Trường ĐH đào tạo nhân lực du lịch than khó vì thiếu doanh nghiệp “chung tay”
Nếu người học lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành thiếu môi trường thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động chất lượng cao trong bối cảnh quốc tế hoá.
Đó là những thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành cũng như các hệ thống trường đào tạo những ngành học này. Vấn đề được các đại biểu chỉ ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Vụ Đào tạo – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường ĐH Văn Hiến tổ chức ngày 2/8.
Hội thảo về “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế” thu hút đại diện nhiều chuyên gia đào tạo và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tham dự
Nhiều chuyên gia ở các doanh nghiệp và những trường đào tạo đều cho rằng cần tăng cường sự liên kết mang tính bài bản giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
Theo TS Trần Văn Thông, Trưởng khoa Quản trị du lịch khách sạn, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, đào tạo du lịch hiện đã được trao cho cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, khi đi sâu vào việc xây dựng chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù đối với ngành này, các trường rất lúng túng với việc sẽ đào tạo theo hướng nào. Mặc dù trong khi kỳ vọng đặt ra là hướng đến đào tạo với tỷ trọng lý thuyết 50%, thực hành 50%, ông Thông cho rằng đó là bài toán rất khó.
“Nếu cơ chế tài chính cho phép, các trường xây dựng được một vài mô hình mô phỏng như: buồng, bếp, bar…. rất đơn giản. Thứ hai là việc đi thực tập thực tế, chúng tôi đã liên hệ rất nhiều doanh nghiệp, phải nói rằng rất khó khăn, họ đón nhận sinh viên nhưng số lượng ít.
Vậy thì làm sao tăng được hàm lượng 50% thực hành. Do đó, nên chăng trong cơ chế đào tạo, đừng tách ra hai bên và đối lập với nhau, trường thì cứ nai lưng đào tạo, còn thực tế doanh nghiệp đón nhận một cách mờ nhạt sản phẩm mình đào tạo ra. Bây giờ, hai bên nên xích lại gần và có cơ chế cho từng địa phương”, ông Thông chia sẻ.
Còn Ths. Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội thì nhìn nhận, cơ sở đào tạo nào về du lịch cũng phải xây dựng mô hình gần với thực tế. Đơn cử hầu hết các trường thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chuyên đào tạo về du lịch phần lớn là có các khách sạn, nhà hàng để thực hành. Đây là môi trường để sinh viên thực tập, thực hành trước khi ra môi trường thực tế bên ngoài. Ông Khải cho biết, trường ông cũng kết hợp với một số khách sạn, một số công ty du lịch để tham gia vào một số phần việc để cho sinh viên trải nghiệm với môi trường doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông cho rằng cần thẳng thắn thừa nhận, với doanh nghiệp mục tiêu chính là lợi nhuận nhưng hiện nay, chưa có cơ chế hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường.
Sinh viên học ngành du lịch của trường ĐH Văn Hiến đi thực tế tại doanh nghiệp
Theo PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong quá trình phát triển du lịch, vai trò của việc đào tạo ra nguồn nhân lực vô cùng quan trọng. Trong đó, Bộ này phối hợp với các bộ, ngành liên quan đã ban hành những chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn 2030; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Đặc biệt, quy hoạch phát triển nhân lực du lịch giai đoạn 2011 – 2020 đã được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian qua.
Theo Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Còn theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân… trong ngành ước tính cần 620.000 người. Đến năm 2020 nhu cầu nhân lực của ngành du lịch tăng lên khoảng 870.000 lao động trực tiếp.
Hiện nay, cả nước có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch và tham gia giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp.
Lê Phương
Theo Dân trí
Những ngành học 'nóng' mùa tuyển sinh năm nay
Các trường đại học công bố điểm sàn thường dựa trên phổ điểm thi năm nay cũng như số lượng hồ sơ đăng ký vào trường trước đó. Vì vậy, những ngành học có mức điểm sàn cao thường thể hiện mức độ quan tâm của thí sinh cao.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ tại một trường ĐH của TP.HCM có ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngành mới cũng là ngành nóng
Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, dù là ngành học mới nhưng robotics và trí tuệ nhân tạo có điểm sàn xét tuyển lên đến 24. Những ngành khác đang được thí sinh quan tâm những năm gần đây cũng có mức điểm sàn cao là ô tô, công nghệ thông tin 21 điểm (đại trà), 20 điểm (chất lượng cao).
Thời gian vừa qua, rất nhiều trường mở ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Theo lý giải của các trường, đây là ngành học đáp ứng nhu cầu về nhân lực rất lớn trong lĩnh vực này ở thời điểm hiện tại và các năm sắp tới. Sự quan tâm của thí sinh với ngành này cũng rất lớn.
Tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM hay Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng có mức điểm sàn xét tuyển là 17, cao hơn so với nhiều ngành học truyền thống khác ở khối quản trị, tài chính, truyền thông.
Bên cạnh đó, các ngành liên quan đến "quốc tế" đều là ngành nhận được sự quan tâm lớn của thí sinh. Ngành kinh doanh quốc tế tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng có điểm sàn 26, ngang với ngành dược học. Ngành này cũng có mức điểm sàn cao nhất tại Trường ĐH Mở TP.HCM với 18 điểm. Tại Trường ĐH Sài Gòn, ngành này có điểm sàn 17 điểm, cao hơn 2 điểm so với một số ngành khác.
Tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ngành luật quốc tế có mức điểm sàn năm nay lên đến 19 điểm, cao nhất trong các ngành. Ngành quan hệ quốc tế cũng có mức điểm sàn lên đến 18 điểm.
Ngành kinh doanh quốc tế cũng có mức điểm sàn cao tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với 18 điểm. Trong khi đa số các ngành tại trường có mức điểm sàn là 16 điểm.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng ngành kinh doanh quốc tế hay quản trị khách sạn được xem là những ngành nóng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay do cơ hội nghề nghiệp tốt, thu nhập hấp dẫn... nên luôn được thí sinh ưu tiên lựa chọn.
Nhóm ngành có gắn với công nghệ kỹ thuật
Theo thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, hiện nay bên cạnh các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành sư phạm thì các nhóm ngành có gắn với công nghệ kỹ thuật có mức điểm sàn cũng tăng cao.
Điều đó phù hợp với xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Theo số liệu của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành kỹ thuật công nghệ chiếm 35%, nhóm ngành kinh tế, tài chính, quản trị chiếm 33%, nhóm ngành dịch vụ và các ngành còn lại chiếm 32%. Từ thực tế nhu cầu về nguồn nhân lực và sự chọn lựa của thí sinh trong những năm qua chứng tỏ nhiều ngành học trong nhóm ngành kỹ thuật công nghệ và gắn với quốc tế đang được chú ý.
Nhận định về xu hướng chọn ngành này, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc chương trình Dự báo nhân lực, Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế quốc tế, cho rằng việc quan tâm chọn ngành của thí sinh như vậy là đúng hướng. Chẳng hạn, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng gồm chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí về lưu kho, vận chuyển, vận tải, xử lý công nợ... Công việc này rất cần nhân lực và đều là nhân lực chất lượng cao. Những ngành liên quan đến quốc tế cũng vậy. Quá trình hội nhập ngày càng mạnh cần nhân lực có ngoại ngữ, am hiểu công nghệ và luật pháp quốc tế.
"Các trường mở những ngành như vậy là đúng hướng. Đây là các ngành thuận lợi cho TP.HCM hội nhập nhưng để đảm bảo chất lượng đào tạo là cả một quá trình cần lưu tâm. Sinh viên học các ngành này ra trường cũng không có nghĩa là có việc làm ngay. Ngoài kiến thức cũng cần phải kỹ năng, kinh nghiệm... mới tìm được công việc phù hợp và phát triển bản thân", ông Tuấn nhận định.
Theo Thanh niên
Đưa con đi xét tuyển ĐH để biết trường 'Sáng nay, tui muốn đến tận ngôi trường mà con gái sẽ học xem ra sao để khi mọi người ở quê hỏi tui còn biết đường trả lời nữa chứ', Ông Phan Văn Sần chia sẻ khi cùng con đến trường ĐH nộp hồ sơ xét tuyển. Chị Ly Ly (bìa trái) và chị Đăng Thị Thanh Hoàng trong lúc chờ đợi...