Đưa Quy Nhơn trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo
Tỉnh Bình Định đang bắt tay vào cuộc “cách mạng số” xây dựng chính quyền điện tử, khu đô thị giáo dục thông minh; đưa Quy Nhơn thành trung tâm trí tuệ nhân tạo của Việt Nam và thế giới .
Ngày 24/2, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cùng lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh làm việc với đại diện FPT về tiến độ triển khai xây dựng Tổ hợp giáo dục – trí tuệ nhân tạo cũng như tiến độ xây dựng, tuyển sinh của Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Bình Định .
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cùng lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành thăm làm việc về tiến độ thực hiện dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng, Bình Định đang phấn đấu trở thành một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung về kinh tế – xã hội .
Trong những năm qua, địa phương đã đầu tư hạ tầng giao thông, phát triển du lịch , công nghiệp, xây dựng thành phố, bộ mặt thành thị đến nông thôn đều phát triển.
Tỉnh cũng đang đầu tư phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin .
Đặc biệt, dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Long Vân có quy mô khoảng 94ha tại phường Trần Quang Diệu và phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn , tổng mức đầu tư hơn 4.362 tỷ đồng.
Ông Hồ Quốc Dũng cho biết thêm, Bình Định cũng chính thức đưa vào hoạt động Công viên Sáng tạo TMA Bình Định, chuyên sản xuất phần mềm đã chính thức đi vào hoạt động sau 2 năm đầu tư xây dựng.
Những con người này góp phần làm cuộc “cách mạng số” tại Bình Định trong thời gian tới
“Vài ngàn héc ta đất nếu giao cho doanh nghiệp bất động sản để phân lô, bán nền rồi thì địa phương cũng chẳng lợi được bao nhiêu. Song, đầu tư xây dựng khu trí tuệ nhân tạo- đô thị khoa học thì vị thế Bình Định được nâng tầm, con em trong tỉnh có nơi học chất lượng cao, nhân tài là ở đây ra chứ đâu”, ông Hồ Quốc Dũng nói.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cũng chia sẻ, lãnh đạo tỉnh đặc biệt ấp ủ hiện việc chuyển đổi số. “Chuyển đổi số là chủ trương lớn đã được Chính phủ chỉ đạo, do vây, lãnh đạo tỉnh Bình Định rất quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong thời gian đến, đưa tỉnh trở thành một trong những ở trong tốp hàng đầu trong chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030″, ông Dũng chia sẻ.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng một nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số thực hiện trên 3 khu vực: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Đặc biệt, tới đây, tỉnh sẽ ký kết với doanh nghiệp hàng đầu trên lĩnh vực công nghệ thông tin để xây dựng nhanh dự án trí tuệ nhân tạo (AI) tại Long Vân, quyết đưa Quy Nhơn trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng hi vọng, trong năm 2021, Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Bình Định sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên với 300 sinh viên như cam kết
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cũng trực tiếp thăm, làm việc tại Phân hiệu Trường Đại học FPT Bình Định (thuộc phường Đống Đa và phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn ). Công trình nằm trong dự án Tổ hợp giáo dục – trí tuệ nhân tạo quy mô lớn tại Bình Định, được xây dựng trên khu đất rộng 5,7 ha với tổng vốn đầu tư gần 694 tỷ đồng.
Trường đào tạo trình độ đại học, sau đại học, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của khoảng 5.200 sinh viên .
“Trong năm 2021, trường này sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên khoảng 300 sinh viên , đến 2025 là 5.200 sinh viên . Đào tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo cũng như chuyển đổi số của tỉnh Bình Định trong thời gian đến”, ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.
Công nghệ thông tin tiếp tục là ngành học cạnh tranh "gay gắt" nhất
Trong thời chuyển đổi số, lĩnh vực Công nghệ thông tin đòi hỏi nhu cầu nhân lực rất cao, vì vậy, sự cạnh tranh để vào ngành này ngày càng "gay gắt".
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (SoICT), trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí.
Tuyển sinh năm 2020, với phương thức xét tuyển dựa hoàn toàn vào điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Khoa học máy tính (IT1) trường ĐH Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,04, tăng 1,62 điểm so với năm 2019.
Xếp sau đó là điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo với điểm chuẩn lần lượt là 28,65. Điểm chuẩn thấp nhất vào Trường Đại học Bách khoa Hà nội là 19 điểm. Với mức điểm trên, cho thấy sự cạnh tranh lớn để có một suất vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội luôn "căng thẳng".
PGS.TS. Tạ Hải Tùng, Viện trưởng SoICT nói về chương trình đào tạo chất lượng cao An toàn Không gian số
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (SoICT), trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ nhiều năm nay trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) luôn giữ vững định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ đáp ứng mà còn đón đầu xu hướng phát triển KHCN và KTXH của đất nước.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) cũng không nằm ngoài định hướng đó, và với truyền thống đào tạo chất lượng cao, cùng với nhu cầu nhân lực phục vụ sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực CNTT trong thời chuyển đổi số không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực thì có thể nói CNTT ĐHBK luôn là cái tên hot nhất trong các mùa tuyển sinh gần đây.
Theo ông Tùng, năm nay Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) mở thêm chương trình đào tạo chất lượng cao An toàn Không gian số (Cyber Security) với định hướng tuyển các bạn có năng khiếu trong khoa học tự nhiên và đam mê công nghệ để trở thành các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu, dẫn dắt sự phát của lĩnh vực này tại Việt Nam trong những năm tới đây. Chương trình có sự hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước, như IBM, BKAV... để tạo môi trường học tập "thực chiến" cho sinh viên.
Chia sẻ về nhu cầu nguồn nhân lực CNTT, ông Tùng cho hay lĩnh vực CNTT đòi hỏi nhu cầu nhân lực rất cao, vì vậy, sự cạnh tranh để vào các cơ sở đào tạo uy tín như ĐHBK HN là rất "gay gắt".
Tuy nhiên, Công nghiệp 4.0 không chỉ đòi hỏi mỗi nguồn nhân lực CNTT, do đó, cơ hội vẫn sẽ rất nhiều nếu các thí sinh chọn các ngành phù hợp hơn với sức học, nhưng lại có nhu cầu về nhân lực không hề thua kém, như: Điện-Điện tử, Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật Ô-tô... và ngay cả các ngành tưởng chừng rất kinh điển nhưng nhu cầu vẫn rất nhiều như: Cơ khí, Vật liệu, Nhiệt lạnh, Môi trường, Kỹ thuật Hóa học, CN Sinh học - Thực phẩm...
"Trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa, có thể nói trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ không phải vấn đề ngành hot hay không, mà vấn đề chính là ta có đủ kỹ năng nghề nghiệp, đủ trình độ chuyên môn, hay nói nôm na là có đủ "giỏi" trong ngành nghề của mình hay không. Đây mới là vấn đề quan trọng" - ông Tùng nhấn mạnh.
Kiến thức đào tạo ngành Khoa học máy tính:
Kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức cốt lõi về ngành Khoa học Máy tính bao gồm: hệ thống máy tính; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; kỹ thuật lập trình; cơ sở dữ liệu; phân tích thiết kế và phát triển phần mềm; trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án...
Tùy theo định hướng lựa chọn, người học được trang bị thêm các kiến thức chuyên sâu:
- Định hướng công nghệ phần mềm: các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm, quản lý các dự án phần mềm.
- Định hướng hệ thống thông tin: các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin.
Giáo dục - tiền đề để hiện thực hóa khát vọng dân tộc Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), điều làm nên thành công của mỗi quốc gia chính là giáo dục. Chú trọng phát huy năng lực, phẩm chất của HS. Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), giáo dục không thể chần chừ, bị động đồng...