Trường đại học tự chủ thu học phí theo nguyên tắc nào?

Theo một nhóm nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề học phí của các trường ĐH ở Việt Nam, việc tự chủ học phí phải dựa vào 3 nguyên tắc nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng xã hội .

Trường đại học tự chủ thu học phí theo nguyên tắc nào? - Hình 1

Sinh viên đóng học phí vào đầu năm học mới – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cùng cộng sự là tiến sĩ Trần Bá Linh mới đây đã thực hiện một báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về chuyên đề học phí (HP), trong đó đặt ra 3 nguyên tắc để xây dựng HP: chất lượng đào tạo, tính cạnh tranh và sự công bằng xã hội.

Tránh việc chạy theo đồng tiền, tận thu của sinh viên

Theo nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hoài, trong vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay, HP là một nội dung quan trọng do hơn 80% nguồn thu của hệ thống chủ yếu đến từ HP.

Vậy nhưng cách tính HP như thế nào, thu HP ra sao , hiện còn nhiều bất cập, trong đó chủ yếu do thiếu sót hoặc thiếu nhất quán về một triết lý cho mục đích thu HP. Việc thu HP hiện chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng, tính đủ định mức kinh tế kỹ thuật) chứ chưa có yếu tố phát triển.

“Triết lý về mục đích thu HP là cần thiết để tránh việc HP trở thành mục đích của chính nó, hay nói cách khác là các cơ sở giáo dục chạy theo đồng tiền, tận thu của sinh viên (SV) và dồn ngân sách vào tuyển sinh để có thể thu HP nhiều hơn. Triết lý về mục đích cũng giúp từng trường định hướng việc sử dụng HP, tránh đầu tư dàn trải và sự tùy tiện trong quyết định dẫn đến rủi ro về cân đối thu chi hoặc ảnh hưởng tiêu cực cho người học”, Giáo sư Hoài giải thích.

Việc thu HP để tạo ra giá trị cho SV chính là tôn trọng và thực thi sự công bằng, giá trị này phải tối thiểu tương xứng với khả năng nhà trường. Ngoài ra, khi SV nhận được giá trị tương xứng, khả năng cao họ sẽ hài lòng và có động lực tiếp tục đóng HP để theo học, và nhờ đó nhà trường đảm bảo nguồn thu ổn định để duy trì các hoạt động đang diễn ra cũng như dựa vào tích lũy để phát triển vì người học. Sự hài lòng của SV cũng sẽ có sức lan tỏa, nhà trường sẽ xây dựng được uy tín trong xã hội và dễ dàng tuyển sinh hơn.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, giá trị chủ đạo vẫn là giá trị giáo dục. Chức năng phổ quát của trường ĐH gồm đào tạo, nghiên cứu, phục vụ xã hội, nhưng trong bối cảnh giáo dục ĐH của Việt Nam hiện nay, giá trị giáo dục chủ yếu đến từ hoạt động đào tạo. Như vậy, chất lượng đào tạo là chỉ báo cho giá trị mà đào tạo sẽ tạo ra, và qua đó chỉ báo HP.

Làm sao đánh giá chất lượng đào tạo?

Theo nhóm Giáo sư Hoài, đánh giá chất lượng đào tạo để có cơ sở quan trọng xác định mức HP gồm đánh giá quá trình (thông qua kiểm định) và kết quả. Việt Nam đã triển khai kiểm định từ nhiều năm nay, nhưng lại đang khuyết việc đánh giá kết quả.

Cần có các khoản hỗ trợ

Video đang HOT

Một nguyên tắc của tự chủ HP là đảm bảo công bằng xã hội. Việc HP tương xứng với chất lượng và có tính cạnh tranh không có nghĩa mọi SV có năng lực đều trang trải được, đặc biệt nếu họ thuộc các nhóm yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy, HP nên được tính toán để tạo ra các khoản hỗ trợ nhóm yếu thế, có thể là học bổng hoặc trợ giá. Dù vậy, công bằng xã hội là một vấn đề vĩ mô, nên lại cần có sự vào cuộc của nhà nước.

Để đánh giá kết quả, Việt Nam có thể tham khảo quy trình đánh giá Teaching Excellence Framework (TEF) của nước Anh. Qua quy trình TEF, người học có cơ sở đối chiếu giữa chất lượng đào tạo và HP, các nhà quản lý và làm chính sách có thể theo dõi tình trạng chất lượng và HP để ra quyết định phù hợp. TEF quan tâm chất lượng đào tạo của từng nhóm SV nên kết quả TEF có thể gián tiếp cải thiện công bằng xã hội thông qua việc định hướng giảm HP và phát triển chất lượng cho các nhóm cụ thể. Nhược điểm của TEF là kết quả không mang tính so sánh giữa các trường nên sẽ khó để xác định tính cạnh tranh trong HP.

Việc áp dụng một quy trình như TEF tại Việt Nam không dễ. Một trở ngại rất lớn là phải xây dựng cơ sở dữ liệu đồ sộ về SV (đang theo học lẫn ra trường) và về các mặt hoạt động của trường ĐH, đi kèm là khảo sát diện rộng mức độ hài lòng của SV.

Những mặt tối của cạnh tranh HP

Về nguyên tắc cạnh tranh, nhóm của Giáo sư Hoài cho rằng vấn đề không chỉ đơn giản là giảm HP, mà phải nằm ở tương quan chất lượng đào tạo với HP, để người học nhận được giá trị nhiều nhất cho số tiền họ chi ra. Tính cạnh tranh giúp nhà trường năng động, chú ý đến nhu cầu của thị trường hơn, tránh tình trạng đào tạo trong tháp ngà. Điều này cũng giúp các trường không đầu tư dàn trải mà tập trung vào thế mạnh của mình.

Tuy nhiên, cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt tối. Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như: quảng cáo dối, dùng tài nguyên vào các giá trị không thực chất (việc “mua” bài báo khoa học gần đây), hoặc dùng truyền thông tấn công đối thủ, đều sẽ có hậu quả lớn cho xã hội và làm mất uy tín nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách, cơ chế giám sát cạnh tranh.

Một nhược điểm khác của cạnh tranh là sẽ có những ngành chi phí đào tạo quá cao, khiến HP quá khả năng thị trường (ví dụ ngành y), hoặc khiến cho ít người học sẵn sàng chi trả (các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật). Đây lại là những ngành không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, nếu cứ để các trường tuân theo quy luật cạnh tranh thì có thể dẫn tới một nền giáo dục ĐH khiếm khuyết, vì thế cần có sự can thiệp của nhà nước.

Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài và tiến sĩ Trần Bá Linh đều cho biết: “Hiện nay Việt Nam chưa có quy trình đánh giá và thông tin chất lượng đào tạo, đặc biệt là đánh giá kết quả cho thị trường, cộng với việc mới áp dụng tự chủ HP nên sự tùy tiện trong HP là khó tránh khỏi. Các cơ quan quản lý nên theo dõi sát sao và yêu cầu giải trình nếu có dấu hiệu tiêu cực, và xử lý nếu cần thiết, theo pháp luật hiện hành”.

Tự chủ đại học: Đặt hết gánh nặng tài chính lên 'vai' người học?

Có ý kiến cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa, cho phép các trường tự tính chi phí theo chuẩn đầu ra ngang bằng các đại học tiên tiến thế giới, nhằm thu hút 'du học nội địa'.

Tại diễn đàn "Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn" , nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại về những tác động của việc thực hiện tự chủ đến một số vấn đề, trong đó có học phí.

Việc vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa cân nhắc mức học phí để đảm bảo khả năng tiếp cận đại học của người học là vấn đề khiến nhiều đại biểu băn khoăn.

Tăng học phí kịch trần chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt

Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, ông Hoàng Đức Long cho biết, việc đa dạng hóa các nguồn thu của trường hiện nay còn rất hạn chế vì chủ yếu nguồn thu đến từ học phí và lệ phí.

Đây là khoản thu chủ yếu nhưng thường phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh hàng năm (có năm tuyển đạt chỉ tiêu, có năm không đạt). Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định là 18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà, nhưng cũng chỉ đủ bù đắp khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.

"Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ rất hạn chế. Nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, lại phải chia sẻ cho người học như lập các quỹ hỗ trợ sinh viên, vì vậy tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ càng khó khăn hơn nữa", ông Long bày tỏ.

Là một trong những trường đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ, từ một phần cho đến toàn phần, tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, việc học phí phải bù đắp chi phí thường xuyên và chi phí khác cũng là điều tất yếu.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, luật hiện nay quy định học phí phải tính đúng, tính đủ (gồm chi phí vận hành, chi phí phục vụ, xây dựng chương trình, học bổng, phương tiện giảng dạy, hao mòn,...).

Nhưng nếu so sánh giữa trường được đầu tư cơ sở vất chất hiện đại với trường được đầu tư đơn giản thì chi phí vận hành cũng sẽ rất khác nhau. Cùng với một trần học phí, trường càng hiện đại, trang bị càng nhiều phương tiện thì vật tư tiêu hao càng lớn, và ngược lại.

"Ngay như trường chúng tôi hiện nay, nhiều giáo viên kêu ca rằng: "Tại sao trường mình được đầu tư như thế, học phí cao như vậy nhưng lương cán bộ giáo viên lại thấp hơn nhiều trường khác?" . Lý do là bởi, trường phải dành một phần chi phí lớn cho việc vận hành".

Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, những điều này có thể dẫn tới tác động tiêu cực rõ nét sau khi tự chủ là các trường chỉ chú trọng và quan tâm đến việc phải tăng nguồn thu từ học phí bằng mọi giá.

Sẽ khó đột phá nếu chỉ dựa vào học phí

Ông Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên.

"Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Song để cân đối việc nâng học phí thì cũng cần có những chính sách học bổng để hỗ trợ lại cho sinh viên nghèo, học giỏi, tạo ra sự công bằng trong giáo dục".

Ông Thắng cho rằng, sẽ rất khó đột phá nếu các trường chỉ dựa vào việc tăng học phí và "sống chủ yếu nhờ học phí". Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau như hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xin đầu tư từ Chính phủ,...

Tự chủ đại học: Đặt hết gánh nặng tài chính lên vai người học? - Hình 1

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện trường đại học

Ông Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng, hiện nay nguồn thu từ học phí và lệ phí chiếm khoảng 70% tổng nguồn thu của các trường. Tuy nhiên, để nguồn tài chính của trường không "đặt hết lên vai người học", cần phải có sự đa dạng hoá trong nguồn thu.

Ông Phong đề xuất, cơ quan quản lý có thể giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho các trường; các trường được quyền khai thác và được miễn giảm các loại thuế liên quan hoạt động này. Bên cạnh đó, trường đại học cũng được sở hữu và khai thác cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,...) cho liên doanh, liên kết, hợp tác, cho thuê nhằm gia tăng nguồn thu.

Cần tính học phí thế nào?

Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM cho rằng, việc xây dựng học phí cần phụ thuộc vào 4 yếu tố là chi phí, nhu cầu của người học và xã hội, lạm phát, sự thay đổi theo chính sách của Chính phủ.

Dựa trên câu chuyện của chính trường mình, ông Tuấn lấy dẫn chứng, chi phí đào tạo cao nhất tại Trường ĐH Y Dược TP HCM là ngành Y khoa với một sinh viên mỗi năm là 71,8 triệu đồng, chưa tính phần bao cấp. Trường thu học phí 68 triệu/ năm, tức khoảng 6,8 triệu/ tháng. Như vậy, trường cũng phải bù lỗ rất nhiều và nhà trường phải chịu gánh nặng rất lớn.

"Con số này nếu so với một trường mẫu giáo thông thường ở TP.HCM thì đây không phải là mức cao. Đối với ngành Y, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Trường cam kết chất lượng đào tạo của trường là tốt nhất trong khối ngành sức khỏe do có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên hùng hậu.

Chẳng hạn như về đầu tư trang thiết bị, trường đã xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho việc dạy và học theo nhóm nhỏ. Mỗi sinh viên Răng - Hàm - Mặt được thực hành riêng trên các mô hình và trên một ghế nha khoa".

Tự chủ đại học: Đặt hết gánh nặng tài chính lên vai người học? - Hình 2

Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM

Ban đầu, khi thông báo mức tăng học phí, trường gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người học và dư luận. Nhưng sau đó, Trường ĐH Y Dược TP.HCM vẫn tuyển được hơn 104% so với chỉ tiêu ban đầu. Chỉ 202 sinh viên khó khăn nộp đơn xin học bổng hỗ trợ, trong khi trường có tới 800 suất.

Ông Tuấn cho rằng, đây là minh chứng cho thấy dư luận xã hội chấp nhận được mức học phí này.

"So với các trường tư thục trong nước, mức học phí của trường vẫn thấp hơn. Còn so với các trường đại học thế giới, mức thu học phí của trường lại càng không cao. Chẳng hạn ở Đông Nam Á, học phí đào tạo Y khoa các trường công lập từ 8.800 đến 35.000 USD, tư thục là 50.000-60.000 USD", ông Tuấn nói.

GS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, muốn xác định được học phí của các trường cần phải dựa trên chi phí đào tạo bình quân của từng nhóm ngành trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 5 năm).

"Do bị khống chế về mức trần học phí, thường là thấp, thu không đủ chi, nên một số trường đa 'xé rào', ban hành nhiều khoản thu 'tự nguyện' ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu".

Do đó, ông cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa; cho phép các trường tự tính mức chi phí theo các chuẩn đầu ra cao hơn đến mức ngang bằng với các trường đại học tiên tiến trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích thu hút 'du học nội địa'.

https://thanhnien.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-tu-chu-thu-hoc-phi-theo-nguyen-tac-nao-1311170.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thái Lan bắt "Madam Ngo", phụ nữ người Việt bị nghi lừa đảo 300 triệu USDThái Lan bắt "Madam Ngo", phụ nữ người Việt bị nghi lừa đảo 300 triệu USD
6 giờ trước
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý doJustin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
6 giờ trước
Cô dâu bỏ trốn trong đám cưới, chú rể "vừa khóc vừa cười" khi biết sự thậtCô dâu bỏ trốn trong đám cưới, chú rể "vừa khóc vừa cười" khi biết sự thật
6 giờ trước
Chàng trai 1m68 bị gia đình phản đối kịch liệt vì yêu cô gái 'khổng lồ' cao 2m2Chàng trai 1m68 bị gia đình phản đối kịch liệt vì yêu cô gái 'khổng lồ' cao 2m2
5 giờ trước
Nam NSƯT phải cắt nửa lá gan, mổ 3 lần, bị vợ cấm đủ thứ giờ sống sao?Nam NSƯT phải cắt nửa lá gan, mổ 3 lần, bị vợ cấm đủ thứ giờ sống sao?
3 giờ trước
Một phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâmMột phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâm
20 phút trước
Chân dung nữ nghệ sĩ Việt bị trách lấy chồng lần 2 ở tuổi 63 mà không mời, phải vội lên tiếngChân dung nữ nghệ sĩ Việt bị trách lấy chồng lần 2 ở tuổi 63 mà không mời, phải vội lên tiếng
3 giờ trước
Á hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩnÁ hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩn
39 phút trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

Tin nổi bật

11 phút trước
Nhân viên khách sạn ở quận Tân Bình, TPHCM kiểm tra căn phòng ở tầng 4 thì phát hiện một khách nam lưu trú tử vong nên gọi điện báo cơ quan chức năng.
Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Thế giới số

21 phút trước
Cuốn sách Ứng dụng AI trong y tế: Học máy, học sâu và tương lai y học của Tiến sĩ Parag Mahajan là một cẩm nang toàn diện về phương thức mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình nền y học hiện đại.
3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Thế giới

22 phút trước
Thượng tướng Andrei Mordvichev, người được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lục quân Nga mới đây, từng đóng vai trò lớn trong 3 chiến dịch quan trọng của Nga tại Ukraine.
Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá

Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá

Sao châu á

36 phút trước
Không cần danh xưng con sao , Trần Tôn Hựu - con trai Trần Khôn - đã âm thầm toả sáng ở tuổi 23 với tấm bằng kiến trúc và một lý lịch khiến nhiều người bất ngờ.
Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn

Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn

Sao thể thao

1 giờ trước
Mới đây, loạt ảnh hồi đi học và ngày trước của vợ Công Phượng thu hút trở lại. Viên Minh không phải hot girl hay người nổi tiếng, càng không chuộng phong cách nổi bật.
Chuỗi thất bại gây sốc và đâu là cái kết cho Ý Nhi tại Miss World?

Chuỗi thất bại gây sốc và đâu là cái kết cho Ý Nhi tại Miss World?

Sao việt

2 giờ trước
Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đang trải qua hành trình không mấy thuận lợi tại Miss World 2025 khi liên tục dừng chân ở các phần thi phụ quan trọng.
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập

BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập

Nhạc quốc tế

2 giờ trước
BLACKPINK vẫn chưa comeback, không có nhạc mới dù ngày concert đang cận kề. Việc này đã gây nên tranh cãi lớn trong cộng đồng người hâm mộ.
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh

Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh

Nhạc việt

3 giờ trước
Người đứng sau giúp HIEUTHUHAI hoàn thiện giọng hát lại là bạn thân Sơn Tùng, nhiều người không khỏi bất ngờ trước mối duyên thú vị này
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt

Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt

Netizen

3 giờ trước
Một người dân ở Bạc Liêu đã mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, giữ lại 6 tời. Chiều cùng ngày, tất cả đều trúng đặc biệt
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn

Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn

Ẩm thực

3 giờ trước
Với 3 nguyên liệu đơn giản là rau xanh, trứng và thịt nạc, món canh này ăn thanh mát, nước dùng ngọt ngon, cả nhà tôi đều rất thích.
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới

Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới

Xe máy

5 giờ trước
Nếu Velax đại diện cho chất nam tính, Vekoo của giới trẻ sành điệu, thì Oris là mảnh ghép hoàn hảo dành cho phái đẹp ưa thời trang khi lựa chọn phương tiện di chuyển xanh trong đô thị.