Trường Huflit có tổ chức được lễ tốt nghiệp vào ngày 17 – 18.1 ?
Lễ tốt nghiệp tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (Huflit) dự kiến diễn ra vào ngày 17 – 18.1.2019 nếu có “quyết định của UBND TP.HCM”.
Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM – ĐĂNG NGUYÊN
Sinh viên đã đợi gần 6 tháng
Trong những ngày vừa qua, hàng trăm sinh viên trong diện nhận bằng của trường này hết sức bức xúc vì lễ tốt nghiệp, trao bằng quá chậm trễ. Cụ thể, sinh viên cho biết mình tốt nghiệp từ tháng 7.2018 nhưng chờ đợi mãi vẫn không được nhận bằng. Nếu tính đến thời điểm trường dự kiến làm lễ tốt nghiệp là ngày 17 – 18.1.2019, các sinh viên này phải chờ đến 6 tháng.
Trong hàng trăm chia sẻ gửi trên trang Huflit Confession của trường, một sinh viên chia sẻ: “Những chuyện đang xảy ra nguyên nhân là do đâu, bao giờ sẽ kết thúc? Tụi em mắc lỗi gì trong những chuyện này mà mãi vẫn ậm ừ không giải quyết được? Bài học đầu tiên đi học là nói cảm ơn và xin lỗi. Vậy tại sao trong chuyện này chúng em mãi không nhận được một lời xin lỗi nào hay thậm chí là một văn bản thông báo sẽ có làm lễ Tốt nghiệp hay không? Tất cả mông lung hơn cả những trò đùa, khi người lớn đang đùa với nhau, tụi em mãi xem và quên mất, người chịu thiệt thòi đang là tụi em. Ai cũng có gia đình, nhưng gia đình tụi em bất hạnh? Con cái đi học kiểu gì, nghỉ nhà nửa năm trời khi không thể chịu hoài mức lương cộng tác viên, không được lên nhân viên chính thức vì thiếu bằng tốt nghiệp”.
Nhà trường chờ các quyết định của UBND TP.HCM
Sáng 13.12, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (Huflit) đã có thông báo tổ chức lễ tốt nghiệp đến tất cả sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp đợt 2 năm 2018. Thông báo này dành cho sinh viên của 4 khoa trong trường. Thời gian dự kiến diễn ra lễ tốt nghiệp là ngày 17 – 18.1.2019.
Tuy nhiên, thông báo này cũng kèm theo nội dung “Nhà trường sẽ có thông báo chính thức sau khi có quyết định của UBND TP.HCM”.
Cũng sáng nay, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Trần Thanh Nhàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường (do HĐQT bổ nhiệm), cho biết: “Ngày 30.10, HĐQT của trường ra quyết nghị miễn nhiệm hiệu trưởng đối với tiến sĩ Trần Quang Nam và cũng ra quyết nghị bổ nhiệm người tạm thời, phụ trách, điều hành nhà trường (tiến sĩ Trần Thanh Nhàn – NV). Sau đó, ngày 7.11, trường gửi tờ trình lên UBND TP.HCM. Nhưng đến nay là hơn một tháng rồi, Ủy ban cũng chưa có trả lời về vấn đề này.
Đến ngày 23.11, Nhà trường cũng có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT để hỏi về thẩm quyền ký văn bằng, chứng chỉ hiện tại. Đại diện Bộ GD-ĐT trả lời: “Phó hiệu trưởng được HĐQT bổ nhiệm được ký văn bằng, chứng chỉ khi UBND TP.HCM ban hành quyết định không công nhận hiệu trưởng đối với ông Trần Quang Nam và có văn bản chấp thuận Nghị quyết của HĐQT về việc giao bà Trần Thanh Nhàn phụ trách nhà trường”.
Vì vậy, việc cấp bằng cho sinh viên không thuộc phạm vi, quyết định cùa nhà trường mà phải chờ ý kiến của Ủy ban. Do đó lãnh đạo nhà trường đã có thông báo đến sinh viên thời gian dự kiến làm lễ tốt nghiệp nhưng phải có các quyết định mà Bộ GD-ĐT nêu trên của UBND TP.HCM. “Trường cũng nói rõ là lể tốt nghiệp diễn ra sau khi có quyết định của Ủy ban và sinh viên cần theo dõi thông báo chính thức”, bà Nhàn cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, sau khi bị HĐQT miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng, ngày 7.11, ông Trần Quang Nam cũng có đơn khiếu nại gửi đến UBND TP.HCM. Trong đó, có nội dung ông Nam cho biết mình không đề nghị bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng tại trường hiện nay, trong khi theo quy định phó hiệu trưởng phải do hiệu trưởng đề nghị; HĐQT hiện nay có 8 người, không đảm bảo quy định phải có số lượng thành viên là số lẻ (ít nhất 7 thành viên); phó Chủ tịch HĐQT nhiều lần chiếm dụng con dấu cản trở hoạt động điều hành của hiệu trưởng…
Sáng ngày 13.12, trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Quang Nam cho biết những ngày vừa qua ông cũng có đến trường làm việc như bình thường. Tuy nhiên, con dấu của trường đã bị “Thường trục HĐQT” thu hồi nên ông không thể ký quyết định cấp bằng cho sinh viên.
Theo thanhnien
Giáo viên giỏi chạy từ trường công sang tư: Không chỉ do thu nhập
Giáo viên giỏi chạy từ trường công sang tư, không chỉ vì thu nhập khu vực tư cao hơn mà còn do cơ chế và điều kiện làm việc để các giáo viên khai thác hết năng lực của mình.
Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành tại một trường ĐH tư thục ở TP.HCM - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Người giỏi chuyển từ công sang tư, theo nhiều người, là xu hướng tất yếu không chỉ vì thu nhập khu vực tư cao hơn mà còn do cơ chế và những điều kiện làm việc tạo cơ hội để các giáo viên khai thác hết năng lực của mình.
Mượn phòng dạy học cần tới 5 - 6 chữ ký
Thạc sĩ Châu Thế Hữu dạy tại Khoa Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM chia sẻ về lý do rời một trường ĐH công lập có tiếng để đến một trường tư thục làm việc: "Mỗi nơi đều có những lợi thế và khó khăn riêng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy môi trường ĐH công có khá nhiều điều gò bó và thiếu linh hoạt, nếu cứ liên tục và kéo dài chắc chắn sẽ gây mệt mỏi. Nhất là những người trẻ mong muốn được cống hiến. Dường như trường công lập có một quy trình làm việc khá máy móc và không thể khác được. Đơn giản nhất, khi tôi mượn phòng để dạy học, tôi phải làm tờ trình xin mượn, rồi phải cần 6 - 7 chứ ký, từ trưởng bộ môn, trưởng ban lãnh đạo, ban đại diện thiết bị đến bảo vệ giữ chìa khóa. Sau đó, trình lên ban giám đốc ký. May mắn thuận lợi thì trong buổi chiều là xong, có người mất vài ngày vì người cần ký không có ở trường, hoặc nếu sai một chi tiết phải làm lại và xin chữ ký lại từ đầu. Cũng là mượn phòng, ở trường tư, tôi chỉ cần đến phòng giám thị đăng ký, báo thời gian, không cần làm đơn, không cần xin chữ ký...".
Thạc sĩ Hữu thông tin thêm, vì cơ sở TP.HCM của trường ĐH cũ không có khoa tiếng Anh mà chỉ được gọi là bộ môn nên công việc gì liên quan đến chương trình học, kiểm tra đánh giá sinh viên... bộ môn cũng phải làm tờ trình chuyển ra cơ sở chính ở Hà Nội, sau đó ban giám hiệu chuyển xuống khoa chuyên môn... "Có khi phải mất cả năm mới có kết quả, rất mệt mỏi và mất thời gian. Không thể nào khác được vì đó được xem là quy trình bắt buộc. Tôi nghĩ nếu cơ chế trường công thông thoáng hơn, bớt đi thủ tục hơn, thì những người trẻ có năng lực, nhất là những người đi học ở nước ngoài về, mới cảm thấy có môi trường tốt để làm việc và gắn bó lâu dài", thạc sĩ Hữu nhìn nhận.
Cơ hội thăng tiến
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thời gian qua thu hút không ít cán bộ, giảng viên từng làm việc cho các trường công lập. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: "Cán bộ, giảng viên trẻ có những suy nghĩ rất khác so với thế hệ lớn tuổi. Họ có khả năng thay đổi môi trường làm việc và đáp ứng môi trường mới khá nhanh, không gặp khó khăn lớn. Nhiều nghiên cứu sinh từ nước ngoài về thích vào trường tư thục do cơ chế tự chủ. Mặc dù các trường công lập cũng đang dần tự chủ tài chính, nhưng vẫn còn những rào cản khác không thể thông thoáng bằng trường tư thục".
Theo tiến sĩ Quốc Anh, ở trường tư thục, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Nếu những đề xuất của cán bộ, giảng viên hợp lý và vì mục tiêu chung của trường, thì sẽ rất nhanh được thông qua, không cần phải trình lên các cấp cao hơn như trường công lập. Những vấn đề liên quan đến thu chi, miễn sử dụng đồng tiền hiệu quả thì đều được duyệt nhanh chóng.
Vấn đề thăng tiến cũng là một yếu tố thu hút cán bộ, giảng viên trẻ. Thạc sĩ Châu Thế Hữu nhận định: "Tôi nhận thấy trường tư thục không lấy quy trình ra để cất nhắc người giỏi. Miễn là bạn có năng lực, nhiệt tình, hết mình cống hiến cho trường, thì dù bạn rất trẻ, trường tư cũng bổ nhiệm bạn ở vị trí cao, không quan trọng thâm niên hay các điều kiện khác. Trong khi đó, tại các trường công, người giỏi, trẻ tuổi chắc chắn vẫn phải trải qua một quy trình nhất định, mới có thể được thăng tiến".
Tiến sĩ Võ Nguyên Sơn, tiến sĩ ở nước ngoài từng làm việc tại một trường công lập, nay đã chuyển sang một trường tư thục, nhận định: "Trường công hiện đang thừa hưởng nhiều ưu thế mang tính nền tảng hơn để thu hút người giỏi như thương hiệu, cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư, uy tín của đội ngũ giảng viên... Tuy nhiên, nói đến việc tạo một môi trường làm việc tốt thì không hề đơn giản. Nhiều trường tư đang làm tốt hơn trong việc tạo môi trường làm việc hấp dẫn".
Thu nhập tốt hơn
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nhìn nhận: "Trong những năm gần đây, sự thay đổi của xã hội về quan niệm công tư, các chính sách của nhà nước hạn chế phân biệt công tư, và các chính sách ở trường tư không khác, thậm chí còn năng động hơn khối công lập nên tạo điều kiện để nguồn nhân lực giỏi lựa chọn nơi làm việc phát huy năng lực của bản thân. Đối với nhân lực giỏi, có trình độ chuyên môn cao, trường thường trả mức thu nhập đủ để các bạn sống tốt. Ngoài ra, trường tạo điều kiện về công việc để lực lượng này ổn định cuộc sống, yên tâm công tác tại trường".
Theo tiến sĩ Hải, trường xây dựng cơ chế, chính sách tiền lương tương ứng với nhiệm vụ và năng suất làm việc hằng năm. Mỗi cán bộ của trường sẽ có bảng mô tả công việc riêng, lãnh đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kể cả hỗ trợ kinh phí trong những chuyến công tác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, mỗi cán bộ sẽ được chủ động chọn nhiệm vụ để thực hiện phù hợp với năng lực và sở thích của cá nhân, đánh giá và tạo điều kiện để hoàn thành trong năm tiếp theo.
Nhiều giảng viên đang làm việc tại trường tư thục cho biết, thu nhập là một trong những yếu tố thu hút giảng viên, người tài đến trường tư. Nếu trường công trả mỗi tiết dạy từ 60.000 - 100.000 đồng, trường tự chủ có thể cao hơn chút, thì trường tư là 150.000 - 200.000 tùy học hàm học vị. Ngoài ra, mức thu nhập còn căn cứ vào năng lực. Một người nổi trội vẫn có thể được trả lương cao hơn mức quy định, nhất là những vị trí đang thiếu thì thường các trường tư trả lương rất cao để thu hút.
Ý kiến
Môi trường làm việc tốt hơn
Đãi ngộ ở đây không có nghĩa đơn thuần là trả lương mà còn môi trường làm việc và cơ hội phát triển, thăng tiến. Có những người khi xin nghỉ trình bày thẳng vì được trường tư thục đề nghị làm lãnh đạo với tài chính tốt hơn nên xin đi để khi về hưu có thu nhập cao hơn.
PGS-TS Trần Thiên Phúc
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)
Để tiếp tục giữ vị trí quản lý
Có những người đi vì thu nhập nhưng có người vì cơ chế. Theo quy định hiện hành, một người chỉ được giữ chức vụ trưởng khoa tối đa 2 nhiệm kỳ (10 năm) trong một trường. Nếu không được đề bạt chức vụ cao hơn hoặc luân chuyển sang vị trí quản lý khác, người này phải làm giảng viên. Nên có những người tìm cách chuyển sang trường tư thục để được tiếp tục giữ vị trí quản lý trưởng một khoa chuyên môn mình từng phụ trách khi ở trường công.
(Nguyên hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM)
Sẽ không còn phân biệt công tư
Quan niệm trường công và tư sẽ dần tiến đến gần nhau và rồi sẽ không còn khoảng cách. Nguồn nhân lực vì thế sẽ là một sự cạnh tranh sòng phẳng với các trường. Đối với các giảng viên, việc lựa chọn nơi làm việc có điều kiện tốt, chế độ đãi ngộ cao là hoàn toàn chính đáng và cần được tôn trọng.
(Trưởng phòng tổ chức hành chính một trường ĐH công lập tại TP.HCM)
Cơ hội phát huy sự sáng tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường tư sẽ thuận lợi cho giáo viên phát huy năng lực, sáng tạo. Đó là chưa kể, có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo trường công có lối tư duy cũ kỹ, không chịu và không tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới, chỉ lo làm đúng theo quy định khiến giáo viên mất dần những động lực với nghề.
(Hiệu trưởng một trường THCS công lập tại TP.HCM)
Hà Ánh - Bích Thanh (ghi)
"Trường công hiện đang thừa hưởng nhiều ưu thế mang tính nền tảng hơn để thu hút người giỏi... Tuy nhiên nhiều trường tư đang làm tốt hơn trong việc tạo môi trường làm việc hấp dẫn"
Tiến sĩ Võ Nguyên Sơn
Theo thanhnien
Hiệu trưởng Trường ĐH Huflit lên tiếng về nghi vấn bằng cấp Sau nhiều ngày im lặng, ngày 22.8, tiến sĩ Trần Quang Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Huflit), đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những nghi vấn xung quanh bằng cấp của mình. Tiến sĩ Trần Quang Nam - ẢNH: WEBSITE NHÀ TRƯỜNG Học thạc sĩ chương trình được Bộ GD-ĐT cấp phép ! Thưa...