Trường học cần đánh giá chỉ số hạnh phúc của học sinh
Để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, trước tiên là phải người hiệu trưởng đầy nhiệt huyết, sau đó là đội ngũ giáo viên lan tỏa cảm hứng đến với học sinh.
Lâu nay, khi nhắc đến trường học là người ta thường nghĩ ngay đến những điều rập khuôn, mang tính truyền thụ kiến thức, áp đặt nội quy là chủ yếu, dẫn đến tình trạng cả đội ngũ lãnh đạo, giáo viên cũng theo “ bệnh thành tích”, duy trì áp đặt trong dạy học và quản lý học sinh. Có một thực tế rằng, học sinh ngày càng “sợ hãi” việc học bởi chương trình nặng, giáo viên dạy theo lối áp đặt, lạm quyền trong các hình phạt…
Xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, như khẩu hiệu “học sinh đến trường mỗi ngày là một ngày vui”, là điều mà nhiều trường học đang nêu cao. Nhưng để xây dựng một ngôi trường “trong mơ” ấy, bắt đầu từ đâu cũng là một thử thách không hề đơn giản mà không phải ngôi trường nào cũng đạt được.
Trường học hạnh phúc, cần sự thay đổi của chính nhà giáo. Ảnh: Q.Anh
Lấy kinh nghiệm thực tiễn của suốt hơn 20 năm qua với cương vị là hiệu trưởng, TS. Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, lựa chọn để xây dựng ngôi trường thành trường học hạnh phúc không hề đơn giản, nhưng phải có sự thay đổi và hướng mọi thứ theo định hướng đề ra.
TS. Nguyễn Văn Hòa cho biết thêm, ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm không áp đặt chuyện thành tích, giáo viên được đánh giá theo năng lực và chỉ số hạnh phúc. Nhà trường sẽ tiến hành khảo sát chỉ số hạnh phúc tại một lớp học để đánh giá chất lượng của lớp học, của giáo viên. Nếu học sinh chưa hài lòng, hạnh phúc sẽ phải xem giáo viên đã thực sự tâm huyết chưa.
“ Ngoài giảm áp lực cho giáo viên, Bộ GD&ĐT cần nâng cao chất lượng đào tạo hiệu trưởng. Người hiệu trưởng phải có trình độ, năng lực cao hơn để giúp môi trường giáo dục trong nhà trường ngày càng phát triển toàn diện.
Các trường đại học sư phạm phải xây dựng mục tiêu đào tạo những người làm thầy và truyền cảm hứng cho những thế hệ học sinh. Để làm sao, trong thời gian tới học sinh đến trường được học không chỉ kiến thức mà còn học để làm người, học để thấy được hạnh phúc hơn” – TS. Nguyễn Văn Hòa cho hay.
TS. Nguyễn Văn Hòa cho rằng, học sinh đi học phải được hạnh phúc. Ảnh: Q.Anh
Là một chuyên gia đào tạo hơn 11.000 hiệu trưởng tại Hàn Quốc, GS. Peck – Trường Đại học Hàn Quốc cho rằng, vai trò của người hiệu trưởng trong nền giáo dục của tương lai, những đổi mới trong quản trị trường học dành cho hiệu trưởng và kinh nghiệm thay đổi hiệu trưởng tại Hàn Quốc – những gì có thể áp dụng tại Việt Nam. Thầy cô nếu muốn tạo ra trường học hạnh phúc cần tập trung giáo dục cảm xúc cho học sinh, thay vì chỉ dạy kiến thức như trước đây.
Đặt ra vai trò quan trọng của hiệu trưởng trong xây dựng trường học hạnh phúc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay cả nước có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh.
Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, để xây dựng được một trường học hạnh phúc cần có những tiêu chí cụ thể. Trong đó, xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân, không có bạo lực học đường; trường học phải là một thiết chế văn hóa xanh, sạch, đẹp; giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến; quan hệ của nhà trường với cộng đồng xã hội.
“ Không phải ngày một ngày hai, không phải một người có thể xây dựng được trường học hạnh phúc nhưng hiệu trưởng nếu biết dẫn dắt, truyền lửa sẽ tạo được môi trường hạnh phúc. Ở đó, giáo viên muốn đến trường, học sinh muốn đi học. Hạnh phúc là một quá trình, chúng ta cứ xây đắp, dần dần sẽ lan tỏa” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo giadinh.net
Nỗi ám ảnh của cô "học sinh cá biệt" và cậu lớp trưởng từng trượt lớp 10 công lập
Trường học, bạn bè, thầy cô từng là nỗi ám ảnh đối với Nguyễn Thu Trang - cô bé mang danh "học dốt cá biệt" nên bị bạn bè xa lánh suốt 4 năm cấp 2 và Đỗ Việt Anh - chàng lớp trưởng xuất sắc bỗng nhiên là học sinh duy nhất của lớp thi trượt vào lớp 10.
Hai câu chuyện được cởi mở kể ra dù khác nhau ở tình huống nhưng lại giống nhau ở điểm, cả hai em học sinh đều cảm giác mình từng không có được niềm tin của mọi người ở trường học và gia đình.
Các học sinh trải lòng kể câu chuyện của mình tại gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc". Chương trình sẽ được phát sóng vào 20h40 ngày 2/6 trên kênh VTV1 và 21h ngày 9/6 trên kênh VTV7.
Cú vấp ngã tưởng chừng không thể đứng dậy...
Tại chương trình gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức", Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện áp lực nhất từ bé đến nay của mình.
Việt Anh có một thời cấp 2 đáng tự hào khi suốt 9 năm học, cả cấp 1 và 2, em đều là lớp trưởng. Anh chàng tự tin và hãnh diện khi mình luôn nằm trong top các học sinh có thành tích xuất sắc trong trường. Kết thúc cấp 2, Việt Anh đăng ký thi vào lớp 10 một trường điểm ở Hà Nội.
Những tưởng mình sẽ đỗ vào ngôi trường mong ước với năng lực và sự tự tin vốn có nên bầu trời gần như sụp đổ ngày em nhận kết quả báo trượt.
"8h sáng ngày hôm đó, khi lên tra điểm, chiếc bánh mì em đang ăn dở trên tay rơi xuống đất lúc nào không hề hay biết. Như sét đánh ngang tai, em thực sự đã bị trượt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội. Đáng nói, lớp có 46 bạn thì 45 người đỗ, một mình em là lớp trưởng lại trượt", Việt Anh không thể quên ngày hôm đó.
Mọi thứ như từ trên đỉnh rơi xuống vực thẳm và tiếp sau đó là những ngày áp lực đến đáng sợ. Gia đình biết tin con trai thi trượt thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em không ai nói với nhau câu gì.
Khi thông báo qua điện thoại, mẹ Việt Anh còn tưởng là em đùa và không thể tin việc con mình có thể trượt được. Khi biết đó là sự thật, mẹ đã phóng vội từ cơ quan về nhà và ôm lấy em mà khóc.
Ngày thường, khi về thì bố em sẽ dắt xe vào nhà trước rồi mới vào. Nhưng chiều ngày hôm đó, bố để xe ở ngoài ngõ và chạy thẳng vào nhà và chỉ hỏi một câu: "Sao rồi con?". Khi sự thật được khẳng định, ông đi một mạch lên phòng không nói một lời.
"Lúc đó em nghĩ 9 năm học tập của mình gần như bỏ đi. Em cũng không biết nên xử sự thế nào với bố mẹ. Tối đó, bố mẹ có lời qua tiếng lại với nhau.
Một phần của cuộc cãi vã mà em có nghe được là bố dường như mất hoàn toàn niềm tin vào em và cho rằng em là người không thể theo được con đường học vấn và hiện thực ước mơ trở thành nhà báo", Việt Anh kể.
Đỗ Việt Anh từng là học sinh duy nhất của lớp trượt cấp 3.
Tuy nhiên, mẹ Việt Anh đã thuyết phục chồng cố gắng cho cậu theo một trường tư nào đó để sửa sai. Ngay ngày hôm sau, mẹ đã giấu bố để đưa em đến một trường tư ở Hà Nội để đăng ký cho học.
Một lần khác, bố nói chuyện riêng với em rằng em không nên đi học nữa mà nên kiếm một công việc gì đó để đi làm...
"Học nữa cũng chả làm được gì đâu", câu nói của bố khiến mọi cảm xúc dồn nén trong Việt Anh trào ra, em nhảy lên và cãi nhau với bố. Bố cũng đã mắng em một cách thậm tệ.
Việt Anh tiếp tục đến trường nhưng không phải là một trường điểm công lập mà là một trường tư. Em đi học với tâm trạng ám ảnh không nói, chẳng rằng với bạn bè, thầy cô mới.
Nhưng bước ngoặt xảy đến khi không hiểu cô chủ nhiệm lấy thông tin ở đâu và rồi chỉ định em làm lớp trưởng tạm thời. Trong em lúc đó có 2 luồng suy nghĩ đấu tranh nhau.
Một là "mình là một đứa trượt cấp 3, làm lớp trưởng nói ai người ta nghe hay nể. Suy nghĩ khác là "thôi cứ làm đến đâu thì làm, cố được đến đâu thì cố".
Nhưng rồi, được sự động viên của cô Thủy, giáo viên chủ nhiệm, em đã nhận lời.
Trong một giờ Lịch sử, giáo viên yêu cầu một người lên thuyết trình. Cả lớp giơ tay, nhưng cô lại chỉ đích danh Việt Anh. "Lúc đó em cũng trước 2 suy nghĩ. Một vẫn là "Mình nói thì ai nghe bởi vì mình là một đứa... trượt cấp 3". Suy nghĩ khác thì "thôi cứ lên, làm được đến đâu thì làm".
Vì áp lực của lần trượt ngã quá đau nên Việt Anh đã mất dần sự tự tin, em thu mình lại trong một chiếc vỏ bọc cứng.
Được sự động viên của cô giáo dạy Lịch sử, em đã đứng lên thuyết trình và khiến cả lớp khâm phục, lắng nghe. Từ lần đó, chàng lớp trưởng cảm giác mình thực sự đã tìm lại được sự tự tin và chính mình.
Về phía gia đình, sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm lớp 10, cả bố và mẹ đều đã có cái nhìn thay đổi và bắt đầu tin tưởng em trở lại.
Cũng từ đó em mới vượt qua được áp lực của việc thi trượt lớp 10 công lập và dám sống, dám tiếp tục phấn đấu theo đuổi con đường tri thức mình chọn.
Cô nàng cá biệt bị bạn bè xa lánh suốt 4 năm
Nguyễn Thu Trang (hiện học cấp 3 tại Hà Nội) trước đây từng theo học tại một trường THCS được coi là trường điểm tại Hà Nội. Bố mẹ em đặt rất nhiều kỳ vọng vào em khi theo học tại lớp giỏi nhất khối. Các bạn ở đó thi đua cùng nhau học và Trang cảm thấy mình kém cỏi so với các bạn.
Trang chia sẻ: "Dường như trong 4 năm học THCS, chưa bao giờ em cảm nhận được tình cảm, sự tin yêu từ giáo viên chủ nhiệm. Mọi người luôn nhìn em với ánh mắt là một học sinh dốt.
Em cảm thấy không một ai hiểu mình hết. Và cũng vì là một học sinh dốt nên tất cả mọi hoạt động trong trường, mọi sinh hoạt của lớp em cũng không được tham gia". Trường học lúc này trở thành nỗi ám ảnh lớn, cô gái bé nhỏ cố gắng nhiều lần nhưng không được ai công nhận.
"Sự tủi thân nhất mà em không bao giờ quên được đó là cô giáo chủ nhiệm đã từng gọi điện cho các bác ở ban phụ huynh nói rằng: Ôi, con bé này học dốt. Con bé này là học sinh cá biệt của lớp.
Ý muốn nói là không nên cho con giao du với các học sinh khác ở lớp. Em bị 2/3 bạn bè trong lớp xa lánh trong suốt 4 năm", Trang nhớ lại.
Bị áp lực lớn khi tới trường nhưng Trang vẫn tìm cách thoát ra, em học hành chăm chỉ hơn, rèn luyện bản thân nhiều hơn. Học kỳ 2 lớp 8, em đã đủ điểm trung bình chung được học sinh giỏi và điều này khiến em rất vui nhưng buổi tổng kết, cô giáo thông báo em không được học sinh giỏi bởi điểm tổng kết trung bình cả năm môn Toán của em bị thiếu 0,1 điểm.
Trang đã thoát khỏi nỗi ám ảnh "học sinh cá biệt" thời cấp 3 nhờ nhận được sự tin yêu của cô giáo cấp 3.
"Em cảm thấy rất buồn khi mọi sự cố gắng của mình không được một ai công nhận", Trang nói - tương lai của Trang có lẽ đã rẽ sang một hướng khác nếu như không gặp được gặp cô chủ nhiệm Đào Thị Ninh khi em bước vào cấp 3.
"Hạnh phúc trước, học tập sau", Trang luôn nhớ câu nói mà cô giáo Ninh đã nhấn mạnh với các học trò ngay trong buổi nhận lớp đầu tiên.
Ở đây, với sự hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm, cô bé cá biệt ngày nào đã được thể hiện mình, được tham gia rất nhiều hoạt động của trường. Và thậm chí, em còn được cô chủ nhiệm tin tưởng giao cho việc làm cán bộ lớp.
"Em cảm giác ở môi trường này, em được thể hiện mình, được khai phá tiềm năng, phát huy thế mạnh. Và cũng nhờ những lần được trải nghiệm, tham gia những sự kiện như thế mà em được hiểu hết bản thân mình, biết vị trí của mình ở đâu và thế mạnh của mình là gì để rồi phát huy".
Trước đây, Trang chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ được mọi người, được bạn bè và thầy cô nhìn với một ánh mắt công nhận. Giờ đây em mới thật sự hạnh phúc vì được là chính bản thân mình, được khai phá tiềm năng. Em thực sự biết ơn vì điều đó.
"Khi được trao niềm tin, chúng em có động lực để phấn đấu, hoàn thiện mình", Trang nhấn mạnh.
Lệ Thu
Theo Dân trí
"Nếu ông không giải quyết được thì ngay đêm nay trường này sẽ bị sập..." Đó là một trong những câu chuyện gay cấn và đau đầu trong hơn 20 năm làm hiệu trưởng của TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). "Làm hiệu trưởng, hầu như ngày nào, tuần nào tôi cũng hao mòn sức lực, trí tuệ vì những câu chuyện áp lực, bạo lực nơi...