Trường ĐH Mở Hà Nội: Tuyển sinh 17 ngành, với 3400 chỉ tiêu
Năm 2021, Trường Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển sinh 17 ngành đào tạo đại học hệ chính quy với 3.400 chỉ tiêu.
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020.
Theo đó, Trường dành 3.200 chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Riêng 3 ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Thiết kế công nghiệp, nhà trường dành thêm 200 chỉ tiêu xét học bạ.
TS Trương Tiến Tùng – Trưởng ban Tuyên truyền và Tư vấn tuyển sinh cho biết, để tạo điều kiện cho thí sinh và phụ huynh có được lựa chọn phù hợp, Trường ĐH Mở Hà Nội không thay đổi nhiều trong phương án tuyển sinh so với các năm trước.
“Năm nay, Trường mở thêm ngành Quản trị Khách sạn. Đây là một trong những ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Trường tuyển sinh 17 ngành đào tạo trên 9 lĩnh vực, thí sinh và phụ huynh nên nghiên cứu kỹ vị trí việc làm sau khi ra trường và điểm đầu vào một số năm gần đây của các ngành để có được lựa chọn phù hợp. Năm học 2021-2022, Trường cũng dự kiến trao học bổng khuyến khích học tập với tổng giá trị khoảng 15 tỷ đồng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt”, TS Trương Tiến Tùng chia sẻ.
Video đang HOT
Trường ĐH Mở Hà Nội không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh; Trường thực hiện quy đổi điểm Ngoại ngữ cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế đang trong thời hạn có giá trị tính đến ngày 31/8/2021.
Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu chi tiết các ngành học
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy của Trường đại học Ngoại thương tại ba cơ sở đào tạo Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh là 3.990 sinh viên.
Trường đại học Ngoại thương chính thức công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021, trường tuyển sinh theo 6 phương thức, cụ thể như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo thông tư 06/2012/TT-BGDĐT): xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên: xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trinh và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển nhà trường quy định (gồm các tổ hợp A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07).
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2021: xét tuyển theo kết quả thi của 2 đại học quốc gia và theo quy định cụ thể của nhà trường.
Phương thức 6 - xét tuyển thẳng: Xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Chỉ tiêu chi tiết vào các ngành như sau:
Đại học Phenikaa chi hơn 50 tỷ đồng học bổng hút thí sinh điểm xét tuyển cao Năm 2021, Đại học Phenikaa dự kiến tuyển khoảng 3.272 chỉ tiêu ở 32 mã ngành/chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Ảnh minh họa Đại học Phenikaa tuyển sinh bằng 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng (10% tổng chỉ tiêu), xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (50% tổng chỉ tiêu), xét tuyển...