Trường ‘hot’, học phí cũng cao
Nếu tính tổng, học sinh Trường THCS Ngoại ngữ đóng hơn 6 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, vào đầu năm học, học sinh đóng 2 triệu cơ sở vật chất; đồng phục 2,2 triệu; xe đưa đón 1,6 triệu (nếu có).
Học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường THCS- THPT Nguyễn Tất Thành.
Vượt qua hàng ngàn thí sinh dự thi để có suất đỗ vào các trường THCS “hot” tại Hà Nội, cuộc đua tuyển sinh đầu cấp của học sinh lớp 5 vào lớp 6 được đánh giá là “căng” hơn rất nhiều so với kỳ thi vào ĐH- CĐ. Theo ghi nhận, mức học phí ở các trường “hot” cũng tương đối cao.
Nhập học trong tháng 7
Đến thời điểm này, một số trường THCS “hot” tại Hà Nội đã công bố điểm tuyển sinh và thời gian nhập học vào lớp 6. Cụ thể, mức điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 6 Trường THCS -THPT Nguyễn Tất Thành năm học 2020-2021 là 22,75 điểm, cao hơn so với năm 2019 là 0,75 điểm. Các mức điểm dự khuyết được đưa ra lần lượt là: 22,5; 22,25 và 22 điểm.
Theo đánh giá của phụ huynh và giáo viên, tỉ lệ thí sinh cao hơn năm trước cùng với mức độ khó của đề thi năm nay cũng nhẹ hơn năm trước nên điểm chuẩn có phần cao hơn. Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành là một trong những trường tuyển sinh hệ THCS có tỉ lệ chọi cao nhất cả nước (gần nghìn thí sinh, lấy chỉ tiêu 240 thí sinh trong đó có khoảng gần 100 thí sinh đạt được yêu cầu tuyển thẳng của nhà trường).
Trường cũng thông báo, các học sinh đạt điểm trúng tuyển bắt đầu nhập học vào ngày 10/7. Nếu còn chỉ tiêu, nhà trường sẽ tuyển bổ sung theo mức điểm dự khuyết, thời gian vào ngày 28/7. Học sinh có thể nộp đơn yêu cầu phúc tra bài thi vào ngày 10/7.
Chị Nguyễn Thanh Mai (KĐT Mỹ Đình 2, Hà Nội) chia sẻ: Ngay từ khi con vào tiểu học, gia đình chị đã xác định lên bậc THCS sẽ cho con vào học tại Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành. Do đó, ngoài việc học trên lớp, học ở trường suốt 5 năm tiểu học, gia đình đã dành nhiều thời gian đưa cháu đi học thêm, luyện thi ở các trung tâm. Khi biết tin cháu đỗ vào trường này, cả đại gia đình và bạn bè đều gửi lời chúc mừng.
Trước đó, Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ) đã công bố điểm trúng tuyển thi lớp 6 năm học 2020 – 2021 trên trang web của trường. Theo đó, điểm trúng tuyển lớp 6 vào trường là 27,2. Điểm xét tuyển vào lớp 6 của Trường THCS Ngoại ngữ được tính bằng tổng điểm ba môn Khoa học Tự nhiên và Toán, Khoa học Xã hội và Tiếng Việt, Tiếng Anh, trong đó điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số hai.
Năm nay, Trường THCS Ngoại ngữ có khoảng 2.000 hồ sơ đăng ký thi. Với 100 chỉ tiêu, tỉ lệ chọi tương đương mức 1:20. Trước đó, năm 2019, Trường THCS Ngoại ngữ có tỉ lệ chọi vào lớp 6 lên tới 1:30. Như vậy so với năm trước, tỉ lệ này đã giảm đi rất nhiều. Trường sẽ tiến hành nhập học từ ngày 16/7.
Video đang HOT
Ngày 10/7, Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh cũng đã công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 6. Theo đó, mức điểm vào trường là 500 điểm (ở cả 2 cơ sở) theo cách tính: Điểm xét tuyển = Điểm học bạ (Điểm Toán Điểm Tiếng Việt Điểm Anh) x 2 Điểm ưu tiên.
Thời gian nhập học chia làm 2 đợt. Đợt 1 trong 2 ngày 12 và 13/7/2020. Đợt 2 (nếu có) sẽ nộp hồ sơ vào 14/7/2020.
Học phí cũng “ nóng”
Với các trường “nóng” tuyển sinh đầu cấp, trường chất lượng cao, học phí và các khoản thu khác cũng cao gấp nhiều lần so với trường công lập.
Đơn cử như Trường THCS -THPT Lương Thế Vinh (có 2 cơ sở gồm: Cơ sở ở quận Cầu Giấy và ở huyện Thanh Trì), có mức học phí 2 triệu đồng/ tháng đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Tuy nhiên, năm học 2020-2021, nhà trường thông báo tăng học phí tuyển sinh đầu cấp ở cả 2 cơ sở đối với lớp 6, lớp 10 lên 3 triệu đồng/ tháng.
Trước những phản ứng của phụ huynh khi nhà trường thông báo tăng học phí, bà Văn Quỳnh Giao – Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh giải thích: Phụ huynh cần đọc kỹ hồ sơ tuyển sinh của nhà trường. Mức học phí tăng 1,5 lần chỉ áp dụng cho học sinh đầu cấp, tức là với học sinh lớp 6 và lớp 10 của nhà trường. Còn những học sinh khối 7, 8, 9, 11, 12 thì lộ trình tăng học phí cũng không quá 10%/năm.
Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành thông báo mức học phí năm học 2020-2021 là 24 triệu cho 10 tháng học. Như vậy, mỗi tháng học sinh trường này đóng 2,4 triệu, chưa kể các khoản khác như: Học phí học Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài 95.000 đồng/tiết/tuần; Tiền quản lý trưa (đối với học sinh đăng ký ăn bán trú tại trường): 200.000 đồng/tháng.
Đối với học sinh lớp 6 năm tới, các lớp tiếng Anh học thuật có mức học phí 41,2 triệu đồng/10 tháng; các lớp còn lại có mức học phí 21,5 triệu đồng tháng. Đó là khoản học phí cứng, chưa bao gồm tiền ăn trưa, tiền quản lý trưa.
Trường THCS Thanh Xuân quận Thanh Xuân là trường chất lượng cao của TP Hà Nội, hàng năm chỉ tuyển sinh khoảng 200- 300 học sinh đầu cấp. Hiện trường đã có thông báo về lộ trình tăng học phí. Năm học 2020 – 2021 trường dự kiến thu 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh và năm học 2021 – 2022 thu mức 3 triệu đồng/tháng/học sinh.
Năm 2020- 2021 là năm thứ hai Trường THCS Ngoại ngữ tuyển sinh nhưng đã hút hàng nghìn phụ huynh đăng ký tham gia. Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 mỗi năm 100 em. Mức học phí của trường mỗi tháng 3,2 triệu đồng. Ngoài ra, học sinh còn đóng các khoản như: Học tiếng Anh, bán trú, hoạt động trải nghiệm, bơi lội…
Nếu tính tổng, học sinh sẽ đóng hơn 6 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, vào đầu năm học, học sinh đóng 2 triệu cơ sở vật chất; đồng phục 2,2 triệu; xe đưa đón 1,6 triệu (nếu có).
Đội nắng chờ con trong cuộc đua "1 chọi 20" giành suất vào lớp 6
Sáng nay, trong nắng nóng gần 40 độ, khoảng 2.000 học sinh lớp 5 ở Hà Nội bước vào cuộc đua 1 chọi 20 để vào Trường THCS Ngoại ngữ.
Các em học sinh phải hoàn thành bài kiểm tra đánh giá năng lực gồm Khoa học tự nhiên và Toán; Khoa học xã hội và Tiếng Việt; Tiếng Anh.
Đây là năm thứ 2 Trường THCS Ngoại Ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức thi vào lớp 6. Mặc dù tỉ lệ chọi đã giảm hơn so với năm ngoái nhưng độ cạnh tranh năm nay vẫn ở mức cao - "1 chọi 20".
Tỉ lệ chọi vào Trường THCS Ngoại ngữ năm nay là 1/20.
Có mặt tại khu vực thi số 1, chị Hoàng Lê Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị bắt đầu "nhắm" cho con thi vào Trường THCS Ngoại Ngữ từ năm ngoái, khi được giới thiệu về trường thông qua bài phát biểu của thầy hiệu trưởng. "Điều đó khiến mình hình dung ra ngôi trường này giống như trường học của Totochan thứ 2 vậy. Không áp lực bài vở, các con được tự do bộc lộ cá tính và khả năng".
"Bình thường con chỉ đi học thêm Văn, Toán, mẹ sẽ phụ trợ tiếng Anh cho con ở nhà. Cũng đã cùng con đi qua nhiều kỳ thi lớn nhỏ, mặc dù hai mẹ con đã chuẩn bị sẵn tâm lý không đỗ sẽ về học trường gần nhà, nhưng thực sự đây là lần đầu tiên mình cảm thấy áp lực.
Đêm hôm qua, trước ngày đi thi, mình hỏi: "Con có cảm thấy lo lắng không?", con bình tĩnh trả lời rằng: "Con sẵn sàng mẹ ạ". Điều ấy làm mình thở phào vì thấy con bản lĩnh hơn, dù tỉ lệ 1 chọi 20 cũng là khốc liệt vô cùng".
Nhiều phụ huynh "đội nắng" chờ con ngoài phòng thi
Đưa con đi thi với mục đích "chỉ để cọ xát", chị Thái Tăng Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, với số lượng thí sinh đông như năm nay, khả năng để con có một suất vào trường là rất khó.
"2.000 thí sinh chỉ chọn lấy 100, điều đó có nghĩa trung bình một phòng thi chỉ lấy khoảng 1 người. Tất nhiên không loại trừ khả năng nhiều phụ huynh cho con đi chỉ để "thử sức", nhưng 100 bạn được lựa chọn chắc chắn phải cực kỳ xuất sắc", chị Hà nhẩm tính.
Trước đó, từ đầu năm học, vợ chồng chị đã lên kế hoạch cho con đăng ký vào 3 ngôi trường là Trường THCS Ngoại Ngữ, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành và Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tuy nhiên, điều chị cảm thấy tiếc nuối nhất là con không đủ tiêu chuẩn để qua vòng dự tuyển vào trường Ams.
"Từ khi biết tiêu chuẩn thi vào trường Ams hầu hết toàn điểm 10 và các môn phải hoàn thành xuất sắc, con không dám lơ là. Nhưng thật tiếc là con không qua được vòng dự tuyển. Cả nhà phải động viên con thôi cố gắng thi đỗ vào 1 trong 2 trường còn lại".
Với mục tiêu cấp 3 con sẽ thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, từ đầu năm, chị Lê Hải Thanh (Đống Đa) đã tham khảo khắp các diễn đàn để xin kinh nghiệm chọn trường cấp 2 cho con. Sau khi suy đi tính lại, tham khảo nhiều người, cuối cùng gia đình chị quyết định cho con thi THCS Ngoại ngữ.
"Mình chỉ để con học thêm 4 buổi/ tuần. Cứ 5 giờ chiều mẹ tan làm lại vội vã đến trường đón con tới chỗ học thêm. Có khi con chỉ ăn tạm bánh mì, hộp sữa ngay trên xe, nhưng vẫn chưa thấm gì so với nhiều bạn khác trong lớp" - chị Thanh nói.
Không giống như nhiều phụ huynh khác thấp thỏm chờ con ngoài cổng trường thi, chị Quỳnh Chi cảm thấy không mấy lo lắng vì mục tiêu ban đầu chỉ mong con "học một ngôi trường bình thường gần nhà".
"Thấy cô bạn thân thi vào THCS Ngoại ngữ, con cũng nhất định đòi mẹ đăng ký cho thi. Trước giờ mình không muốn tạo áp lực cho con, càng không muốn con phải chật vật với chuyện thi cử. Nhưng vì con thích nên mình mới đăng ký cho con thi duy nhất vào ngôi trường này".
Chị Chi cho rằng, điều chị mong muốn là con có một tuổi thơ hồn nhiên, hạnh phúc thay vì bị áp lực chuyện thi cử.
"Trước giờ con luôn tự đặt ra mục tiêu cho bản thân để cố gắng. Mình chỉ là người đồng hành cùng con, kịp thời động viên, chia sẻ mọi vui buồn và thấu hiểu những thành quả mà con có được. Cho nên, kỳ thi này với mình chỉ như một "phép thử". Con được thử sự bản lĩnh, tự tin và qua đó mình cũng muốn con hiểu rằng, dù thế nào, con vẫn luôn có người bạn đồng hành là mẹ".
Trường "hot" tìm cách lọc thí sinh Vì có số lượng học sinh đăng ký vượt xa chỉ tiêu, thực hiện theo quy định chung của sở GD&ĐT, nhiều trường THCS tại Hà Nội đã công bố phương án "lọc" thí sinh nhằm tìm được người học phù hợp nhất. Học ở những trường chất lượng cao vẫn là nhu cầu vô cùng lớn tại các đô thị. Ảnh minh...