Trường học hạnh phúc là nơi giáo viên, học sinh được yêu thương, tôn trọng
Trường học hạnh phúc là nơi giáo viên, học sinh có môi trường học tập, làm việc vui vẻ, thoải mái và được yêu thương, tôn trọng và cảm thấy an toàn.
Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Bích Thủy- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Khẩu (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Trường Tiểu học Hà Khẩu có trên 1500 học sinh, với 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Quá trình phát triển, Ban Giám hiệu nhà trường luôn ý thức đổi mới với tinh thần hướng đến người học, lấy học làm trung tâm.
Cô và trò trường Tiểu học Hà Khẩu trong giờ tiếng Việt (Ảnh: CTV)
Cô giáo Thủy chia sẻ: “Chúng tôi đặt tiêu chí cần đạt được trường học hạnh phúc là giáo viên, học sinh thực sự hạnh phúc”.
Vì thế quá trong chỉ đạo nhà trường, cô Thủy luôn trăn trở làm thế nào để lan tỏa yêu thương, thân thiện, chia sẻ ngay tại ngôi trường của mình.
Từ đó, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hà Khẩu cùng bàn bạc và thống nhất xây dựng mô hình đón và tạm biệt học sinh hằng ngày.
Ban Giám hiệu có mặt từ 6h15 phút sáng với nụ cười tươi vui để đón hơn 1.500 học sinh.
Các em được thầy cô đón bằng cái ôm, cái “zê” tay; cuối giờ cô trò cùng tạm biệt nhau bằng cái vẫy tay tình cảm.
Giáo viên đón và tạm biệt học sinh ngay tại lớp mình. Công việc diễn ra tất cả các ngày trong năm học. Từ đó, cô trò thân thiện, gần gũi, không còn khoảng cách.
Tạo môi trường thân thiện, gần gũi, nhà trường trang trí các lớp học, khu vệ sinh, tăng thêm cây xanh, cây bóng mát, khuôn viên sạch đẹp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ở những cây bóng mát được gắn nhiều câu ca dao, câu thơ, lời dạy ngắn, dễ hiểu, gần gũi học trò.
“Yêu thương, chia sẻ với học sinh, phụ huynh chúng tôi làm mô hình “Tủ quần áo miễn phí – Vòng tay nhân ái” mục đích chia sẻ khó khăn với phụ huynh, đồng thời giáo dục các em sự yêu thương và lan tỏa niềm hạnh phúc.
Tủ quần áo được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ để ở ngoài cổng trường, không có khóa, ai cần dùng có thể tự lấy. Cuối tuần, nhân viên lao công, các đội viên lớn sắp xếp lại.
Số quần áo, cặp sách không chỉ tặng cho chính phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Hà Khẩu mà chúng tôi đem tặng cho các em học sinh Trường Tiểu học Húc Động, huyện Bình Liêu để giúp đỡ học sinh khó khăn trong tỉnh mình”, cô Thủy cho biết.
Trường học hạnh phúc là nơi giáo viên, học sinh được yêu thương, tôn trọng và an toàn (Ảnh: CTV)
Bên cạnh đó, nhà trường còn tặng quà cho giáo viên, học sinh khó khăn các dịp lễ, tết; tri ân bố mẹ của giáo viên, nhân viên là thương binh, gia đình chính sách…
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, nhà trường xây dựng mô hình An toàn giao thông cổng trường; làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp các lực lượng công an thành phố, công an phường, đội trật tự, phân công cụ thể, có đánh giá hàng tuần.
Đặc biệt, hàng ngày đều có Ban Giám hiệu trực cùng đội cờ đỏ. Kết quả, nề nếp An toàn giao thông của trường đi vào quy củ, không còn ách tắc.
Nhà trường xác định, an toàn trường học đó là nơi mà cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được làm việc, học tập và vui chơi an toàn, yên tâm không có tai nạn, thương tích, đánh nhau hoặc trộm cắp.
An toàn từ lớp học, cảnh quan khuôn viên nhà trường từ cổng trường, tường rào, bàn ghế, quạt trần bóng tuýp, cơ sở vật chất được kiểm tra thường xuyên.
Các cây xanh được cắt tỉa, làm trụ chống an toàn. An toàn phòng chống cháy nổ được tổ chức tập huấn cho nhân viên bảo vệ, nhân viên bếp ăn thường xuyên.
Cũng theo cô Thuỷ, đầu năm học, Trường Tiểu học Hà Khẩu tổ chức hội thảo để nghe nguyện vọng, tâm tư của giáo viên; giáo viên được đăng kí nguyện vọng về giảng dạy và chủ nhiệm.
Trường đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng giáo dục đúng chuyên môn nguyện vọng, đúng sở trường mà họ được đào tạo và yêu thích, đồng thời không tạo áp lực nên giáo viên rất phấn khởi.
Đời sống của giáo viên được quan tâm, chu đáo như: tổ chức sinh nhật; mở lớp Yoga tại trường; sân chơi xử lí tình huống sư phạm; thi tài năng múa hát, trình diễn áo dài.
Các thầy cô giáo của nhà trường đã đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng kiểu bài và từng đơn vị kiến thức tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng trong các tiết học.
Hành vi, cử chỉ, thái độ của giáo viên với học sinh đã thân thiện, cởi mở hơn và thầy cô luôn nở nụ cười trên môi. Giáo viên trong trường thay đổi kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Học sinh của trường có những tiết học hạnh phúc, ở đó thầy cô có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung và từng kiểu bài.
Các giờ học nhẹ nhàng, vui vẻ, học sinh được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn với nhiều hình thức học tập khác nhau.
Ngoài học tập trên lớp, các em được tham gia các câu lạc bộ, thỏa mãn đam mê như: Bơi, Âm nhạc, Khiêu vũ, Cờ vua, Bóng đá, Mỹ thuật, STEM.
Để học sinh không 'sốc' khi học trực tiếp
Chuyển từ học trực tuyến sang trực tiếp, học sinh cần được trang bị kỹ năng thích nghi với các môi trường học tập khác nhau
Từ ngày 13-12, học sinh (HS) khối lớp 9 và 12 tại TP HCM sẽ trở lại trường học tập trực tiếp. Học trực tiếp không phải là thay đổi nội dung học tập, chỉ là thay đổi hình thức học tập. Trong giai đoạn này, HS và phụ huynh cũng cần chuẩn bị tình huống, trong trường hợp bất khả kháng, bất kể lúc nào HS cũng sẵn sàng quay lại môi trường học tập trực tuyến mà không cảm thấy bị sốc.
Không thay đổi nội dung học tập
Những ngày này, giáo viên (GV) và HS nhiều trường phổ thông tại TP HCM dù còn ít nhiều băn khoăn nhưng tâm trạng chung đều náo nức đón chờ ngày quay trở lại trường học. Trung tâm GDTX Chu Văn An có 288/289 phụ huynh lớp 12 đồng ý cho con trở lại trường. Tại nhiều trường phổ thông khác, tỉ lệ phụ huynh lớp 9 và 12 đồng ý cho HS trở lại trường cũng rất cao, thể hiện sự mong muốn, tin tưởng của phụ huynh khi con được trở lại trường học.
Có thể nói môi trường học tập trực tiếp có những yếu tố mà dù các hình thức dạy học khác có hiện đại thế nào cũng không thể thay thế được, đó là thầy cô, học trò giao tiếp với nhau bằng cảm xúc, bằng hành động trực tiếp chứ không phải qua màn hình chiếc máy tính, điện thoại. Cách đây một tháng, nhà trường đã thông báo HS chuẩn bị tinh thần cho ngày trở lại trường. Từ lúc đó, ngoài học tập trực tuyến như bình thường, các HS được sinh hoạt thêm những kỹ năng để chuẩn bị hội nhập trở lại. Ngoài các kỹ năng cơ bản trong phòng chống dịch như rửa tay, sát khuẩn, 5K, cách tự bảo vệ bản thân và hướng dẫn người thân trong gia đình..., các em cũng được hướng dẫn nếu gặp tình huống bất khả kháng như HS mắc Covid-19 thì thế nào. Nhà trường chủ trương hướng dẫn HS có kỹ năng ứng phó với các tình huống phát sinh để các em không cảm thấy bị sốc.
Khi dạy học trực tiếp, lãnh đạo các đơn vị được quyền chủ động phân bổ thời gian phù hợp để làm sao vừa hiệu quả vừa bảo đảm an toàn cho HS. Chính vì vậy, trung tâm không chủ trương "xóa bỏ" thời lượng trực tuyến ở khối 12 mà vẫn chỉ sắp xếp 50% số tiết trực tuyến và 50% trực tiếp.
Có thể nhiều phụ huynh và HS còn nhầm tưởng học trực tiếp là học một chương trình khác, tuy nhiên khi HS trở lại trường chỉ là thay đổi hình thức dạy học, không thay đổi nội dung học tập.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Phú (quận 11, TP HCM) trở lại trường sau dịch hồi tháng 5-2020. (Ảnh: TẤN THẠNH)
Không học dồn, học ép
Khối lớp 9 và 12 ở độ tuổi đã có thể chủ động, tuy nhiên các em đã trải qua giai đoạn nghỉ hè và học trực tuyến khá dài; có thể nhiều HS chưa chuẩn bị tinh thần trở lại trường. Vì vậy, trong thời gian này, các trường không nên tổ chức học dồn, học ép, sẽ khiến HS cảm thấy quá tải và ngại ngần đến trường. Các thầy, cô chỉ nên xây dựng những tiết học nhẹ nhàng, hình thành lại thói quen học tập trực tiếp cho các em, đây không phải là giai đoạn "nhồi nhét" kiến thức để chạy đua chương trình và thi cử. Hiện nay, một số trường có vẻ đang bị áp lực bởi việc thi cuối cấp của HS mà bố trí thời gian học trực tiếp hơi quá đà. Điều này vô hình trung phủ nhận vai trò của học trực tuyến. Trong khi hiện nay, dù mở cửa nhưng nhiều trường học tại các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì thời lượng học trực tuyến nhất định để tạo thói quen cho HS, tận dụng những lợi thế của hình thức học tập này.
Trong giai đoạn học trực tuyến, nhiều HS được làm chủ điện thoại, máy tính, một số em sẽ sa đà vào các trò chơi game online hoặc mạng xã hội. Trong quá trình học, GV cũng cần tinh tế quan sát các biểu hiện của HS, phối hợp với gia đình quan tâm các em, kịp thời chấn chỉnh các thói quen có hại. Trong cơn đại dịch vừa qua, không ít HS khi trở lại trường với nhiều mất mát và khó khăn, hơn ai hết, những em này ngoài được dạy kiến thức, còn cần được an ủi về tinh thần từ thầy cô, bè bạn, các em cần môi trường học tập trực tiếp thoải mái và nhân văn.
Khi dạy học trực tiếp, quan trọng nhất là HS cần được chuẩn bị tinh thần và kỹ năng ứng xử với các tình huống bất khả kháng, đó là tình huống có thể phải quay lại môi trường học tập trực tuyến bất cứ lúc nào. Việc chuẩn bị các tình huống đó để cả GV và HS không bị động, không bỡ ngỡ. Ngay cả khi kiểm tra cuối kỳ I sắp tới đây, nếu trong quá trình đang thi nhưng gặp tình huống phát sinh, HS có thể chuyển sang thi trực tuyến mà vẫn bảo đảm các yêu cầu đề ra.
Thời lượng dạy trực tiếp tùy cơ sở giáo dục
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, khi tổ chức dạy học trực tiếp, thời khóa biểu dạy học trực tiếp của các trường THCS, THPT từ 12 - 30 tiết/tuần tùy theo cấp độ dịch, không yêu cầu các trường phải dạy trực tiếp tất cả các môn khi HS lớp 9, 12 trở lại trường. Tùy tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục, hiệu trưởng các trường sẽ quyết định thời lượng học trực tiếp của các môn sao cho hiệu quả và an toàn.
Xây dựng trường học hạnh phúc theo nguyên tắc nào? Trường học hạnh phúc cho trẻ em là mong mỏi của toàn xã hội chứ không riêng gì giáo viên, học sinh hay phụ huynh. Và kể cả trong trường học hạnh phúc thì vẫn sẽ có những lúc học sinh có lỗi, bị kỷ luật nhưng các em vẫn sẽ cảm thấy mình hạnh phúc vì được thầy cô tôn trọng, lắng...