Trường Mầm non Hòa Mạc lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng trường học hạnh phúc
Trường Mầm non phường Hòa Mạc là ngôi trường trọng điểm, có chất lượng hàng đầu tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Cô Nguyễn Thị Hằng – Hiệu trường Trường Mầm non phường Hòa Mạc cho biết, phương châm của nhà trường là xây dựng trường học hạnh phúc. Ở đây, các con không chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn được giáo dục phù hợp với lứa tuổi, theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Cô Nguyễn Thị Hằng cùng học trò của mình tại Trường Mầm non phường Hòa Mạc
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường xây dựng kế hoạch dạy và học theo chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đồng thời, nhà trường tham khảo thực hiện theo chương trình giáo dục của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới một cách hiệu quả, phù hợp với quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương.
Cụ thể, phương pháp giáo dục STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) và Montessori đã được thầy cô áp dụng vào nuôi dạy trẻ. Với các phương pháp này, trẻ được học theo dự án. Các loại nguyên, vật liệu dùng để dạy và học được tận dụng từ thiên nhiên, sắp xếp thành một kho nguyên liệu cho trẻ tự chọn và tạo ra các sản phẩm học tập cho từng dự án.
Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt việc triển khai các chương trình giáo dục hiện đại, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài việc có đủ phòng học, phòng tiếng Anh, âm nhạc, thể chất, tin học, nhà trường còn có phòng học STEAM, thư viện, phòng thực hành kỹ năng sống. Hằng năm, nhà trường tổ chức cho tất cả trẻ mẫu giáo 4, 5 tuổi làm quen với tiếng Anh.
Đội ngũ giáo viên Trường Mầm non phường Hòa Mạc
Nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép phù hợp, hiệu quả các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, sử dụng tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai, tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ được học và chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường quản lý tốt bộ hồ sơ của trẻ, thực hiện đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá theo giai đoạn, đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối độ tuổi, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, có biện pháp điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp với khả năng phát triển của trẻ.
Video đang HOT
Đối với trẻ 5 tuổi, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tích cực rèn luyện cho các em khả năng chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
Trường Mầm non phường Hòa Mạc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Nhà trường tổ chức nuôi ăn bán trú cho 100% trẻ đến lớp. Chất lượng bữa ăn đảm bảo theo nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi. Các con đến trường được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm và được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Vì vậy, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở tất cả các thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân béo phì đều giảm so với các năm trước và giảm so với đầu mỗi năm học từ 2-2,5%.
Năm học 2022-2023, nhà trường duy trì 7 nhóm trẻ nhà trẻ, trong đó có 6 nhóm trẻ công lập và 1 nhóm trẻ ngoài công lập, số trẻ ra lớp là 167/303, đạt 55,1%; có 21 lớp mẫu giáo, trong đó có 20 lớp công lập và 1 lớp ngoài công lập. Số trẻ mẫu giáo ra lớp là 456/456 em, đạt 100%.
Hằng năm, 100% số trẻ của nhà trường đạt yêu cầu mục tiêu cuối độ tuổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổng kết năm, đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn xếp thứ Nhất, Nhì toàn thị xã. Trong năm nay, nhà trường có 2 sáng kiến kinh nghiệm được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận là sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh.
“Đáng nói, với tâm thế trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, đơn vị chất lượng của cấp học Mầm non thị xã Duy Tiên, hiện nay, Trường Mầm non phường Hòa Mạc được chọn làm điểm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2026″ cấp tỉnh”, cô Hằng cho biết.
Năm học 2021-2022, trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên soạn giáo án, xây dựng các video, audio hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà những kỹ năng như: kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lễ giáo, các hoạt động giáo dục theo chủ đề, các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ theo từng độ tuổi.
Toàn trường xây dựng được 250 video, được tổ chuyên môn thẩm định và đăng trên kho dữ liệu của nhà trường. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chọn 30 video đưa vào kho dữ liệu chung của toàn ngành. Đặc biệt, trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà, giáo viên các nhóm, lớp đã kết nối với cha mẹ và trẻ bằng hình thức trực tuyến để gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Bằng tất cả những nỗ lực trên, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng hàng đầu thị xã, được các cấp lãnh đạo biểu dương, khen thưởng. Năm học 2019-2020, nhà trường được UBND tỉnh Hà Nam tặng “Cờ thi đua xuất Sắc”; Thủ tướng chính Phủ tặng Bằng khen; Năm học 2021-2022, được UBND tỉnh Hà Nam tặng Bằng khen và danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
“Dù những thành tích đạt được còn khiêm tốn nhưng là động lực để nhà trường cố gắng hơn, tô thắm truyền thống hiếu học của tỉnh nhà. Trong năm học 2022- 2023, Trường Mầm non phường Hòa Mạc quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước trở thành điểm sáng ngành giáo dục tỉnh Hà Nam”, cô Nguyễn Thị Hằng cho biết.
Chuyển đổi số trong trường học: Cơ hội để giáo viên 'làm mới' mình
Dù dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, học sinh đã đến trường nhưng công tác chuyển đổi số trong các trường học vẫn diễn ra đa dạng, phong phú.
Cô Đào Vân Trang và học sinh Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng sử dụng hiệu ứng bảng tương tác thông minh hiệu quả trong giờ dạy Tiếng Anh. Ảnh: NVCC
Nâng chất lượng đội ngũ
Công tác tại Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) từ năm 2014, cô Nguyễn Huyền Trang đã tham gia nhiều đợt tập huấn về chuyển đổi số do nhà trường cũng như quận/thành phố tổ chức. Ngoài kiến thức cơ bản về chuyển đổi số trong giáo dục, cô Trang được trải nghiệm, dạy trực tiếp tại phòng học có lắp đặt thiết bị dạy học thông minh.
Năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng triển khai mô hình "lớp học thông minh" bằng việc bố trí camera ghi hình trực tiếp. Nếu học sinh vì lý do khách quan không thể tới lớp có thể theo dõi lại bài học ngày hôm đó tại nhà. Tất cả dữ liệu dạy học hằng ngày được đồng bộ lên hệ thống online của trường. Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai mô hình "thư viện số" với nhiều đầu sách điện tử dưới dạng file PDF để phục vụ học sinh.
Cùng một mã sách nhưng nhiều em có thể vào đọc cùng lúc trên các thiết bị thông minh. Vì vậy, thư viện không cần quá nhiều sách để lưu trữ mà sẽ dần chuyển sang dạng tài liệu trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường đã tạo ra những bài tập trắc nghiệm và tự luận, học sinh có thể nộp bài cho cô dưới dạng file mềm.
"Từ cơ sở lý luận đi vào thực tiễn, yêu cầu đầu tiên là vấn đề nhận thức của chính đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chương trình mới rất hay nhưng độ mở cũng cao, để triển khai tốt phụ thuộc rất lớn vào giáo viên. Với Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng, vì đang áp dụng mô hình trường chất lượng cao nên giáo viên chủ động trong tiếp cận công nghệ vào giảng dạy. Năm thứ 3 triển khai chương trình mới, thầy cô đã quen với quy trình để vận hành, đem lại hiệu quả dạy và học", cô Lê Thị Thu Hường cho biết thêm.
Cô Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng - nhấn mạnh, là một trong các cơ sở giáo dục chất lượng cao của thành phố với sĩ số không quá 30 học sinh/lớp, nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục được trường đặc biệt quan tâm. Trong đó, công nghệ dẫu hiện đại, tiện dụng đến mấy vẫn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của giáo viên.
Do đó, thầy cô phải lựa chọn công nghệ phù hợp vào giảng dạy chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ. Hơn nữa, trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018, để tăng hiệu quả dạy học cần có sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh minh họa, chuyển động ảo cũng như hoạt động khác cho học sinh dễ tiếp thu hơn.
"Dịch chuyển" trong tư duy - cách làm
Để trang bị kỹ năng cho công dân tương lai, Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ nhiều năm trước đã chú trọng đầu tư cho chuyển đổi số trong nhiều hoạt động giáo dục đào tạo. Do đó, khi dịch Covid-19 xảy ra, việc dạy - học của thầy trò vẫn diễn ra thuận lợi.
Đến nay khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyển đổi số và giáo dục kỹ năng công nghệ vẫn tiếp tục là định hướng lâu dài của nhà trường. Qua đó, học sinh và đội ngũ giáo viên, nhân viên có thể làm chủ kỹ năng công nghệ cần thiết để nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời mở rộng kết nối tới các trường trên thế giới. Giáo viên được giảm áp lực về giấy tờ để tập trung cho chuyên môn.
Cô Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Olympia. Ảnh: NVCC
Cô Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Olympia, cho hay, chuyển đổi số không chỉ là đưa các thiết bị thông minh, công nghệ tiên tiến vào lớp học, mà còn là sự "dịch chuyển" trong tư duy - cách làm của thầy trò để biến những công cụ trên thành giải pháp giúp việc dạy và học trở nên thú vị, trực quan và hiệu quả hơn.
Những bảo tàng thực tế ảo "Dời đô - Quyết định vượt thời đại" - nơi trưng bày các tác phẩm hội họa, poster, bài thuyết trình của Olympians khối 7 về lịch sử - văn học - mỹ thuật Việt Nam thế kỷ X - XV; những tiết học xuyên biên giới trong dự án Glocal Connect; Đọc to kết nối thế giới - Global read aloud - kết nối với các trường học, chuyên gia đến từ các đại học nổi tiếng ở Australia, New Zealand... đã mang lại cảm hứng và hiệu quả học tập tích cực cho học sinh.
Nhờ chuyển đổi số, việc cá nhân hóa chuyện học của học sinh và phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường cũng thuận lợi, chất lượng hơn. Ngoài Microsoft Teams, nhà trường còn triển khai nhiều phần mềm học tập quốc tế và tương tác khác như Canvas, SIS giúp tăng trải nghiệm và hiệu quả kết nối cộng đồng nhà trường.
Cùng với phần mềm Canvas mà nhiều đại học trên thế giới đang sử dụng, Olympia từng bước tạo dựng cho học sinh tư duy nghiên cứu - tổng hợp, thói quen học tập như đọc trước tài liệu ở nhà, thảo luận và đào sâu kiến thức trên lớp, sau đó đúc kết - phản biện để rút ra giá trị cho bản thân.
Những kỹ năng này không chỉ giúp các em học tập hiệu quả và thực chất hơn, mà còn là nền tảng tạo ra chất lượng cho những công việc các em sẽ thực hiện ở bậc học tiếp theo cũng như khi đi làm. "Quá trình chuyển đổi số giúp giáo viên tự "làm mới" mình và thậm chí học hỏi từ học trò", cô Thu Hương nhìn nhận.
Theo đuổi triết lý về trường học hạnh phúc, thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) - thấy rằng, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nhà trường sẽ giúp thầy cô hạnh phúc hơn bởi bớt đi nhiều áp lực về công việc, tăng hiệu quả và năng suất lao động.
"Nhà trường đã tiên phong triển khai dạy học trực tuyến từ khi chưa có các phần mềm như Zoom, Google Meeting mà theo dạng "Face to Face", được Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về tận trường ghi nhận và đánh giá cao. Hiện nhà trường sử dụng phần mềm Class Dojo (trong kiểm tra, đánh giá) và VioEdu.vn để tạo bài kiểm tra trực tuyến cho học sinh", thầy Đào Chí Mạnh thông tin.
Theo thầy Đào Chí Mạnh, dạy học trực tuyến có tác dụng minh bạch hóa quá trình dạy học, phụ huynh có thể biết được thầy dạy ra sao và trò học thế nào. Hơn nữa, dạy học trực tuyến cũng nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Do đó, quá trình chuyển đổi số trong trường học dẫu còn nhiều khó khăn nhưng nếu biết thực hiện linh hoạt vẫn đem lại hiệu quả tích cực.
Mô hình trường học bán trú - điểm tựa cho học sinh vùng cao Sơn La Do đặc điểm dân cư phân bố rải rác, nhiều trường học tại tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình bán trú, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sĩ số tại các trường học vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Tè, huyện Vân...