Trường học vùng cao chủ động tiếp cận tốt với Chương trình mới
Triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới, là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc, địa hình địa lý phức tạp, giao thông đi lại cách trở nên Yên Bái đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học.
Chưa có thiết bị dạy học thông minh, GV vẫn phải dạy học.
Qua gần 2 tháng học tập, những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu đã dần qua, đến nay về cơ bản các trường đều tiếp cận tốt với nội dung Chương trình mới.
Chuẩn bị kỹ càng, bài bản
Theo ông Đào Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Năm học 2020 – 2021, Yên Bái có gần 18.000 học sinh lớp 1 theo học ở hơn 580 lớp trên tất cả các huyện, thị, thành phố. Thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trường và giáo viên đã được tham gia từ đầu, nghiên cứu thật kỹ các mẫu sách, tổ chức chọn mẫu sách từ tháng 3/2020.
Cô Lê Thị Hương Lan, GV dạy lớp 1 Chương trình mới của Trường Tiểu học & THCS Hồng Ca 2, cho biết: Khi được phân công dạy lớp 1 tôi cũng hơi lo vì cho dù mình là GV nhưng sách mới, nội dung mới, cách thức truyền đạt cho học sinh sao đây để các em hiểu bài tốt. Những ngày đầu lên lớp là những ngày chúng tôi vừa dạy trên lớp vừa về nhà “học” trước HS. Quan điểm là mình phải đặt vào vị trí các em học sinh, cô phải dạy sao cho học sinh hiểu bài học tốt nhất. Qua thực tế dạy học trên lớp tôi thấy bộ sách giáo khoa lớp, đặc biệt là sách tiếng Việt có nội dung hay, hình ảnh đẹp, hấp dẫn học sinh. Sách có nhiều từ ngữ mới, gợi mở cho học sinh sự hứng thú, các em rất háo hức học tập. Đặc biệt là ở phần hướng dẫn giáo viên rất rõ rang nên không chỉ giáo viên mà mọi người nếu muốn cũng có thể hướng dẫn thêm cho con em được.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng không phải là dễ dàng hoàn toàn, cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường TH&THCS Hồng Ca chia sẻ: Lớp tôi 100% là người dân tộc Mông. Trong sách tiếng Việt lớp 1 ở phần đọc cũng có nhiều từ mới, khó hiểu, có từ lại mang phương ngữ như: Cá hố (giáo viên cũng phải tra từ điển mới rõ); đá dế (học sinh cũng không thể biết trò chơi này)…
Thêm nữa là thời gian, nếu chương trình cũ mỗi bài thường học 2 vần thì nay mỗi bài có 4 vần. Hay như phần đọc cuối bài là những câu văn, đoạn văn, bài thơ khá dài so với chương trình cũ phải sang đến giữa kỳ 2 mới đến nội dung này. Có những bài nhiều vần nhưng cấu trúc hoặc mối liên quan giữa các vần nó chưa có liên kết với nhau, ví dụ có những vần “iêng”, iêm” và “yên”, như vậy âm cuối kết thúc của vần khó đọc đối với HS. Chúng tôi sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, thêm thời gian cả cô và trò quen với sách mới chắc chắn việc dạy – học sẽ hiệu quả như mong muốn.
GV Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca tới từng bàn để hướng dẫn HS tập đọc.
Thiếu thiết bị dạy học thông minh
Theo như nội dung Chương trình sách giáo khoa mới, các bài học với những hình ảnh minh họa hết sức sinh động và hấp dẫn học sinh, đây là mong muốn truyền tải kiến thức tốt nhất đến với các em. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó thì lại cần các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ. Nhưng thực tế cho thấy ở các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì các trang thiết bị dạy học mới có đủ. Còn ở các trường khu vực miền núi, vùng cao thì thiết bị dạy học trong danh mục chỉ đủ ở mức tối thiểu.
Hầu hết, các trường đều thiếu các thiết bị dạy học thông minh như máy chiếu, bảng tương tác, máy tính… trong khi triển khai Chương trình mới. Vẫn biết là dù không có thiết bị dạy học thông minh đi kèm, các thầy cô giáo vẫn lên lớp dạy bình thường, nhưng có điều họ sẽ phải vất vả hơn trong hoạt động dạy học chất lượng. Thực tế là trong các giờ dạy, thay bằng sử dụng máy chiếu, GV phải đi từng bàn chỉ từng tranh cho HS vì các em học sinh dân tộc, nhiều em tiếng Kinh còn nói chưa sõi.
Thầy giáo Liễu Anh Cường, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hồng Ca 2 tâm sự: Triển khai dạy sách lớp 1 theo Chương trình mới, không chỉ giáo viên mà cán bộ quản lý chúng tôi cũng lo lắng. Tuy nhiên, qua các cuộc tập huấn của Sở, Phòng GD&ĐT nên mọi người đều nắm chắc việc và phần nào yên tâm khi vào cuộc. Các giáo viên của chúng tôi xác định rõ tâm thế tốt nhất, hơn ai hết các thầy cô hiểu vùng cao các điều kiện trang thiết bị sẽ không thể bằng các trường dưới xuôi.
Thế nên bằng tình cảm, trái tim và trên hết là trách nhiệm với nghề, các thầy cô đã nỗ lực nhiều hơn, tích cực tham khảo, trao đổi với nhau về kinh nghiệm dạy qua từng bài học để mỗi giờ học sau sẽ tốt hơn lên. Qua thực tế triển khai sách giáo khoa lớp 1 mới, giáo viên đều phản ánh hay và hấp dẫn, nếu có đầy đủ thiết bị dạy học như trong danh mục thì giờ học sẽ hay và lôi cuốn HS hơn rất nhiều. Mong muốn của chúng tôi là có đủ thiết bị dạy học thông minh giúp việc dạy học hiệu quả hơn.
Chủ động, tích cực và trách nhiệm là điều ghi nhận được ở một số trường tiểu học vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đến thời điểm nay, báo cáo của các phòng GD&ĐT gửi về sở GD&ĐT đều cho thấy, kết quả bước đầu sau triển khai dạy học lớp 1, giáo viên nhận định sách giáo khoa mới đã đáp ứng được những yêu cầu đề ra của chương trình, cảm nhận chung là cả giáo viên và HS đều hứng thú với việc dạy – học. Lớp học diễn ra một cách tích cực và các em học sinh được trải nghiệm nhiều hơn.
Quan điểm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Yên Bái là phải tìm hiểu, chắt lọc, đánh giá để chọn sách phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc thiểu số. Sau khi đã so sánh kỹ các đầu sách khác nhau, các nhà trường đã thống nhất lựa chọn ra đầu sách phù hợp nhất cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Trước khi triển khai dạy học, tất cả các giáo viên đều được tập huấn đầy đủ, kỹ lưỡng, nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy trước khi bước vào năm học mới… - Ông Đào Anh Tuấn
Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng
Bộ GD-ĐT cho rằng, do dịch Covid-19 nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến, ít có thời gian tương tác, thực hành trước khi dạy học theo chương trình, SGK mới.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản báo cáo các đại biểu Quốc hội các vấn đề về sách giáo khoa năm học 2020-2021. Tại đây, Bộ GD-ĐT thừa nhận thực tế sau khoảng 2-3 tuần triển khai thực hiện SGK lớp 1 theo chương trình mới, một số giáo viên, phụ huynh học sinh và cử tri có phản ánh môn Tiếng Việt lớp 1 nặng (8 môn khác ít ý kiến phản ánh).
Bộ GD-ĐT cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình mới, với quan điểm học sinh đọc thông viết thạo sẽ học tốt hơn các môn học khác, đã cơ cấu thời gian đầu của cấp Tiểu học học sinh học Tiếng Việt nhiều hơn so với Chương trình 2006.
"Bên cạnh đó, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mới, với nhiều điểm mới, lại được triển khai thực hiện trong bối cảnh có những khó khăn do trước đó phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid- 19, nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến là chính, ít có thời gian tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình, SGK mới", Bộ GD-ĐT lý giải.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, bên cạnh một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc dạy môn học này, nhiều giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho biết tổng lượng âm, vần dạy cho học sinh vẫn như cũ, số tiết lại nhiều hơn (tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ), học giãn ra nên về bản chất là giảm tải, thuận lợi hơn cho giáo viên tổ chức dạy, nhất là đối với những học sinh tiếp thu khó khăn hơn.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, SGK lớp 1 mới, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện một số giải pháp như: chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1; tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình; chủ động phối hợp với các nhà xuất bản, cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên một cách phù hợp.
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường chỉ đạo, tổ chức tập huấn chuyên môn; chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả SGK thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mới./.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là đòi hỏi tất yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo khi bước vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn chú trọng tạo môi trường, động lực để phát huy tinh...