Trường Mầm non Trung Kiên giáo dục giá trị tình thân cho trẻ
Đề cao việc giáo dục trẻ em các giá trị truyền thống cốt lõi của gia đình, Trường Mầm non Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã đưa nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị với sự tương tác của phụ huynh vào chương trình dạy học.
Sự tương tác giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh là rất quan trọng, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non. Xác định được tầm quan trọng đó, Trường Mầm non Trung Kiên thường xuyên tổ chức các hoạt động có sự tham gia, tương tác của phụ huynh.
Phụ huynh tham gia giờ học trên lớp cùng con.
Một trong những hoạt động thu hút sự quan tâm, tham gia của phụ huynh trong quá trình học của con là hoạt động “Khách mời đặc biệt”. Theo đó, mỗi buổi sinh hoạt, một phụ huynh sẽ được mời lên lớp tham gia cùng các con. Trong không gian ấm áp, gần gũi của lớp học, phụ huynh có thể nói với các con về nghề nghiệp của mình, kể những câu chuyện nhỏ thú vị, lắng nghe chia sẻ của các bạn nhỏ về ước mơ trong tương lai…
Không gian lớp học được bố trí ấm áp, gần gũi để đón những “vị khách đặc biệt”.
Cô Lê Thị Thùy – giáo viên Lớp Dolphin cho biết: “Qua hoạt động này, phụ huynh có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với giáo viên, các bạn học cùng lớp của con mình; có sự gần gũi, nắm bắt tâm lý của con để chia sẻ, hiểu con hơn. Về phía trẻ, khi có sự tham gia của bố mẹ, giờ học trở nên hứng thú hơn, trẻ sẽ cảm nhận được nhiều hơn sự quan tâm, tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình”.
Giờ học có vị khách mời đặc biệt trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Cũng nằm trong chủ đề gia đình, hoạt động “Cây gia đình” lại trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng. Với một hình vẽ cái cây có sẵn, trẻ sẽ dán ảnh của các thành viên trong gia đình lên đó theo thứ tự: ông bà là gốc rễ; bố mẹ, cô, dì, chú, bác, các con được dán lên các nhánh cây…
Video đang HOT
Bé giới thiệu về các thành viên thông qua hoạt động “Cây gia đình”.
Sau khi hoàn thành bức tranh “Cây gia đình”, các con sẽ tự giới thiệu cho cô và các bạn về gia đình mình. Thú vị và sáng tạo hơn, các bé còn hóa trang thành những thành viên trong gia đình, diễn các tiểu phẩm mang tính giáo dục tình yêu thương, sự sẻ chia…
Nếu như hoạt động “Khách mời đặc biệt”, “Cây gia đình” mang lại sự hào hứng, sôi nổi thì “Nhật ký yêu thương” lại đưa các bé đến với những giây phút lắng đọng cảm xúc. Đó là lúc các con được nghe lời yêu thương, dặn dò thông qua những lá thư, video mà ông bà, bố mẹ đã gửi cho cô giáo.
Bé hóa thân thành các thành viên trong gia đình.
Trong những thời điểm việc học bị gián đoạn bởi dịch bệnh, việc tương tác giữa phụ huynh, học sinh và giáo viên vẫn được duy trì. Để đồng hành trong việc giáo dục con những ngày nghỉ học tránh dịch, nhà trường khuyến khích phụ huynh và bé tham gia hoạt động “Mỗi ngày một việc tốt”.
“Mỗi ngày một việc tốt” giúp bé rèn tính tự lập, kỷ luật.
Mỗi việc tốt bé làm hằng ngày sẽ được phụ huynh chụp ảnh, quay video và gửi cho cô giáo. Những hình ảnh đó sẽ được đăng tải lên trang Facebook chính thức của nhà trường. Đồng thời, các cô giáo cũng thường xuyên cập nhật những thông tin bổ ích, các phương pháp giáo dục trẻ bằng tình yêu thương; hướng dẫn phụ huynh cách bảo vệ, chăm sóc trẻ mùa dịch…
Chị Nguyễn Thị Hương Giang – phụ huynh học sinh chia sẻ: “Nhà trường duy trì sự tương tác với phụ huynh khá thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tôi thấy yên tâm hơn tham gia vào quá trình học của con”.
Phụ huynh tham gia lễ hội Haloween cùng con.
Cô Hà Thị Tuyết Nhung – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong quá trình giáo dục trẻ, nhà trường luôn tạo mối liên hệ khăng khít với phụ huynh, mong muốn có sự tham gia, đồng hành của phụ huynh. Điều này không chỉ giúp ích cho việc dạy và học mà còn giúp trẻ cảm nhận được giá trị của tình thân, góp phần hình thành nhân cách của trẻ”.
Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi
Ngày 8/12, Bộ GD&ĐT và Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia về điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi.
Bộ GD&ĐT mong muốn các ý kiến lý giải cặn kẽ để Bộ GD&ĐT quyết định.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại điểm cầu Bộ GD&ĐT
Chương trình thực hiện theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục mầm non (GDMN); cùng các đại biểu là cán bộ quản lý, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu GDMN và cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trên cả nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cần thiết của việc điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn được xây dựng và thực hiện từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ tích cực cho các nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong thực hiện chương trình GDMN, cũng như việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của trẻ mầm non 5 tuổi ngày nay cũng khác nhiều so với giai đoạn trước. Cần có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu phù hợp với đổi mới.
TS Nguyễn Mai Phương - chuyên gia giáo dục, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam, phát biểu ý kiến
Từ ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý, giáo viên tại hội thảo, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe và sửa đổi để hoàn thiện dự thảo điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi, để phù hợp với thực tiễn phát triển, đạt các mục đích: Đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019; phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; và đảm bảo tính hệ thống, liên thông với yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học mới. - PGS.TS Nguyễn Bá Minh
Các chuyên gia đến từ trường đại học và viện nghiên cứu đã tham luận làm rõ nhiều vấn đề quan trọng trong việc xây dựng Bộ chuẩn theo yêu cầu mới.
"Khả năng nhận thức, hiểu biết, ngôn ngữ... của trẻ em ngày nay rất khác so với 10 năm trước. Một số nội dung trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT đã không theo kịp sự phát triển năng lực, phẩm chất của trẻ hiện nay", TS Hồ Lam Hồng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói.
Các ý kiến đại diện nhóm nghiên cứu điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 cũng cho biết, việc điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi được các nước thực hiện thường xuyên, để phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội. Qua rà soát chuẩn hiện hành của Việt Nam trên cơ sở tham chiếu chuẩn quốc tế và thực tiễn phát triển GDMN trong nước, đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội tác động tới con người Việt Nam trong giai đoạn tới, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số điều chỉnh trong tên gọi, mục đích và cấu trúc, nội dung, cách diễn đạt của bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi.
Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia GDMN đến từ các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu
Với tiền đề và định hướng từ tọa đàm ngày 1/11, nhóm tiếp tục tham vấn sâu với chuyên gia. Ngoài những nội dung về tên gọi, mục đích, cấu trúc... được đưa ra thảo luận, 5 lĩnh vực được bàn thảo sâu đối với bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm: sự phát triển thể chất; phát triển tình cảm và quan hệ xã hội; phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; phát triển nhận thức; tiếp cận đến việc học của trẻ.
Lắng nghe ý kiến tham luận của các chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Bá Minh cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Bộ là xây dựng Bộ chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng tiếp cận phát triển năng lực phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục, phù hợp với trẻ em 5 tuổi. Đồng thời kế thừa và đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực, đây là căn cứ thống nhất xây dựng Chương trình GDMN. Chuẩn được xây dựng là kỳ vọng hay mức tối thiểu cụ thể như thế nào, đề nghị nhóm nghiên cứu cần lý giải, tham mưu để Bộ GD&ĐT quyết định.
Hội thảo được thực hiện trực tiếp tại điểm cầu chính Bộ GD&ĐT và online với 60 chuyên gia giáo dục, GDMN, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, các cơ quan đào tạo giáo viên mầm non đại diện cho các vùng miền trên cả nước để tham vấn, xin ý kiến góp ý cho Dự thảo 1 điều chỉnh Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi cho Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các tham luận cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, nội dung ý kiến xây dựng chương trình đều bám sát quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Bộ GD&ĐT lấy chất lượng và phù hợp với thực tiễn, chương trình GDPT sửa đổi, đây là yêu cầu đặt ra đối với nhóm nghiên cứu đi theo chuẩn tiếp cận năng lực phát triển đối với trẻ.
Học sinh TP HCM đến trường trở lại, các em học tạm ở địa phương khác thế nào? Thông báo cho học sinh sẽ trở lại trường học từ ngày 13/12, TP HCM đồng thời có hướng dẫn cho những học sinh đang học tạm ở địa phương khác. Ảnh minh hoạ. Từ ngày 13/12, học sinh từ mầm non đến THPT tùy theo cấp độ dịch của quận, huyện ở TP HCM sẽ có phương án học trực tiếp hay...