Trường nghề dạy văn hóa: Tiện cho trò nhưng khó cho trường
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn đồng ý cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) dạy văn hóa trung học phổ thông (THPT) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) học trung cấp (TC) nghề.
Tuy nhiên, để triển khai thực hiện được chủ trương này, các trường TC nghề vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể để chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng.
Bộ GD-ĐT thống nhất để các cơ sở GDNN đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh sau THCS theo học TC nghề. Theo đó, đối với học sinh do trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển sinh theo học chương trình THPT có nguyện vọng học TC nghề, các trung tâm GDTX phối hợp với các trường TC nghề được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ TC nghề để tổ chức dạy học.
Về phía người học do các trung tâm GDNN tuyển vào học nghề có nguyện vọng học chương trình GDTX bậc THPT để dự thi tốt nghiệp thì các đơn vị này phối hợp với các trung tâm GDTX để tổ chức dạy chương trình GDTX bậc THPT. Đối với các trường nghề muốn tổ chức cho học sinh học chương trình GDTX phải bổ sung điều kiện thiết yếu như phòng học, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm, thực hành… sẵn sàng cho việc dạy văn hóa, cũng như kết hợp với dạy nghề.
Trước đây, việc thực hiện dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề được áp dụng theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT và văn bản Hướng dẫn tổ chức dạy chương trình GDTX bậc THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 31-7-2020. Theo đó, đối với người học do các cơ sở GDNN tuyển vào học TC nghề có nguyện vọng học chương trình GDTX bậc THPT, để đủ điều kiện thi tốt nghiệp THPT, các đơn vị này phối hợp với các trung tâm GDTX tổ chức dạy.
Video đang HOT
Học viên ngành Cơ điện tử, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh) trong giờ học.
Tuy nhiên, thực thi theo chủ trương này có nhiều ý kiến cho rằng, trung tâm GDTX đảm nhiệm việc giảng dạy văn hóa THPT là không hợp lý, bởi không phải trung tâm GDTX nào cũng đảm bảo cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy… Trong khi đó, các trường TC-CĐ đã có đội ngũ giáo viên chất lượng cũng như cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người học.
ThS Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc các trường TC-CĐ được dạy văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS học TC nghề là tốt, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để các trường TC-CĐ triển khai thực hiện thì cần có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…
Bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương TP Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ GD-ĐT nói là đồng ý để các trường nghề dạy văn hóa bậc THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề nhưng thực tế còn rất… chung chung.
“Với trường TC nghề đã tự chủ thì đơn giản. Lâu nay, nhà trường vẫn liên kết với trung tâm GDTX dạy văn hóa bậc THPT cho học sinh học nghề 7 môn hoặc 4 môn tuỳ theo nhu cầu của các em có ý định thi tốt nghiệp THPT hay chỉ học nghề nhưng không giao hẳn cho trung tâm GDTX mà trường chỉ ký hợp đồng liên kết, giáo viên trung tâm GDTX đảm nhận việc dạy học cho các em”, bà Thủy cho biết.
Vẫn theo ý kiến bà Thuỷ, hiện, theo định hướng phát triển chung, nhiều trường đã xây dựng được nguồn lực giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để giảng dạy văn hóa theo yêu cầu. Nhưng nếu không có hướng dẫn chi tiết thì các trường khó thực hiện.
“Về chuyên môn nghề do Bộ LĐ-TB&XH quản lý, nhưng Bộ GD-ĐT quản lý khối văn hóa. Có thể nhìn nhận việc học nghề và học văn hóa ngay tại trường nghề là thuận lợi nhất đối với học sinh. Đây cũng là mong mỏi của người học, công tác quản lý học tập của trường nghề cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng để thực hiện được việc giảng dạy văn hoá trong trường nghề thì lâu nay các trường vẫn tự móc nối với các trung tâm GDTX quận, huyện sẽ thuận lợi, các trường nghề không tốn công chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cơ hữu, rồi sau này còn việc tổ chức thi cử tốt nghiệp, mất khá công sức. Ở trung tâm GDTX có đầy đủ các giáo viên ở tất cả các môn học. Tất nhiên, chi phí trả cho nhà trường sẽ đỡ hơn là khi phải mời chào ký hợp đồng với một đội ngũ giáo viên cơ hữu”, bà Thủy nói thêm.
Một cán bộ quản lý thuộc Hội Giáo dục nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh chia sẻ, chủ trương trường nghề được dạy văn hoá là đúng, thuận lợi cho học sinh. Song cũng cần được nhìn nhận nhiều vấn đề thực tế. Việc học sinh chọn con đường vào học trường TC cấp nghề vừa được học văn hóa kết hợp học nghề, sau đào tạo, có điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề, nhờ đó rút ngắn được quãng thời gian học tập, tiết kiệm đáng kể chi phí đào tạo. Sau 3 năm, khi tốt nghiệp, sẽ có 2 bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp để có thể tham gia thị trường lao động. Như vậy, các em chỉ mất 2,5 đến 3 năm để vừa học văn hoá, vừahọc nghề, đây là một chủ trương thuận tiện cho nhiều em học sinh.
Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là hàng năm, các trường nghề không biết số lượng thí sinh tuyển vào được là bao nhiêu, không chủ động được như trường công, mà các trường này phải đợi. Trong hoàn cảnh không tuyển đủ số học sinh theo chỉ tiêu đề ra, nguồn thu không có trong khi phải chuẩn bị sẵn một đội ngũ giáo viên, phải lo hợp đồng, chi trả BHXH, lương cho giáo viên, chuẩn bị phòng ốc, thiết bị thực hành học văn hoá… Cùng lúc phải lo nhiều việc, dĩ nhiên nhiều trường sẽ không “mặn”.
Hơn nữa, lâu nay, việc giáo viên thuộc trung tâm GDTX liên kết sang dạy văn hoá cho trường nghề là việc làm khá ổn định, vì thực tế học sinh trong trung tâm GDTX không có nhiều nên lượng giáo viên tại các trung tâm GDTX tại 24 quận, huyện hiện tại đáp ứng dư sức lo được giảng dạy văn hoá tại các trung tâm dạy nghề và các trường trung cấp, cao đẳng…
Sắp có Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Cuối năm 2020 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn khối lượng kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tại phiên chất vấn sáng 6/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt câu hỏi: Việc quy định khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông và giảng dạy khối lượng kiến thức này trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã có hiệu lực 5 năm.
Tại Kỳ họp thứ 9, tôi đã chất vấn nội dung này với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ trưởng đã hứa tháng 9/2020 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn để kịp đưa vào giảng dạy năm học mới 2020-2021. Tuy nhiên, đến nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn. Vậy, lý do gì Bộ GD&ĐT chưa ban hành Thông tư và khi nào Bộ trưởng thực hiện lời hứa với Quốc hội?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Trả lời câu hỏi này của đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Khối lượng văn hóa dạy trong các trường Trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trường nghề là vấn đề hết sức phức tạp.Vì thế, Bộ trưởng đã chỉ đạo Ban soạn thảo, tính toán cân nhắc như thế nào cho phù hợp.
Theo Luật Giáo dục 2019 quy định, các trường nghề dạy nội dung văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm việc với Bộ LĐ-TB&XH để thảo luận nội dung này.
Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng xong dự thảo và dự kiến cuối năm 2020 sẽ chính thức ban hành Thông tư.
Trong thời gian chưa ban hành được Thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn trả lời Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng dẫn các trường nghề tiếp tục dạy chương trình văn hóa theo nội dung hiện nay. Trong quá trình chuẩn bị Thông tư, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các trường nghề dạy theo chương trình hiện tại.
Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường nghề dạy văn hóa THPT Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và sẽ sớm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục 2019. Học sinh trung cấp (tốt nghiệp THCS) tại Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG Trước đó, Tuổi Trẻ đã có...