Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoàn thành đánh giá ngoài 3 chương trình đào tạo
Ngày 27/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường ĐH Vinh tổ chức bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo.
Ký kết biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Cụ thể, đó là 3 chương trình đào tạo trình độ ĐH ngành Kinh tế học, Kinh doanh Quốc tế, Quản lý công và chính sách bằng tiếng Anh.
Sau 5 ngày làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, tại phiên bế mạc, các chuyên gia trong đoàn đánh giá ngoài đã trình bày báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát chính thức 3 chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Đoàn đánh giá cao việc chuẩn bị hồ sơ minh chứng, cơ sở vật chất cũng như công tác tổ chức, hậu cần của nhà trường giúp công tác tra cứu minh chứng và làm việc của đoàn được hiệu quả hơn.
Đoàn đánh giá đã làm việc dựa trên các nguyên tắc: khách quan, minh bạch, chất lượng và tiêu chuẩn; nội dung đánh giá dựa trên Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí theo Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH.
Với mỗi tiêu chuẩn, Đoàn đã phân tích những điểm mạnh của Trường cùng những khuyến nghị để nhà trường cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Quang cảnh tại phiên bế mạc.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS, Hiệu trưởng Phạm Hồng Chương gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia trong đoàn đánh giá ngoài với tinh thần làm việc chuyên nghiệp, công tâm, khách quan và trách nhiệm, giúp trường hoàn thành đánh giá 3 chương trình đào tạo.
Những nhận xét, kiến nghị được đưa ra trong báo cáo sơ bộ kết quả kháo sát chính thức đều có căn cứ, dựa trên báo cáo tự đánh giá các chương trình và quá trình thu thập thông tin từ đại diện các bên có liên quan và các phòng ban chức năng.
“Nhà trường trân trọng ghi nhận những những nhận xét, góp ý để tiếp tục nâng cao chất lượng của các chương trình. Đồng thời đây cũng là cơ sở giúp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phát huy các thế mạnh, khắc phục những điểm tồn tại và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng, tiếp tục khẳng định giá trị, thương hiệu, uy tín của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trước người học và xã hội.” – PGS.TS. Phạm Hồng Chương nhấn mạnh.
Phát biểu bế mạc đợt khảo sát, TS. Trần Đình Quang – Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục – Trường ĐH Vinh chúc mừng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và đoàn chuyên gia đã hoàn thành các nội dung trong đợt đánh giá ngoài với kết quả cao; đồng thời sẽ tiếp tục phối hợp với nhà trường hoàn thiện hồ sơ thẩm định để cấp chứng nhận đạt chuẩn kiểm định theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kết thúc phiên bế mạc, GS.TSKH Đặng Ứng Vận – Trưởng đoàn Đánh giá ngoài, TS. Trần Đình Quang – Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục – Trường ĐH Vinh cùng PGS.TS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã ký kết biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức trước sự chứng kiến của các thành viên trong đoàn và cán bộ giảng viên, sinh viên của Nhà trường.
Khác biệt giữa ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế
Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan cấp bộ, cục, vụ,... trong khi đó, cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế chủ yếu sẽ làm việc tại các doanh nghiệp.
Ngày 10/4, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh năm 2021. Nhiều thí sinh quan tâm đến sự khác nhau giữa hai ngành học Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.
Khác biệt nhưng vẫn có sự giao thoa
"Có nhiều người còn mơ hồ về hai ngành học này. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thực tế, hai ngành này có sự giao thoa với nhau như cùng đạo tạo cử nhân kinh tế hay người học đều phải học những môn đại cương, môn cơ sở ngành như nhau", TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết.
TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Cụ thể, theo bà Hồng, cử nhân ngành Kinh tế quốc tế sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan cấp bộ, cục, vụ, viện; các trường đại học, viện nghiên cứu; tham gia vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu, logistics,...
Trong khi đó, cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế sẽ phục vụ cho các ngành về vi mô, các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư quốc tế, dự án nước ngoài, dự án chuyển giao khoa học công nghệ và các dịch vụ quốc tế khác.
Về bản chất, hai ngành này có nhiều nét tương đồng, chỉ khác nhau về các môn chuyên ngành chuyên sâu như Kinh tế quốc tế thiên về vĩ mô, còn Kinh doanh quốc tế thiên về vi mô.
"Chương trình của cả hai ngành học đều được thiết kế dựa trên chương trình quốc tế, tham khảo từ các trường đại học có xếp hạng trên thế giới. Nhìn vào nhu cầu của xã hội và thực tiễn phát triển của kinh tế nước nhà, chúng tôi liên tục có những điều chỉnh chương trình dạy - học sao cho phù hợp, đáp ứng được chất lượng sinh viên và nhu cầu việc làm sau khi ra trường cho các em", TS Hồng chia sẻ
Điểm chuẩn dự kiến vẫn ở top đầu, tỉ lệ 'chọi' cao
Theo TS Nguyễn Thị Thúy Hồng, Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế là 2 ngành còn non trẻ nhưng luôn thu hút thí sinh. Liên tiếp 4 năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của 2 ngành này luôn ở ngưỡng 24 - 28 trên thang điểm 30.
"Ngoài việc giảng dạy lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên sâu về ngành học, sinh viên theo học Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh quốc tế sẽ được nghiên cứu về các chính sách, đối sách, đàm phán quốc tế.
Các tiết học cũng được tăng thời lượng thực hành bằng việc mô phỏng những buổi đàm phán, giúp sinh viên được rèn nghề như trong môi trường làm việc thực thụ".
Sinh viên khi theo học hai ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế cũng đòi hỏi khả năng tiếng Anh phải tốt do các em cần phải học từ các tài liệu chuyên khảo cùng các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Theo TS Hồng, việc đẩy mạnh thực hành và tiếng Anh trong chương trình học sẽ giúp sinh viên vững kỹ năng nghề và năng động hơn. Theo khảo sát, sau khi ra trường, nhiều sinh viên ngành này có thể đạt mức lương khởi điểm dao động từ 800 - 1000 USD/tháng.
TS Hồng nhìn nhận, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc các doanh nghiệp thu hẹp biên chế hoặc kiêm nhiệm khiến tỉ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề giảm đi tương đối so với những năm trước đó.
"Tuy nhiên, đến hiện tại, nhu cầu của xã hội về nhân lực trong hai ngành này vẫn tương đối lớn. Việt Nam là một nước đang phát triển, cần ký kết rất nhiều hiệp định kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc, ít nhất trong khoảng 5 năm tới, ngành học này vẫn thu hút người học", bà Hồng nói.
UEF đạt kiểm định chất lượng 2 chương trình Ngày 24/3, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Trường ĐH Vinh (VCEA) đã công nhận đạt chuẩn KĐCL cấp chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh cho Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM. PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT (phải) trao Giấy chứng nhận cho chương...