trong đó nữa. Con thấy cô bóc ra có tờ tiền. Sao mẹ không bỏ tiền vào hoa nhà mình hả mẹ?".
Nghe con hỏi, chị thấy choáng nhưng không biết trả lời con ra sao. Để mua hai bó hoa tặng cô, chị cũng phải tính toán rồi mới dám quyết. Lương công nhân bỏ ra vài trăm nghìn xem như tháng ấy phải thâm thụt chi tiêu.
Chị cứ thắc mắc có lẽ con trẻ nhầm chứ hai bó hoa đẹp thế kia sao cô lại nỡ vứt đi? Nghĩ thế, chị an ủi con "Nhiều bạn tặng hoa quá, cô không mang về hết nên mới làm thế thôi con ạ".
Sáng mai, khi đến gửi con, chị cố tình vào lớp và quan sát thấy hai bó hoa hôm qua chị đã bỏ công chọn lựa đang nằm héo rũ, chỏng chơ trong sọt rác nơi cuối phòng. Ở đấy còn cả một xấp phong bì đã bóc dở.
Nhìn lên bàn giáo viên là một số lãng hoa rất lộng lẫy. Chị chợt hiểu, giá chị không mua hoa bó mà mua lãng hoa biết đâu những bông hoa ấy còn sống thêm được ít ngày.
Chị tiếc tiền thì ít mà thương mình đã bỏ công suy nghĩ, đi chọn hoa với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Nghĩ lại thời của mình, ngày ấy chỉ cần tặng thầy cô một bông hoa nhựa cũng là "oách" lắm rồi. Thầy cô nhận hoa mà cười lớn, ánh mắt tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc.
Chị cứ nhớ mãi lời nói của một thầy giáo: "Mấy đứa đến thăm thầy cô ngày này là quá vui rồi. Đến thăm có nghĩa là các em còn nhớ. Với thầy cô, học trò nhớ mình thì chẳng món quà nào có thể thay thế được".
Thế là, chỉ trong một ngày tụi chúng tôi đã đi thăm hết thầy cô này đến thầy cô khác. Đến đâu cũng được đón tiếp nồng hậu. Thầy cô chuẩn bị kẹo bánh, nấu chè, ăn chán chê đôi khi còn ở lại rồi ăn cơm chiều, hò hát chán chê xong mới về.
Còn bây giờ, trò cũng ít tự đến thăm thầy cô. Thường thì cha mẹ chở theo con đằng sau là bịch quà to đùng hoặc giỏ hoa tượng trưng nhưng nhét theo bên trong là chiếc phong bì. Những gia đình bận rộn, cha mẹ đưa quà cho con mang theo lên lớp tặng thầy cô.
Người tặng chóng vánh, người nhận cứ thản nhiên như chuyện đương nhiên phải thế. Vì vậy, tặng quà gì vừa thiết thực vừa làm người tặng vui cũng khiến phụ huynh phải bóp đầu suy nghĩ.
Nam Phương
Thầy cô hỏi đứa nào, đứa ấy đều khai hết...tội của lớp Trò ra trường, trưởng thành, đi làm ăn muôn nơi. Thầy - trò gặp nhau, ăn bữa cơm, ly bia... đó là cái nghĩa, cái tình đáng quý của ngày ấy và cho đến tận bây giờ LTS: Với kinh nghiệm hơn 22 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm và dạy học ở một trường trung học phổ thông của tỉnh...