Trường học công quá tải, giáo viên và học sinh lên lớp tại phòng chức năng
Hệ thống trường công lập ở TP. Đà Nẵng đứng trước áp lực quá tải. Nhiều cơ sở đào tạo thiếu giáo viên, phòng học, không đảm bảo cơ sở vật chất, ảnh hưởng không nhỏ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
Năm học này, số lượng học sinh ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tăng nhanh, sĩ số học sinh một lớp khá cao. Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, giáo viên lớp 5 Trường tiểu học Thái Thị Bôi cho biết, hiện cả phường chỉ có một trường tiểu học nên dẫn đến tình trạng quá tải. Chương trình học mới đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, trong đó chú trọng các hoạt động lớp học để học sinh tiếp nhận kiến thức, hình thành, phát triển kỹ năng.
Trường Tiểu học Thái Thị Bôi, TP. Đà Nẵng phải sử dụng hội trường làm phòng học.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, lớp học quá đông ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh: “Tổng cộng lớp tôi có 41 em học sinh mà phải học ở một phòng rất chật chội. Việc dạy giảng của tôi gặp khó khăn trong việc tổ chức hình thức hoạt động của mỗi tiết học. Khó khăn như vậy nên hiệu quả tiết dạy sẽ không cao”.
Không riêng gì quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cũng trong tình trạng quá tải học sinh, chỉ có 75% học sinh Tiểu học của quận học 2 buổi/ ngày. Hàng năm, các quận, huyện của TP. Đà Nẵng đầu tư xây mới, sửa chữa, cơi nới hàng trăm phòng học nhưng vẫn không đủ. Theo Đề án “Xây dựng, nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021 – 2025″ của TP. Đà Nẵng, thành phố tập trung xây dựng mạng lưới trường học đến năm 2025 – 2026 với quy mô là 452 trường, đảm bảo cho khoảng 340.000 học sinh theo học. Tuy nhiên, tiến độ xây trường mới không theo kịp với tốc độ gia tăng dân số.
Nhiều trường tiểu học tại Đà Nẵng không thể cho học sinh học đủ 2 buổi một ngày theo quy định.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, sự biến động về dân cư nhanh dẫn đến biến động học sinh đến độ tuổi đi học. Theo quy định, mỗi lớp ở cấp tiểu học, sĩ số không quá 35 em nhưng hiện nhiều trường tiểu học có lớp học vượt qua con số này. Ông Mai Tấn Linh, cho biết, các trường đã chủ động sắp xếp, phân công giáo viên phù hợp để tổ chức dạy học: “Chúng tôi đang vận động các tổ chức xã hội hóa xây dựng trường, giảm sức ép lên các trường công lập, chỉ có như vậy mới đáp ứng nhu cầu học tập của người dân”./.
Dạy môn tích hợp: Ngược đời, giáo viên sợ nhất bị học sinh giỏi "xoay mòng mòng"
Sợ nhất là những câu hỏi hóc búa hay cách làm sáng tạo của một số học sinh giỏi. Nếu giáo viên không vững chuyên môn sẽ dễ bị xoay mòng mòng đến chóng mặt.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, cần rất nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị học tập, sĩ số học sinh đúng chuẩn...Và, yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất chính là có được một đội ngũ giáo viên giỏi nghề.
Khi người thầy giỏi nghề sẽ có được những giờ dạy tốt. Muốn có được những giờ dạy tốt đương nhiên giáo viên phải biết mười dạy một.
Một khi người thầy không thể có được tiềm lực ấy thì những giờ dạy chỉ đơn thuần là đọc, chép, là sao y sách hướng dẫn, hoàn toàn không thể dạy hay, hấp dẫn, không thể cuốn học sinh vào từng bài giảng của mình.
Video đang HOT
Người thầy lúc này, chỉ đóng vai trò là một thợ dạy và luôn trông mong cho nhanh hết giờ để bước ra khỏi lớp.
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6. (Ảnh minh họa: Nxbgd.vn)
Hiện nay, ngành giáo dục đang trong giai đoạn thay đổi chương trình và sách giáo khoa. Hơn bao giờ hết, rất cần có được một đội ngũ nhà giáo lành nghề, vững chuyên môn.
Tuy nhiên, với việc thực hiện giảng dạy tích hợp môn học như hiện nay đã khiến hàng loạt giáo viên vốn rất giỏi chuyên môn bỗng trở thành những giáo viên yếu kém về kiến thức lẫn kỹ năng sư phạm vì họ phải trở thành "giáo viên biết tuốt". Thầy cô công tác 20-30 năm dạy môn Vật lý, sau 3 tháng và có chứng chỉ bồi dưỡng môn tích hợp được điều động dạy cả Hóa học, Sinh học.
Môn của mình còn dạy chưa xong thì trình độ nào để dạy tích hợp?
Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên), giáo viên dạy trung học cơ sở tại một huyện miền núi của tỉnh khu vực miền Trung chia sẻ:
Dạy môn tích hợp: Giáo viên Vật lý, Sinh mất bao lâu để nhớ được bảng nguyên tố?
Ở các huyện miền núi trước đây, do thiếu nhân lực nên nhiều giáo viên được đào tạo theo diện cử tuyển.
Cũng thời điểm đó, đầu vào cao đẳng, đại học sư phạm cũng lấy khá thấp (3 môn 9 điểm đã đỗ cao đẳng, 12 đến 13 điểm là đỗ đại học) nên ra trường, chuyên môn của những giáo viên này cũng không được đánh giá cao.
Có giáo viên, môn của mình được đào tạo trong trường sư phạm mà dạy còn không tự tin để dạy lớp 8, lớp 9.
Có những bài tập trong sách giáo khoa còn chưa chắc giải được thì làm sao có thể dạy liên môn? Vì thế, ở nhiều trường học hiện nay vẫn đang phân công giáo viên môn nào vẫn dạy môn đó.
Giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán bộ môn khi dạy liên môn cũng gặp muôn vàn khó khăn
Những giáo viên có năng lực chuyên môn trung bình không thể bố trí dạy liên môn đã đành, một số thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên cốt cán bộ môn của trường, của huyện, thậm chí của tỉnh nhưng khi phân công giảng dạy liên môn cũng gặp khá nhiều khó khăn.
Một giáo viên dạy Địa lý cấp trung học cơ sở cho biết: "Đi dạy 24 năm và môn lịch sử không phải thế mạnh từ khi học xong trung học phổ thông, sau đó ít động đến chuyên môn của môn này, giờ bắt học bồi dưỡng lịch sử mấy tháng và bây giờ dạy cả Địa lý và Lịch sử.
Tôi thấy thật khổ sở với việc dạy thêm môn Lịch sử, còn học sinh thì chắc chắn sẽ thiệt thòi vì Lịch sử không phải chuyên môn của tôi nên bài giảng sẽ không sâu và không hay".
Dạy chéo môn vốn đã vất vả nhưng giáo viên còn đối diện với nỗi sợ lớn nhất là bị dự giờ môn học không đúng chuyên môn của mình. Có thầy cô nói mình đang là giáo viên lành nghề bỗng chốc trở thành những thầy cô học việc yếu kém về chuyên môn.
Mong học sinh đừng hỏi câu hỏi khó
Thầy giáo G., giáo viên trung học cơ sở dạy Hoá học, vừa là tổ trưởng tổ Hoá-Sinh vừa là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, là giáo viên cốt cán môn Hoá khi được phân dạy Vật lý và Sinh học đã cho biết:
"Kiến thức lớp 6 vẫn còn khá nhẹ nên chịu khó xem lại bài trước khi lên lớp cũng không vấn đề gì. Thế nhưng, chỉ sợ kiến thức lớp 8, lớp 9 khó sẽ không thể dạy được".
Hết lo chứng chỉ Tin học, Ngọai ngữ, GV lại thấp thỏm với chứng chỉ tích hợp
Thầy G. kể rằng, mình đã từng nhờ một giáo viên có chuyên môn Vật lý dạy giúp tiết Hóa học.
Mặc dù, đã đưa giáo án (có bài soạn tiết dạy) nhưng liên tục nhận được điện thoại "cầu cứu" của giáo viên dạy thay vì chưa cân bằng được phương trình.
Có lúc lại nhờ "giải cứu" một bài giải vì cách làm của một số em khác với đáp án trong giáo án của thầy.
Theo thầy G., sợ nhất là những câu hỏi hóc búa của trò hay cách làm sáng tạo của một số học sinh giỏi. Nếu giáo viên không vững chuyên môn sẽ dễ bị xoay mòng mòng đến chóng mặt.
Vì dạy không đúng môn được đào tạo, chéo môn nên cũng chẳng dám đặt câu hỏi khó với học sinh vì sợ việc giải thích của mình không thể thuyết phục các em.
Ngỡ chỉ những môn khoa học tự nhiên khó mới thế, giáo viên có chuyên môn Địa lý phải dạy Lịch sử hay giáo viên có chuyên môn Lịch sử phải dạy Địa lý cũng gặp khó khăn không kém.
Có giáo viên cho biết, khá nhiều câu hỏi của học trò (cũng chỉ ở mức độ đơn giản) như vì sao có ngày và đêm? Giải thích các mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lý...nhưng do không phải chuyên môn lại bị hỏi bất ngờ nên thầy cô phải hẹn trả lời vào tiết học sau vì còn phải về tìm hiểu.
Có giáo viên tiết lộ, sợ nhất là khi dạy chéo ban mà gặp học sinh cứ hay hỏi. Cầu mong cho không ai hỏi phải câu khó. Một số giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ bí quyết để trả lời trong những tình huống này cho các em tìm hiểu và sẽ trả lời vào tiết học sau.
Trong thực tế, giáo viên biết mười dạy một mà vẫn còn gặp khó khăn khi truyền tải kiến thức đến nhiều đối tượng học sinh. Nhưng khi giáo viên chỉ biết một dạy một thì e rằng chất lượng giáo dục sẽ thật sự đáng báo động.
Trước những thực trạng trên, nhiều giáo viên mong mỏi ngành giáo dục có giải pháp phù hợp để làm sao học sinh không bị ảnh hưởng chất lượng.
Trường nào chưa thi học sinh đã biết đỗ, đừng tổ chức kỳ thi vào lớp 10 nữa Chi phí cho một hội đồng thi là không hề nhỏ. Chỉ vì sợ học sinh không học mà phải tổ chức cả một kỳ thi vào lớp 10 thật sự là tốn kém một cách vô ích. Tại thời điểm giữa tháng 5 này, học sinh lớp 9 ở nhiều địa phương đã bước sang tuần học thứ 35 (tuần học cuối...