Trường đại học Mỹ lên tiếng việc trục xuất du học sinh
Đại diện ĐH Harvard và ĐH Upenn khẳng định họ sẽ làm việc với các tổ chức khác để tìm ra hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho du học sinh.
Ngày 7/7, Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) phát thông báo về việc ngưng cho phép sinh viên nước ngoài học 100% online vào kỳ học mùa thu năm nay.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, 2018-2019 là năm thứ tư liên tiếp có hơn một triệu sinh viên quốc tế theo học tại các trường của Mỹ.
CNN thống kê đa số du học sinh đều đến từ các nước châu Á. Trong đó, Việt Nam có số lượng cao thứ sáu với 24.000 du học sinh. Đứng đầu là Trung Quốc (gần 370.000 sinh viên) và Ấn Độ (hơn 200.000 sinh viên).
Trước thông tin nhiều du học sinh có thể bị trục xuất, trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health) thuộc Đại học Johns Hopkins, đăng thông tin phản đổi chỉ thị visa mới cho sinh viên quốc tế thuộc diện F-1 của Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE).
Trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg cho rằng “quyết định này coi thường sức khỏe và hạnh phúc của sinh viên”. Phía trường cũng cam kết đảm bảo cả về giáo dục và sức khỏe cho những người theo học tại đây.
Sinh viên trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg. Ảnh: Website nhà trường.
Theo Forbes, các trường bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, ĐH Brown, ĐH Stanford, ĐH New York và Đại học Pennsylvania cũng tìm cách trấn an sinh viên quốc tế.
Đại diện ĐH Harvard và ĐH Upenn đều khẳng định họ sẽ làm việc với các tổ chức khác để tìm ra hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho sinh viên, để các du học sinh có thể tiếp tục học.
ĐH New York, nơi có số lượng sinh viên quốc tế nhiều nhất tại Mỹ, cùng quan điểm. Họ tuyên bố kế hoạch học tập kỳ mùa thu sẽ kết hợp hai mô hình học online và offline, phù hợp du học sinh.
Trong khi đó, ĐH Stanford – nơi dự định tổ chức nhiều lớp học trực tuyến – cho hay trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên quốc tế để họ có thể lấy bằng tốt nghiệp đúng hạn. Đồng thời, trường sẽ gửi yêu cầu cho chính quyền cân nhắc lại chỉ thị đã ban hành.
Hiệp hội các trường đại học Mỹ – tổ chức gồm 65 trường đại học nghiên cứu hàng đầu – khẳng định họ đã thúc giục giới chức nước này hủy bỏ hướng dẫn “vô cùng sai lầm” đã ban hành và cung cấp phương án linh hoạt cho sinh viên quốc tế theo tình hình phát triển của dịch Covid-19.
10 quốc gia và vùng lãnh thổ có số sinh viên theo học tại Mỹ nhiều nhất trong năm học 2018-2019. Ảnh: CNN.
Thành phố New York có nhiều du học sinh học tập nhất: 19.605 du học sinh tại Đại học New York; 15.897 du học sinh tại Đại học Columbia.
Chỉ thị visa mới của Mỹ được đưa ra trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 gia tăng trong thời gian gần đây. Một số đại học như Harvard hay Princeton cũng thông báo việc giảng dạy online là một phần của kỳ học mùa thu và mùa hè, ngay cả với sinh viên trong nước.
Nếu chương trình học chuyển sang online hoàn toàn cho mùa thu năm 2020, các sinh viên theo học chương trình này sẽ không được cấp visa. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cũng không cho phép các nhóm sinh viên đó nhập cảnh vào Mỹ.
Sinh viên đang học ở Mỹ theo dạng visa sinh viên F-1 không được ở lại Mỹ nếu chương trình học chuyển sang online hoàn toàn.
Nếu học online 100%, sinh viên buộc phải có “biện pháp khắc phục” (ví dụ như xin nghỉ với lý do y tế hay giảm số lớp học) để có thể ở lại quốc gia này một cách hợp pháp.
Video đang HOT
50 cuốn sách sinh viên đại học hàng đầu Mỹ cần đọc
Những tác phẩm văn học này nằm trong chương trình giảng dạy ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn học tại 30 trường hàng đầu ở Mỹ. Đa phần trong đó là tiểu thuyết phương Tây kinh điển.
Năm 2018, dự án Đề cương mở (OSP) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến với 1 triệu chương trình giảng dạy đại học, dựa trên thông tin đào tạo đã được công bố từ năm 2000 của các trường đại học hàng đầu ở Mỹ. Theo Quazts, tổng số giáo trình dự kiến lên tới 6 triệu đầu sách.
Dựa trên cơ sở dữ liệu trên, Quazts đã chọn ra 50 cuốn sách mà sinh viên các ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Văn học, Giáo dục tại 30 trường đại học hàng đầu ở Mỹ (theo xếp hạng của US News năm 2018) cần đọc.
Có thể kể đến nhiều trường nổi tiếng trên thế giới như ĐH Harvard, ĐH Yale, ĐH Princeton, ĐH Stanford, Viện công nghệ Massachusetts...
Sinh viên ngành xã hội tại các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ được yêu cầu đọc nhiều tác phẩm kinh điển. Ảnh: Pinterest.
Danh sách đó bao gồm:
1. Frankenstein - Mary Wollstonecraft Shelley
2.Canterbury Tales - Geoffrey Chaucer
3. The Great Gatsby - F. Scott Fitzgerald
4. Oedipus - Sophocles
5. Heart of Darkness - Joseph Conrad
6. Paradise Lost - John Milton
7. The Turn of the Screw - Henry James
8. Beloved - Toni Morrison
9. Incidents in the Life of a Slave Girl - Harriet Ann Jacobs
10. To the Lighthouse - Virginia Woolf
11. Their Eyes Were Watching God - Zora Neale Hurston
12. The Odyssey - Homer
13. Mrs. Dalloway - Virginia Woolf
14. Hamlet - William Shakespeare
15. Huckleberry Finn - Mark Twain
16. A Portrait of the Artist as a Young Man - James Joyce
17. Dracula - Bram Stoker
18. Invisible Man - Ralph Ellison
19. Great Expectations - Charles Dickens
20. Ezra Pound - T. S. Eliot
21. The Faerie Queene - Edmund Spenser
22. "The Waste Land"- T. S. Eliot
23. The Sound and the Fury - William Faulkner
24. Moby Dick - Herman Melville
25. The Iliad - Homer
26. Dubliners - James Joyce
27. Walden - Henry David Thoreau
28. The Tempest - William Shakespeare
29. Song of Solomon - Toni Morrison
30. Lais - Marie de France
31. Sula - Toni Morrison
32. Absalom, Absalom - William Faulkner
33. Benito Cereno - Herman Melville
34. The Awakening - Kate Chopin
35. Wide Sargasso Sea - Jean Rhys
36. Passing - Nella Larsen
37. Antigone - Sophocles
38. The House of Mirth - Edith Wharton
39. As I Lay Dying - William Faulkner
40. Ceremony - Leslie Marmon Silko
41. Pride & Prejudice - Jane Austen
42. King Lear - William Shakespeare
43. A Passage to India - E. M. Forster
44. The Picture of Dorian Gray - Oscar Wilde
45. Metamorphoses - Ovid
46. "Contemporary Literature" - Thomas H. English
47. The Sun Also Rises - Ernest Hemingway
48. Leaves of Grass - Walt Whitman
49. Twelfth Night - William Shakespeare
50. The Bluest Eye - Toni Morrison
Trong danh sách trên, nhiều tác giả quen thuộc như William Shakespeare, Ernest Hemingway, William Faulkner, Mark Twain, Oscar Wilde hay Jane Austen.
Một trong số đó bao gồm các tiểu thuyết kinh điển được giảng dạy cho sinh viên ngành Văn học ở Việt Nam như Odyssey (Homer), Hamlet (William Shakespeare), Iliad (Homer)...
Thống kê của Quazts còn cho thấy tại Mỹ, Frankenstein của Mary Wollstonecraft Shelley là tác phẩm hư cấu được dạy nhiều nhất. Đứng thứ hai là Canterbury Tales (Geoffrey Chaucer).
Với ngành lịch sử, cuốn chuyên luận, nghiên cứu được giảng dạy nhiều nhất là America: A Narrative History (George Tindall).
Dịch Covid-19 phức tạp, nhiều du học sinh Việt Nam tại Mỹ được chuyển sang học online Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Mỹ, các du học sinh Việt Nam cùng sinh viên các trường ĐH ở nước này sẽ chuyển sang học online trong thời gian này. Thông báo chuyển qua học online của ĐH Harvard - Ảnh chụp màn hình Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ đang diễn biến phức tạp nên rất...