Trường ĐH Giao thông vận tải: Nhân lực chất lượng cao cái “cốt” trong đào tạo
Với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo hội nhập quốc tế sâu rộng, những năm qua Trường Đại học GTVT hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, trở thành trường đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành GTVT và đất nước.
Môi trường đào tạo hiện đại
Xác định đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm và hướng đi chiến lược, Trường Đại học GTVT đã tập trung phát triển đội ngũ giảng viên, nhà khoa học ở tất cả các lĩnh vực. Nhiều giảng viên đã có cơ hội học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại nước ngoài, do đó vững vàng trong chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế, thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp…Đặc biệt, nhiều giảng viên có uy tín đã tham gia giảng dạy tại các trường đại học nước ngoài sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt để xây dựng chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết hay dự bị du học.
Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo của Trường Đại học GTVT được kiểm định chất lượng theo các tiêu chí quốc gia và quốc tế. Việc sàng lọc giảng viên được thực hiện sau khi có kết quả kiểm định hàng năm. Đặc biệt, thông qua việc tham gia giảng dạy và quản lý các chương trình tiên tiến và chất lượng cao trong nhiều năm qua, nhiều cán bộ và giảng viên đã được nâng cao năng lực trong công tác giảng dạy cũng như quản lý.
Những năm qua, nhiều đợt giảng viên đã được cử sang các trường đối tác và các trường đại học có uy tín trên thế giới để học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, tiếng Anh và nghiệp vụ quản lý. Những giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình chất lượng cao phải là các giảng viên có thời gian học tập từ nước ngoài hay các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tế, các kỹ sư giỏi nhiều kinh nghiệm từ doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng tiêu chuẩn quy định thỉnh giảng của Trường. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn và đặc biệt là năng lực ngoại ngữ của các giảng viên tham gia chương trình chất lượng cao được nâng lên rõ rệt thông qua các dự án quốc tế về nghiên cứu và giảng dạy, điển hình như: Dự án nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực chuyên môn do Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF tài trợ; Chương trình trao đổi giảng viên tại châu Âu trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Erasmus do Liên minh châu Âu hỗ trợ; dự án hỗ trợ của các công ty nước ngoài như Vinci (Pháp), Nippon Steel (Nhật Bản)… Bên cạnh đó, môi trường đào tạo của Nhà trường được quốc tế hóa với sự có mặt của các giảng viên người nước ngoài giảng dạy, đặc biệt là sự tham gia học tập của khoảng 25 sinh viên quốc tế mỗi năm đến từ châu Âu và Nhật Bản. Hoạt động giao lưu sinh viên quốc tế được duy trì đều đặn với các nhóm sinh viên người Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ…
Bên cạnh đó, Nhà trường luôn chú trọng, tạo điều kiện giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất luôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại với tinh thần ưu tiên phân riêng các phòng học dành cho chương trình chất lượng cao với số lượng là 16 phòng, trong đó có 01 phòng học ngoại ngữ đa năng, quy mô cho 30 – 35 sinh viên. Các phòng, phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị để hỗ trợ việc học tập và giảng dạy chuẩn quốc tế như: Bảng tương tác thông minh 82 inches, máy chiếu projector, hệ thống âm thanh, bàn ghế, điều hòa nhiệt độ, hệ thống wifi và mạng dây; hệ thống phòng ngoại ngữ đa năng; hệ thống thư viện điện tử trang bị đầy đủ tài liệu học tập bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu của sinh viên.
Video đang HOT
Đa dạng hợp tác quốc tế vì mục tiêu chất lượng đào tạo
Hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ý thức được điều đó, những năm qua Trường Đại học GTVT luôn chú trọng, đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực với nhiều phương thức khác nhau. Nhà trường luôn duy trì mối quan hệ với các đối tác chiến lược và thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác mới. Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với gần 60 đối tác quốc tế, trong đó có những trường nổi tiếng như: Trường Cầu đường Paris, Trường Quản trị Normandie (Pháp), Trường Đại học Leeds và Đại học Bedfordshire (Anh), Đại học Tokyo, Waseda, Kyoto, Nagoya, Maizuru, Yokohama (Nhật Bản), Đại học Kỹ thuật Darmstadt, Dresden, Đại học Leipzig, Hannover (Đức), Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học Đường sắt Moscow, Đại học Đường bộ Moscow (Nga)…
Hoạt động hợp tác quốc tế đã đem lại hiệu quả tích cực, từ đó đã nâng cao hiệu quả chương trình chất lượng cao của Trường như: Nội dung chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy liên tục được cập nhật, cải tiến thông qua sự hỗ trợ từ các trường đối tác. Các kỹ sư và cử nhân xuất phát từ chương trình chất lượng cao khi ra trường luôn làm chủ chuyên môn và nắm vững các kỹ năng theo đúng chuẩn mực đầu ra quốc tế. Đồng thời, nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo nước ngoài được bổ sung cho thư viện, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ giảng dạy được nâng cấp từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các dự án quốc tế.
Với tầm nhìn chiến lược về đào tạo chất lượng cao cũng như hợp tác quốc tế, đến nay Trường Đại học GTVT với mô hình Khoa Đào tạo quốc tế kết hợp với các khoa chuyên môn đã thực hiện đào tạo các chương trình chất lượng cao, có trên 20 năm kinh nghiệm thực hiện chương trình chất lượng cao như Cầu đường Việt Pháp và trên 10 năm đào tạo các chương trình chất lượng cao khác như Cầu đường bộ Việt Anh, Công trình giao thông đô thị Việt Nhật, 05 năm đào tạo các chương trình chất lượng cao về kinh tế.
Đặc biệt, Chương trình Vật liệu và Công nghệ xây dựng Việt Pháp mang dáng dấp của một chương trình liên kết khi có nhiều giáo sư từ Pháp sang giảng dạy, qua đó nhiều sinh viên được thực hiện việc chuyển tiếp đào tạo trong quá trình học tập. Đối tác của chương trình này là Viện Mỏ Viễn thông Pháp (Institut De Mines Telecom) đề xuất cấp bằng đôi cho các sinh viên tham gia chương trình. Trong khi đó, Chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông cũng đã thực hiện rất bài bản khi nhập khẩu gần như toàn bộ giáo trình của Trường Đại học Leeds của Vương quốc Anh.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi trường đại học. Những năm qua, Trường Đại học GTVT luôn xác định mục tiêu hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, trở thành trường đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ngang bằng trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành GTVT và đất nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về GTVT
HOÀNG NGÂN
Theo tapchigiaothong
6 đội thi phía Bắc lọt vào Chung kết hùng biện tiếng Việt cho LHS Lào
Sau 1 ngày tranh tài, chiều tối nay (11/10), Ban tổ chức đã chọn được 6 trong số 42 đội thi xuất sắc nhất vào vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào tại Việt Nam năm 2019.
Hình ảnh phần thi của thí sinh đến từ Học viện Tài chính.
6 đội thi gồm 2 đội giành giải nhất là Học viện ngoại giao và Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; 4 đội giành giải nhì gồm: Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH công nghiệp Quảng Ninh.
Ngoài ra còn có 6 đội giải 3 gồm: Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Thủy lợi, Phân hiệu của ĐH Thái Nguyên tại Lào Cai, Học viên Ngân hàng, Học viện Báo chí Tuyên truyền và Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.
Các phần thi hùng biện được đánh giá là có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao.
Nhận định của Ban tổ chức, qua 42 tiết mục thi hùng biện từ các cơ sở giáo dục trên toàn miền Bắc, các LHS Lào, với kiến thức, sự trải nghiệm và tình cảm của mình đối với đất nước, con người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt thực sự nhuần nhuyễn, truyền cảm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Các chương trình dự thi đều có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao.
Chủ đề của các bài thi rất đa dạng, từ kỷ niệm về cuộc sống, kinh nghiệm học tập, danh lam thắng cảnh đến các chủ đề về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Các bài dự thi đã sử dụng vốn từ phong phú, đa dạng, có ngữ điệu hợp lý, qua đó nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ của lưu học sinh Lào đối với đất nước, con người Việt Nam. Phần lớn các bài thi đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem, giúp người xem cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào.
"Qua cuộc thi cho thấy các lưu học sinh Lào đã thực sự vượt qua rào cản về ngôn ngữ để có thể hoà nhập với cuộc sống và môi trường học tập tại Việt Nam" - Ban tổ chức đánh giá.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Trường Đại học Y Hà Nội tiếp tục ký kết hợp tác toàn diện với 15 bệnh viện, giúp các bác sĩ trẻ được thực hành nhiều hơn Sau khi 14 bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện với Trường Đại học Y Hà Nội vào tháng 7/2019, hôm nay 26/9, đã có thêm 15 BV nữa ký kết hợp tác toàn diện với Trường, đánh dấu một bước tiến mới trong chủ trương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà Bộ...