Trường học “mắc kẹt” vì COVID-19, làm thế nào để thi trực tuyến hiệu quả?

Theo dõi VGT trên

Thực hiện kiểm tra như thế nào để đ.ánh giá đúng năng lực học sinh? Trong trường hợp thi trực tuyến, phải tổ chức như thế nào để đảm bảo hiệu quả? – đó là những băn khoăn lớn nhất hiện nay của các trường học trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Học sinh nhanh chóng thích nghi

Đã nhiều lần được “tập dượt” bằng các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút bằng hình thức trực tuyến, Lê Việt Hoàng – học sinh Trường THPT Bến Tre (tỉnh Vĩnh Phúc) – tỏ ra hào hứng với hình thức này. Hoàng cho rằng, thời gian đầu làm bài kiểm tra theo hình thức trực tuyến, cả lớp ai cũng “đau tim” vì áp lực thời gian, thiếu kinh nghiệm về công nghệ và chưa kịp thích nghi. Nhưng khi đã quen, em và các bạn thích hình thức này vì cảm thấy thoải mái và công bằng.

“Kiểm tra online sẽ không “caosu” được như ở trên lớp vì phải đúng thời gian, chỉ muộn vài giây cũng không nộp được bài. Hơn nữa, cô giáo cũng phân cho chúng em mỗi người 1 mã đề riêng tuỳ theo sĩ số của lớp để hạn chế tối đa việc chép bài của nhau” – Hoàng cho biết.

Theo chia sẻ của Hoàng, để làm tốt bài thi bằng hình thức trực tuyến, học sinh phải phân chia thời gian mỗi bài, mỗi câu hợp lý. Phạm vi kiến thức đều đã được trang bị trên lớp cũng như học trực tuyến, nên chỉ cần ôn tập là có thể làm bài tốt.

Trường học mắc kẹt vì COVID-19, làm thế nào để thi trực tuyến hiệu quả? - Hình 1

Nhiều học sinh đã thích nghi với hình thức thi trực tuyến. Ảnh: Thiều Trang

Đã nhiều lần thực hiện bài kiểm tra 15 phút bằng hình thức trực tuyến, Nguyễn Khánh Linh – học sinh lớp 10, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (TP. Hà Nội) – cho rằng, để làm bài tốt, học sinh phải đầu tư khá nhiều. Cụ thể là máy tính, điện thoại hay thiết bị di động có cấu hình cao, mạng phải siêu “khỏe”, hoặc bỏ t.iền đầu tư 4G, 5G thì mới có thể làm bài trơn tru.

Về kỹ năng, phải có kỹ năng máy tính tốt, tự giải quyết được vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm bài. Theo đó, trong quá trình làm bài kiểm tra phải cẩn thận, phải chụp màn hình bài thi để làm bằng chứng, đề phòng làm xong rồi mà máy tính bị thoát ra ngoài, hay đến giờ thi không vào được kênh thi do quá tải người truy cập.

“Có một số lần chúng em kiểm tra, vào được rồi nhưng máy chưa chạy xong, vẫn quay đều quay đều, tức là bọn em chưa thể làm bài, trong khi đồng hồ bấm giờ thì vẫn chạy. Vì vậy, phải chụp bằng chứng gửi cô giáo để cô có phương án khác” – Khánh Linh chia sẻ.

Kinh nghiệm thi trực tuyến hiệu quả

Video đang HOT

Là trường phổ thông đầu tiên của Hà Nội thử nghiệm việc kiểm tra đ.ánh giá cuối học kỳ theo hình thức trực tuyến, TS Lại Thị Phương Thảo – Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) – cho rằng, việc kiểm tra theo hình thức trực tuyến khác việc tổ chức kiểm tra trên lớp.

Về đề thi, nhà trường, thầy cô cần chuẩn bị ngân hàng đề thi đầy đủ để mỗi học sinh có một mã đề thi khác nhau, đảm bảo thí sinh không thể trao đổi bài, đáp án.

Về phần mềm thi, thầy cô phải dành thời gian để kiểm tra hệ thống máy chủ, test lại hệ thống giám sát, các phần mềm truy vết, kiểm tra trong quá trình học sinh làm bài thi trên máy tính.

Về coi thi, nhà trường phân công cán bộ coi thi, đưa cán bộ coi thi vào các lớp học ảo rồi hoàn thiện lịch trình coi thi của các môn thi. Đồng thời, nhà trường phải ban hành quy chế tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá theo hình thức trực tuyến. Quy chế này được phổ biến đến toàn thể học sinh, giáo viên, phụ huynh trong trường.

Trường học mắc kẹt vì COVID-19, làm thế nào để thi trực tuyến hiệu quả? - Hình 2

Giáo viên Trường THPT chuyên Ngoại ngữ giám sát học sinh làm bài kiểm tra cuối học kỳ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: Bích Hà

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Cảnh Toàn – giáo viên Trường THCS thị trấn Hoa Sơn (Vĩnh Phúc) – nói rằng, việc kiểm tra, thi trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Điển hình như việc giáo viên không thể kiểm soát hết tất cả học sinh hay đường truyền mạng không ổn định. Vì vậy, để đảm bảo công bằng, khách quan, các trường cần soạn đề thi phù hợp, xây dựng quy chế thi cụ thể và kiểm soát chặt chẽ quá trình làm bài thi của học sinh.

Thầy Toàn cũng đề ra phương án kiểm đ.ánh giá trong “mùa COVID-19″ đối với những môn xã hội. Theo đó, giáo viên sẽ giao bài tập mang tính dự án, có tính vận dụng thực tiễn cao cho học sinh làm thay vì thi. Đó không phải là bài tập trong sách giáo khoa hay bài tập trên lớp mà là các bài tập ứng dụng từ kiến thức đã được học, như vậy mới có thể để đ.ánh giá đúng năng lực của học sinh.

Thi trực tuyến trong điều kiện dịch COVID-19: Bắt buộc phải thích ứng

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại đúng thời gian các trường đang rục rịch tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá cuối học kỳ II cho học sinh.

Nỗi lo nhất hiện nay là thực hiện kiểm tra như thế nào để đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực học sinh, trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp? Các địa phương, trường học đã có những cách làm để thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Thi trực tuyến trong điều kiện dịch COVID-19: Bắt buộc phải thích ứng - Hình 1

Giáo viên Trường THPT chuyên Ngoại ngữ giám sát học sinh làm bài kiểm tra cuối học kỳ bằng hình thức trực tuyến vào chiều 10.5. Ảnh: Bích Hà

Lần đầu kiểm tra trực tuyến: Cô - trò đều bỡ ngỡ

"Huệ vào MS. Teams chưa?", "Hà sẽ thanh tra phòng thi của khối lớp 10 nhé"; "Thầy cô nhớ phải phổ biến quy chế và hỏi lại học sinh xem các em đã nắm chắc và có thắc mắc gì không"... - giọng TS Lại Thị Phương Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) - liên tục vang lên trong phòng họp hội đồng, trong khi mắt chăm chú nhìn màn hình máy tính.

Đáp lại, dù tương tác với nhau trên không gian mạng, nhưng giọng các thầy cô giáo khác cũng hối hả, tất bật không kém. Suốt buổi sáng và trưa 10.5, sự gấp rút và khẩn trương đó được toàn bộ lãnh đạo, giáo viên của trường duy trì, nhằm chuẩn bị những khâu cuối cùng cho buổi tập dượt tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá cuối học kỳ II cho học sinh bằng hình thức trực tuyến diễn ra vào chiều cùng ngày.

"Có một sự thay đổi rất lớn trong tư duy cả thầy và trò"; "dù đã quen với việc tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng hình thức trực tuyến, nhưng bắt tay vào tổ chức một đợt kiểm tra quy mô hơn, lấy điểm cuối học kỳ cho học sinh, đúng là vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ" - cô Thảo thừa nhận và không quên khẳng định: "Khó khăn còn nhiều, nhưng buộc phải đổi mới để thích ứng, không thể bị động, chịu thua dịch bệnh được".

Khác với việc tổ chức kiểm tra trên lớp như trước đây, thay vì dành thời gian để tổ chức in sao đề, thì nay thầy cô dành thời gian để kiểm tra hệ thống máy chủ, test lại hệ thống giám sát, các phần mềm truy vết, kiểm tra trong quá trình học sinh làm bài thi trên máy tính.

Từ tuần trước, khi học sinh bắt đầu dừng đến trường, cô Thảo và giáo viên trong trường đã chủ động chuẩn bị, xây dựng kịch bản hoàn thiện việc kiểm tra, đ.ánh giá học sinh, trong đó tính đến giải pháp sử dụng công nghệ thông tin, cho học sinh thi trên máy thay vì làm bài kiểm tra trên giấy như trước.

"Bây giờ có rất nhiều phần mềm, công nghệ hiện đại, có thể hỗ trợ cho nhà trường trong quá trình điều hành, quản lý và tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá. Chẳng hạn như trên nền tảng MS Teams mà chúng tôi sử dụng để dạy học online cũng có sẵn công cụ hỗ trợ kiểm tra trực tuyến.

Chúng tôi phân công cán bộ coi thi, đưa cán bộ coi thi vào các lớp học ảo trên nền tảng MS Teams; rồi hoàn thiện lịch trình coi thi của các môn thi, trong đó ghi rõ các mốc thời gian cán bộ coi thi 1 cần làm gì, cán bộ coi thi 2 cần làm gì. Một tuần qua, chúng tôi đã chủ động, chuẩn bị chi tiết và cũng làm công tác tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh để có sự đồng thuận trong lần đổi mới này"- cô Thảo cho biết.

Để đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra khách quan, công bằng, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ đã ban hành quy chế tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá theo hình thức trực tuyến. Quy chế này được phổ biến đến toàn thể học sinh, giáo viên, phụ huynh trong trường. Trong quá trình làm bài, học sinh được yêu cầu mặc đồng phục, bật camera để giám thị giám sát. Nhà trường đã chuẩn bị được ngân hàng đề thi đủ để mỗi học sinh có một mã đề thi khác nhau, đảm bảo thí sinh không thể trao đổi bài, đáp án.

Và chiều 10.5, từ 15h đến 16h, nhà trường tổ chức tập dượt việc kiểm tra cuối học kỳ trực tuyến với môn Giáo dục công dân. Dĩ nhiên, các phòng thi online đã được chuẩn bị sẵn, phân chia theo từng lớp, từng môn học. Mỗi phòng cũng có 2 giám thị trông coi, cộng thêm đội ngũ làm nhiệm vụ thanh tra thi, được cấp quyền để truy cập vào bất cứ phòng thi nào, thực hiện giám sát cả giám thị và học sinh trong thời gian làm bài.

Nhưng tất cả điều đó đều là lý thuyết, khi bước vào thực hiện, các vấn đề bắt đầu phát sinh, cả cô và trò vẫn còn bỡ ngỡ. Giáo viên mất 10 phút điểm danh học sinh, nhắc từng em ngôi ngay ngắn, chỉnh lại camera để giáo viên có thể quan sát. Có giáo viên vào nhầm phòng thi. Giám thị 1 và giám thị 2 cần phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn để thông qua màn hình máy tính có thể bao quát được toàn bộ học sinh, kịp thời nhắc nhở những em có biểu hiện không nghiêm túc trong quá trình làm bài.

"Qua lần tập dượt này, chúng tôi đã vỡ ra rất nhiều điều, để cùng rút kinh nghiệm trước khi tiến hành kiểm tra chính thức với các môn quan trọng như Văn, Toán, Ngoại ngữ. Cứ làm rồi sẽ quen, lần sau sẽ tốt hơn lần trước, tôi tin là như vậy"- lãnh đạo Trường Trường THPT chuyên Ngoại ngữ khẳng định.

Còn với học sinh, kết thúc 40 phút làm bài, các em cho biết thích việc làm bài kiểm tra theo hình thức trực tuyến hơn. Việc ngồi tại nhà giúp các em thấy thoải mái, có tâm lý tự tin. Ngoài ra, theo học sinh, thi theo hình thức trực tuyến sẽ bị áp lực về mặt thời gian làm bài, mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có thời gian ngắn để trả lời, nên học sinh có muốn "tìm sự trợ giúp" cũng rất khó.

Cần sự chủ động, không ngại đổi mới

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, đây là lần thứ 3 nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học để phòng dịch và lần thứ 3 thầy và trò cùng nhau chuyển sang tương tác trên không gian mạng, qua các lớp học ảo. Sau những lần trải nghiệm với phương thức dạy học mới, hiện cả thầy và trò không còn xa lạ với những công cụ như Zoom, Microsoft Teams qua các lớp học trực tuyến.

Dù quen với dạy học trực tuyến, nhưng nỗi lo nhất hiện nay là nên tổ chức hình thức kiểm tra, đ.ánh giá thế nào để đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho học sinh. Hiện có khoảng hơn 20 địa phương đã tranh thủ dịch COVID-19 còn kiểm soát được, cấp tập cho học sinh kiểm tra học kỳ "chạy dịch", kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Nhưng với Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Gia Lai, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác, các nhà trường vẫn đang hy vọng về việc sớm mở lại cổng trường để hoàn thành nốt khâu đ.ánh giá học sinh. Có điều, diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, trái với mong đợi của các trường.

Hiện vẫn còn lo lắng, băn khoăn của giáo viên và phụ huynh về chất lượng khi kiểm tra, thi theo hình thức trực tuyến, nhất là các trường vẫn chưa chuẩn bị kịp "kịch bản" để thực hiện, chưa tính được phương án đảm bảo việc kiểm tra trực tuyến khách quan, công bằng, thay vì chỉ trông chờ vào ý thức của học sinh trong quá trình làm bài. Dù rất muốn triển khai, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục vẫn chưa dám hoặc "chờ hướng dẫn của cấp trên".

Là trường phổ thông đầu tiên của Hà Nội thử nghiệm việc kiểm tra cuối học kỳ theo hình thức trực tuyến, TS Lại Thị Phương Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Ngoại ngữ - cho rằng, các cơ sở giáo dục "cứ mạnh dạn đi, rồi sẽ thành đường. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên tích cực, chủ động và sáng tạo để duy trì việc dạy và học". Việc thực hiện kiểm tra theo hình thức online là phương án cần được tính đến, để hoàn thành kế hoạch năm học và đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh.

Nhiều địa phương điều chỉnh kế hoạch dạy học, cho học sinh nghỉ hè sớm

Ghi nhận đến tối 10.5, trên cả nước đã có 31 địa phương cho học sinh tiếp tục tạm dừng đến trường cho đến khi có thông báo mới. Với những địa phương đã hoàn thành việc tổ chức kiểm tra, đ.ánh giá cho học sinh, thì đều có chủ trương điều chỉnh kế hoạch năm học, phù hợp với tình hình thực tiễn. Thay vì đến ngày 31.5 mới được nghỉ hè theo kế hoạch trước đó, nhiều địa phương đã điều chỉnh để học sinh được nghỉ hè sớm hơn từ 1-2 tuần. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý với phương án của Sở GDĐT về việc điều chỉnh thời gian hoàn thành chương trình và tổng kết năm học sớm hơn 10 ngày do dịch COVID-19. Theo đó, ngày kết thúc học kỳ 2 (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là 15.5.

Cần Thơ cũng điều chỉnh, ra thông báo yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra học kỳ II, hoàn thành trước ngày 15.5, sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu. Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai và nhiều địa phương khác cũng đẩy sớm kế hoạch kiểm tra học kỳ và tổng kết năm học, để học sinh được nghỉ hè sớm, phòng tránh việc dịch bệnh lây lan trong trường học. Bích Hà

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024
Lúc bệnh nặng, mẹ kế gọi điện bảo tôi về và giao một chiếc hộp có 30 cây vàng, lý do thật sự khiến tôi ngã quỵ
07:41:11 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Karik và Thai VG lần đầu bắt tay làm nhạc
08:15:44 23/06/2024
Bộ phim kịch tính nghẹt thở xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính là "quốc bảo nhan sắc" diễn hay xuất thần
06:16:42 23/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê

Tin nổi bật

09:13:37 23/06/2024
5 em nhỏ quê Điện Biên xuống Hà Nội làm việc nhưng không lấy được t.iền phải đi bộ từ thị trấn Đông Anh qua bến xe Mỹ Đình để bắt xe về quê.

Nóng: Công an truy tìm đối tượng liên quan vụ việc nghiêm trọng ở huyện Đông Anh, Hà Nội

Pháp luật

09:06:28 23/06/2024
Ngày 22/6, Công an xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa phát đi thông báo cần tìm công dân có liên quan đến vụ việc trên địa bàn.

Quốc gia chuẩn bị đón năm mới... 2017

Thế giới

09:04:56 23/06/2024
Lịch của Ethiopia được cho có từ hơn 1.500 năm trước. Nó dựa trên hệ Mặt Trời-Mặt Trăng, dài 13 tháng, trong đó 12 tháng kéo dài 30 ngày. Tháng cuối cùng chỉ có năm ngày, hoặc sáu ngày trong năm nhuận.

Jennie (BlackPink) xuất hiện bên ca sĩ tai tiếng Trần Quán Hy

Nhạc quốc tế

09:00:59 23/06/2024
Ca sĩ Jennie (BlackPink) chia sẻ ảnh tạo dáng nhí nhố bên tài tử Trần Quán Hy. Mối quan hệ giữa hai ngôi sao khiến nhiều người tò mò.

Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới

Góc tâm tình

08:56:00 23/06/2024
Hai cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt, nhưng sau khi nghe tiết lộ của luật sư thì bỗng khóc như mưa. Vợ chồng tôi cưới nhau đã 7 năm, có một cậu con trai gần 5 t.uổi.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6: Bạch Dương trăn trở, Song Ngư thoải mái

Trắc nghiệm

08:55:17 23/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?

Tv show

08:46:45 23/06/2024
Khi tập luyện cùng biên đạo, Anh Tú Atus bộc lộ khuyết điểm vũ đạo. Nam diễn viên thường quên bài, chậm động tác so với các thành viên khác.

Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH

Sao việt

08:39:05 23/06/2024
Thời điểm hình ảnh trong đám cưới được chia sẻ rầm rộ, Long Đẹp Trai bị bao vây bởi lời xì xầm đến từ cộng đồng mạng.

Thu Hà Ceri: Hot girl người Tày đóng phim trăm tỷ, sắc vóc gợi cảm khó tin

Người đẹp

08:37:45 23/06/2024
Gần đây, Thu Hà Ceri có màn lột xác gây chú ý trong các phim điện ảnh. Ngoài đời, cô sở hữu vẻ đẹp trẻ trung và cá tính, được nhận xét giống hot girl Hàn Quốc.

Ý tưởng lưu trữ, kiểm soát sự bừa bộn của gia đình có t.rẻ e.m

Sáng tạo

08:07:19 23/06/2024
Ở độ t.uổi nghịch ngợm và ham khám phá những điều mới mẻ, thật không tránh khỏi việc trẻ luôn bày bừa lộn xộn, không có tổ chức ở khắp mọi nơi trong nhà.

Mẹ 2 con xứ Hàn chăm da "đỉnh của đỉnh": Trẻ đến nỗi U35 mà bị nhầm là n.ữ s.inh

Làm đẹp

08:02:42 23/06/2024
Hong Young Gi là hot girl sinh năm 1992 người Hàn Quốc. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang biến hóa đa dạng, đặc biệt là visual trẻ trung hơn hẳn t.uổi thật, thậm chí nhiều người còn vui đùa rằng trông bà mẹ 2 con vẫn như n.ữ s.inh cấp...