Trường đại học tuyển sinh thế nào giữa mùa dịch?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương đã chủ động lùi thời gian tuyển sinh lớp 10. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng đã sẵn sàng với các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Vậy giữa mùa dịch, việc tuyển sinh tại các trường đại học sẽ thế nào? Xét tuyển học bạ và dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT khả thi hơn?
TS. Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với công tác tuyển sinh hiện nay, vất vả nhất là không thể tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh để thí sinh hiểu rõ hơn sở thích của mình về ngành nghề mà mình lựa chọn dự báo cơ hội việc làm tương lai thế nào, mức thu nhập ra sao phải sinh viên phải chuẩn bị những kỹ năng gì.
“Hiện chúng tôi chỉ còn cách tư vấn hướng nghiệp trên trang web và fanpage của trường với hi vọng chuyển tải, giải đáp thông tin kịp thời nhất đến thí sinh”, TS. Trần Đình Lý nói.
Về việc sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ, TS Trần Đình Lý cho rằng, việc xét học bạ sẽ đánh giá con người qua một quá trình học tập xuyên suốt cả mấy năm, chứ không chỉ tập trung vào một bài thi mà đôi khi bài thi ấy lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trường đại học tuyển sinh thế nào giữa mùa dịch? (Ảnh minh họa)
“Hiện nay, mỗi học kỳ sau khi có kết quả thì các trường phải nhập vào phần mềm niêm phong và gửi lên Sở GD&ĐT, như vậy nếu có việc gian lận điểm, sửa điểm học bạ cũng rất hạn chế và sẽ phát hiện ra . Vì vậy, về cơ bản, xét tuyển bằng học bạ cũng có thể là một phương thức tuyển sinh tin cậy”, TS. Trần Đình Lý nói.
Về phương án tuyển sinh của Học viện Tài chính, TS Nguyễn Đào Tùng – Phó giám đốc Học viện cho biết, về cơ bản các phương thức tuyển sinh 2021 vẫn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
“Nhà trường cũng đã lên kế hoạch trong việc những địa phương bị giãn cách xã hội, không thể tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đương nhiên sẽ dành những chỉ tiêu nhất định cho những học sinh ở địa phương này để đảm bảo được quyền lợi cho các em.
Ngoài ra, cùng với những phương án xét tuyển khác thì phương án xét dựa vào kết quả học tập nhà trường để không thấp hơn 50% số chỉ tiêu. Nhà trường cũng đã tính toán trước trường hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT không thể diễn ra theo dự kiến có thể dành tối đa chỉ tiêu để xét kết quả học tập học sinh”.
Video đang HOT
Còn theo PGS.TS Trần Trung Kiên – Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT không thể tổ chức theo kế hoạch hoặc lùi quá muộn so với thời gian tuyển sinh thì các trường cũng sẽ có phương án cho riêng mình.
“Hiện nay tại ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đang tiến hành nhận hồ sơ, phỏng vấn trực tuyến với những thí sinh trong diện xét tuyển thẳng. Còn lại với chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp, nếu không thực hiện được sẽ có thể xét hồ sơ học bạ để công tác tuyển sinh không bị gián đoạn. Hiện nay các trường đại học cũng được giao quyền tự chủ nên cũng có thể linh hoạt việc tuyển sinh của trường mình”.
Hiện nay, thay vì chờ kế hoạch năm học và thi tốt nghiệp của khối THPT trong tình hình dịch bệnh, các trường ĐH đã chủ động chọn phương án tuyển sinh sớm bằng phương thức xét học bạ.
Một số trường không cần xét đến điểm học bạ của học kỳ II lớp 12 để tuyển sinh như Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính mà nhận hồ sơ ngay khá sớm.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu cơ sở đào tạo chủ động chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch dạy và học, lên phương án tuyển sinh dự phòng cho trường mình.
Năm nay, về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn giữ ổn định như năm 2020. Những thay đổi của kỳ thi chủ yếu chỉ mang tính kỹ thuật nhằm quy định chặt chẽ hơn các khâu trong kỳ thi.
Kỳ thi dự kiến vẫn diễn ra trong hai ngày là 7-8/7 với năm bài thi gồm: Ba bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ); một bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc một bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).
Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Trong đó, môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương: Chưa thích hợp
Phân tích trên nhiều góc cạnh, chuyên gia giáo dục, đại biểu Quốc hội, và cả lãnh đạo ngành Giáo dục địa phương đều cho rằng chưa nên giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương trong bối cảnh hiện nay.
Thí sinh Trường THPT Mường Phăng (tỉnh Điện Biên) trao đổi kết quả làm bài cùng giáo viên sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa: Minh Thịnh
Chưa có căn cứ pháp lý
Thời điểm này giao cho địa phương hoàn toàn chủ động tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là chưa thích hợp. Muốn thay đổi phải cần một quá trình, lộ trình bài bản từ tầm vĩ mô cho đến cơ sở. Và, Việt Nam phải có một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) cho cả nước. Theo PGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, đây không chỉ là ý kiến cá nhân ông, mà còn của nhiều nhà giáo Nghệ An.
Lý giải việc "chưa thích hợp", PGS Thái Văn Thành cho rằng: Nhiều người vẫn nghĩ kết quả thi tốt nghiệp THPT đơn giản để xét tốt nghiệp. Nhưng đó là chỉ một trong các mục tiêu của kỳ thi này. Mục tiêu lớn hơn, GDPT là nền tảng vững chắc cho giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Việc có chỉ đạo, giám sát chung của Bộ GD&ĐT với quy chế và đề thi chung, kết quả sẽ đánh giá được mặt bằng chung, không phải mỗi nơi mỗi kiểu. Việc đối sánh kết quả GDPT Việt Nam với quốc tế cũng phải từ kết quả chung này.
Cũng theo PGS Thái Văn Thành, Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang được tổ chức là có chất lượng, được dư luận đánh giá cao và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Hai yếu tố quan trọng bảo đảm độ tin cậy của kỳ thi là Quy chế thi của Bộ GD&ĐT rất bài bản; đề thi do Bộ GD&ĐT xây dựng sử dụng chung trong toàn quốc. "Như Quy chế năm nay, những điều chỉnh kỹ thuật dù rất nhỏ cũng được Bộ GD&ĐT quan tâm sửa đổi để tạo thuận lợi cho địa phương. Quy chế chặt chẽ, lại có sự tham gia của thanh tra Bộ, thanh tra tỉnh vào cuộc, vậy mà vẫn có ý kiến băn khoăn về địa phương này, địa phương kia; huống hồ giao toàn bộ cho các tỉnh, thành" - PGS Thái Văn Thành nêu quan điểm.
Chốt lại, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang tốt và chưa nên thay đổi, nhất là thay đổi tạo ra xáo trộn rất lớn như giao hoàn toàn kỳ thi về địa phương. Chưa kể, việc này cũng ảnh hưởng đến tuyển sinh của trường ĐH, vì hiện, hầu hết các trường vẫn sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Nêu quan điểm cá nhân, ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long thể hiện đồng tình và ủng hộ quy trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay bởi những ưu việt của nó. Hiện, một số thành phố có tiềm lực mạnh (cả về năng lực lẫn tiềm lực tài chính) nguyện vọng được giao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Muốn làm được điều này, ông Ngoãn cho rằng, trước tiên Quốc hội, Chính phủ phải xây dựng hành lang pháp lý, địa phương mới có thẩm quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên.
Hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục chưa giao nhiệm vụ này cho UBND cấp tỉnh. Mặt khác, khi giao địa phương tự chủ trong khâu tổ chức thi (kể cả khâu ra đề thi), cần có những giải pháp bảo đảm chất lượng của kỳ thi, ngăn chặn bệnh thành tích và tình trạng chuẩn đầu ra cấp THPT của các địa phương là khác nhau.
"Thiết nghĩ, việc giao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT cũng có những ưu điểm, nhưng áp dụng vào thời điểm hiện tại là chưa phù hợp" - ông Trịnh Văn Ngoãn cho hay.
Thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi đang tốt, sao phải thay đổi?
Chia sẻ quan điểm về Kỳ thi tốt nghiệp THPT, bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị khóa XIV, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV dẫn Khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019. Theo đó, HS học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được dự thi; đạt yêu cầu được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT được sử dụng cho nhiều mục đích, như: Điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường; tạo đông lực cho HS trong quá trình học tập; đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục các cấp. Kết quả kỳ thi là một trong những căn cứ để nhiều cơ sở giáo dục ĐH sử dụng tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Như vậy, việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết và bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của Luật và thẩm quyền được giao.
"Những năm qua, chúng ta có lộ trình đổi mới thi cử với xu hướng ngày càng giảm áp lực, giảm tốn kém và chủ trương bảo đảm chất lượng. Qua theo dõi 2 năm gần đây, tôi thấy ý kiến cử tri đồng thuận cách tổ chức thi, đặc biệt là trong năm 2020. Cái gì tốt chúng ta nên tiếp tục, phát huy" - bà Hồ Thị Minh nhận định.
Từ quan điểm trên, bà Hồ Thị Minh cho rằng không nên vội vã đặt vấn đề giao kỳ thi cho địa phương. Với sự tham gia của Bộ GD&ĐT trong việc ban hành Quy chế và đề thi chung, cùng với kiểm tra, giám sát, sẽ bảo đảm mặt bằng chung và sự khách quan công bằng trong xét công nhận tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước.
Lý do chưa nên giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho địa phương được TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức) phân tích theo 3 chức năng quan trọng của kỳ thi này từ góc nhìn cá nhân.
Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung với đề thi chung toàn quốc của Bộ GD&ĐT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT do địa phương tự tổ chức, ra đề thi đều thực hiện chức năng xác nhận: Điểm số, bằng tốt nghiệp xác nhận thành tích học tập của người học, kết quả giáo dục của giáo viên, cơ sở giáo dục.
Với chức năng kiểm tra và điều chỉnh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi chung toàn quốc giúp việc kiểm tra tác động và sự phù hợp của chương trình GDPT quốc gia. Từ đó, điều chỉnh chương trình giáo dục, chính sách giáo dục quốc gia thuận lợi hơn.
Với chức năng tuyển chọn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi chung toàn quốc giúp việc công nhận kết quả để tuyển chọn vào các trường ĐH thuận lợi hơn. Kỳ thi do địa phương tự tổ chức, ra đề có thể dẫn đến khó khăn trong công nhận kết quả tương đương của địa phương khác nhau khi xét tuyển ĐH.
"Từ phân tích trên có thể nhận định: Bối cảnh hiện nay của Việt Nam và trong khoảng 10 năm tới, mô hình Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi thống nhất toàn quốc do Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm và các địa phương tổ chức thực hiện là thích hợp" - TS Nguyễn Văn Cường nêu quan điểm.
Tại CHLB Đức, trước năm 2000, kỳ thi tốt nghiệp THPT do các trường phổ thông tổ chức và ra đề. Từ sau 2000, kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi chung ở cấp bang. Bộ Giáo dục bang ban hành chương trình giáo dục của bang và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông với đề thi chung của bang do Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm. Kết quả tốt nghiệp được công nhận toàn liên bang. - TS Nguyễn Văn Cường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh 6 khối ngành năm 2021 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo 52 ngành học đa dạng và mang tính thực tiễn cao ở hầu hết các lĩnh vực trọng yếu. Thành lập từ năm 1997, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, (gọi tắt là HIU) tự hào là trường đại học tư thục đầu tiên tại phía Nam và là trường đại học đào...