Trường ĐH Kinh tế TP HCM ra mắt 3 viện mới
Trường ĐH Kinh tế TP HCM ra mắt 3 viện mới gồm Viện Công nghệ tài chính, Viện Đô thị thông minh và quản lý, Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khoẻ.
Theo Giáo sư Nguyễn Đông Phong – Hiệu trưởng nhà trường, ba viện mới có mục tiêu cung cấp kiến thức và nguồn lực, kết nối người học – nhà nghiên cứu – nhà quản lý để giải quyết những thách thức thời đại 4.0, dựa trên nền tảng của Công nghệ (Technology), tiếp cận quản lý tích hợp, thông minh (Smart) và hướng đến mục tiêu bền vững (Sustainable).
Lãnh đạo 3 viện thảo luận với đại biểu tại sự kiện ra mắt ba viện mới.
Viện Công nghệ tài chính có vai trò nghiên cứu, đào tạo, triển khai ứng dụng trong lĩnh vực FinTech và cung cấp nguồn nhân lực Fintech chất lượng cao.
Viện trưởng Viện Công nghệ tài chính ký kết MOU tại sự kiện ra mắt.
Viện Đô thị thông minh và quản lý là đơn vị kết nối các bên liên quan, chung tay nghiên cứu đề xuất các chiến lược thông minh và giải pháp sáng tạo, giải quyết vấn đề đô thị.
Video đang HOT
Viện trưởng Viện Đô thị thông minh và quản lý ký kết MOU tại sự kiện.
Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe phát triển nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế sức khỏe; nghiên cứu cải thiện các chính sách kinh tế xã hội (đặc biệt nông nghiệp); thu hút các dự án quốc tế để phát triển năng lực nghiên cứu và hợp tác quốc tế; đồng thời tư vấn, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đào tạo.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe ký kết MOU tại sự kiện.
Mặt khác, ba viện có vai trò kết nối cộng đồng, tạo lập môi trường học tập, nghiên cứu, và đào tạo, tư vấn chuyên nghiệp về công nghệ tài chính, đánh giá các tác động của công nghệ đến mọi mặt đời sống xã hội và giải quyết các vấn đề phát triển đô thị, an ninh lương thực, hướng tới xây dựng đô thị thông minh và một nền nông nghiệp xanh, bền vững với sức khỏe con người. Từ đó, góp phần cùng cả nước đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và đề xuất các mô hình quản lý tiên tiến, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
“Điểm khác biệt lớn ở đây là sự tiếp cận để giải quyết vấn đề ở góc độ tích hợp với quản lý kinh tế và xã hội dựa trên thế mạnh của một trường trọng điểm quốc gia về đào tạo về kinh tế, tài chính, kinh doanh và quản trị”, Giáo sư Nguyễn Đông Phong chia sẻ.
Các viện sẽ xây dựng chiến lược, chương trình hoạt động gắn liền với nhu cầu đặt ra của xã hội về kinh tế, tài chính, kinh doanh, xây dựng đô thị thông minh và quản trị sức khoẻ. Đặt biệt là chủ động kết nối các nguồn lực của xã hội để xây dựng cộng đồng, mạng lưới liên kết trong các lĩnh vực để cùng tiếp cận và giải quyết các thách thức của thời đại 4.0. Trong thời gian sắp tới, các viện sẽ hoàn chỉnh đội ngũ, cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động để nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, triển khai các chiến lược đã đặt ra.
Trường ĐH Kinh tế TP HCM có quá trình hình thành và phát triển 45 năm, với nhiều nghiên cứu hàn lâm, công bố quốc tế, và hoạt động nghiên cứu, tư vấn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Phân hiệu ĐH Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long sẽ đào tạo tiến sĩ trong tương lai
Đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM liên quan đến các hoạt động sẽ diễn ra ở Phân hiệu của trường tại Vĩnh Long sau quyết định thành lập của Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã ký quyết định về việc thành lập Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở của Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
GS.TS. Nguyen Đong Phong, Hiẹu truong Truong ĐH Kinh te TP.HCM báo cáo chi tiet ve đe án thành lạp Phan hiẹu vào năm 2018
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư (GS). TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những chia sẻ với Dân trí. Ông Phong cho biết, Phân hiệu Vĩnh Long ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng.
Ngoài ra, Phân hiệu này còn thực hiện nghiên cứu và chuyển giao khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn giảng viên cho vùng. Cùng với trụ sở chính, phân hiệu này sẽ phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong đào tạo, nghiên cứu.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc vận hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Phân hiệu trong thời gian tới, GS Nguyễn Đông Phong khẳng định: "Phân hiệu tập trung đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai, dự kiến tuyển sinh từ năm 2020 khi đảm bảo các điều kiện đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, trường tiếp tục duy trì các khóa đang theo học cho đến hết năm 2022, nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên. Đồng thời, trường tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản trị hiện đại gắn với thực tiễn, yêu cầu địa phương và những vấn đề của thời đại dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4".
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long trở thành phân hiệu của trường ĐH Kinh tế TPHCM (ảnh Internet)
Bên cạnh đó, ông Phong cho biết Phân hiệu tại Vĩnh Long sẽ đào tạo các ngành Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ tích hợp với kinh tế kinh doanh, Quản lý công, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm... nhằm phục vụ phát triển của vùng. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách về kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường, cũng như từng bước mở rộng hợp tác quốc tế tại Phân hiệu.
Người đứng đầu trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho biết nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa về chương trình đào tạo, phương pháp quản trị, có các chính sách nâng cao trình độ và bổ sung đội ngũ hiện có, đặc biệt là tiếng Anh cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp cho người học để Phân hiệu này hực hiện thành công sứ mạnh, tầm nhìn là phục vụ phát triển vùng ĐBSCL.
Lê Phương
Theo dantri
Chuẩn nào cho đào tạo đại học? Sáng 15-6 tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm chuẩn bị xây dựng chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học. Đây là bước triển khai Khung trình độ quốc gia được Chính phủ ban hành năm 2016. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: MINH GIẢNG...