Trường học ở Canada cấm học sinh sử dụng smartphone, kể cả trong giờ nghỉ
“Chúng tôi thấy việc sử dụng điện thoại di động trong giờ nghỉ sẽ khiến học sinh mất tập trung”, hiệu trưởng trường học áp dụng quy định này cho biết.
Quy định mới này bắt đầu được trường Trung học Lawrence Grassi, Canmore, thị trấn Alberta, Canada áp dụng thực hiện từ trong năm học này.
Theo đó, học sinh sẽ không được sử dụng điện thoại thông minh trong tất cả các giờ học, bao gồm cả giờ nghỉ và giờ ăn trưa. Các thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di động phải để trong tủ khóa và ba lô, trừ một số tiết học yêu cầu bắt buộc phải sử dụng.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng, việc sử dụng điện thoại di động trong giờ giải lao đã cản trở việc học của học sinh. Sau khi sử dụng điện thoại, chúng rất khó để tập trung trở lại”, Hiệu trưởng trường học, cô Nadine Trottier trả lời phỏng vấn báo giới.
Học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 bị cấm sử dụng các thiết bị kỹ thuật số ngay cả ngoài giờ học tại trường Trung học Lawrence Grassi, Canmore, Alta (Ảnh: CBC News)
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và việc thiếu ngủ, trầm cảm, thậm chí chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Theo ban lãnh đạo trường, các ứng dụng truyền thông xã hội như Snapchat đang ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của học sinh. “Chúng tôi muốn tạo ra nền văn hóa mà ở đó, học sinh tương tác với nhau ngoài đời nhiều hơn là trên các thiết bị điện tử”, hiệu trưởng nói.
Trước khi đưa quy định trên, trường đã thực hiện một cuộc khảo sát với nhân viên, học sinh và phụ huynh. Trường bất ngờ khi nhận được những phản hồi tích cực.
Hiệu trưởng Nadine Trottier: “Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi một số học sinh thừa nhận rằng chúng nghiện dùng điện thoại và quy định mới này sẽ mang đến cho chúng không gian an toàn để tạm thời rời xa chiếc điện thoại của mình”.
Nếu bị bắt gặp vi phạm lần đầu tiên, học sinh sẽ bị phạt cảnh cáo. Đến lần thứ 2, trường sẽ tịch thu điện thoại và yêu cầu học sinh mời phụ huynh đến để trao đổi.
Trong 3 tuần qua, trường tịch thu sáu chiếc điện thoại di động.
“Việc áp dụng thành công quy định mới này nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình, vì chắc chắn rằng họ cũng đã trao đổi với con mình ở nhà về những điều này. Chúng ta không bài trừ công nghệ, miễn là nó được sử dụng như một công cụ học tập”, cô Nadine Trottier nhấn mạnh.
Giáo viên tại trường trung học Grassi được khuyến khích thử nghiệm kết hợp các phương pháp học tập khác nhau trong các bài giảng. Học sinh lớp 7 và 8 được yêu cầu mang máy tính xách tay và máy tính bảng của mình đến lớp phục vụ việc nghiên cứu và làm việc trong lớp.
“Điện thoại di động chỉ có tác dụng khiến học sinh mất tập trung. Khi học sinh sử dụng laptop, màn hình sẽ lớn hơn. Khi ấy, giáo viên có thể đi lại trong lớp kiểm tra và chắc chắn rằng tất cả các học sinh đều đang làm bài tập”, cô Nadine Trottie nói.
QUỲNH ANH
Theo CBC.CA/VTC
Câu chuyện giáo dục: Ít học sinh dùng điện thoại có gia đình kiểm soát
Đó là kết quả khảo sát nhỏ của chúng tôi với học sinh (HS) THPT. Có hơn 80% số HS phổ thông hiện nay đang sử dụng điện thoại thông minh.
Một tiết ngoại khóa về kỹ năng sử dụng mạng xã hội của một trường THPT tại T.PHCM - NGỌC TUẤN
Tuy nhiên, phục vụ cho việc học thì rất ít, chỉ khoảng 30%, còn lại đa số sử dụng cho mục đích giải trí.
Ngoài rất ít số HS khi sử dụng có sự kiểm soát của gia đình, còn lại hầu hết các em được tự do sử dụng mà không ai kiểm soát. Lớp học càng cao (11, 12) thì càng ít kiểm soát. Trong khi đó, khoảng 50% số HS thừa nhận thời gian dùng trên 3 giờ/ngày. Nhiều em cho rằng, ngoài giờ học ở trường, khi về nhà, chiếc điện thoại là "vật bất ly thân"...
Trong khi nỗ lực rất lớn từ phía nhà trường là nghiêm cấm HS sử dụng điện thoại thiếu lành mạnh, không đúng cách thì kết quả khảo sát trên đặt ra vấn đề về vai trò, trách nhiệm của phụ huynh trong việc quản lý con em mình sử dụng điện thoại để tránh ảnh hưởng xấu từ các trang mạng xã hội. Những sự việc dậy sóng dư luận vừa qua cho thấy tình trạng sử dụng mạng xã hội để xúc phạm, bôi nhọ người khác, thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật của người trẻ nói chung và HS nói riêng diễn ra khá phổ biến.
Vì tâm lý thích hùa theo số đông, muốn thể hiện, nổi trội, muốn tạo phong cách riêng... nên nhiều HS đã sử dụng mạng xã hội mù quáng. Song đáng nói là, chỉ đến khi bị kỷ luật, những HS vi phạm mới nhận thức được lỗi của mình, các phụ huynh mới bất ngờ biết tin. Còn trước đó, các em vô tư sử dụng mà không hề biết đến tác hại của nó; phụ huynh thì chẳng hề để ý gì vì nghĩ rằng con em mình ngoan ngoãn.
Trước thực trạng này, thiết nghĩ, gia đình là nơi cần nhất để giúp HS có kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện thoại, học hành, giải trí, bạn bè của HS. Không thể cấm nhưng phải chỉ cho các em biết cách dùng, thấy được mặt tốt và xấu.
Về phía nhà trường, cần làm tốt công tác tuyên truyền; tổ chức nhiều hơn những buổi học chuyên đề, ngoại khóa, thông qua các chuyên gia giúp HS hiểu biết những quy định của pháp luật; cho HS làm cam kết, có phụ huynh xác nhận về việc sử dụng điện thoại. Mặt khác, để có được tính dân chủ trong học đường, tôn trọng ý kiến phản biện của HS, nhà trường phải luôn lắng nghe bằng nhiều hình thức. Nhà trường cần tổ chức thường xuyên những buổi đối thoại trực tiếp với HS để nắm bắt mong mỏi, tâm tư của các em. Như thế mới mong hạn chế những bộc phát "tức nước vỡ bờ" gây phiền toái trên các trang mạng xã hội.
Theo Thanh Niên
Khi con cái không theo 'gien' cha mẹ Cha mẹ giỏi kinh doanh nhưng con lại... thích làm nhà văn, cha mẹ làm bác sĩ nhưng con lại hát hay và muốn theo đuổi nghề ca sĩ... Sự khác biệt này khiến nhiều bậc cha mẹ không chấp nhận và dẫn đến nhiều bi kịch. Cha mẹ nên cho con quyền tự quyết định lựa chọn hướng đi nghề nghiệp theo...