Trường Đại học Mở Hà Nội trao bằng tốt nghiệp với quy mô lớn nhất từ trước tới nay
Ngày 9/1, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các tân tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân tốt nghiệp năm 2021 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nghi thức trao bằng trọng thể, trang nghiêm nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đây là lễ trao bằng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với tất cả các bậc đào tạo và các hệ đào tạo trong nhà trường.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận và chúc mừng tân tiến sĩ đầu tiên ngành Ngôn ngữ Anh của nhà trường; 213 tân thạc sĩ; hơn 4.400 tân kỹ sư và cử nhân.
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhắc lại, hai năm vừa qua, đất nước và ngành giáo dục phải gồng mình phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và giáo dục.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu tại buổi lễ
“Giữa đại dịch, các bạn chính là những người nỗ lực và mạnh mẽ, vươn lên trong học tập. Các bạn đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành chương trình của khoá học. Đó là một phần quan trọng tạo nên kết quả chung của nhà trường. Từ ngày hôm nay, các bạn sẽ gia nhập đội ngũ cựu học viên, cựu sinh viên của nhà trường với con số hơn 200 nghìn” – PGS.TS bày tỏ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, hơn 28 năm qua, Trường ĐH Mở Hà Nội đã đào tạo và trao bằng cho hơn 200 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sĩ. Hôm nay là tiến sĩ đầu tiên nhận bằng, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho xã hội, với nhiều ngành, trình độ và phương thức đào tạo khác nhau.
Nhiều người sau khi được đào tạo từ nhà trường, không chỉ tạo việc làm cho mình mà còn tạo việc làm cho nhiều người và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Buổi lễ diễn ra theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến
“Các tân tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư hôm nay là niềm tự hào của gia đình, thầy cô giáo; đồng thời tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, tiếp tục đem tri thức và nhiệt huyết của mình tới mọi miền của Tổ quốc” – PGS.TS Nguyễn Thị Nhung chia sẻ.
Đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh trong các trường đại học, cao đẳng
Sáng 11/12, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh trong các trường đại học, cao đẳng".
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Toàn cảnh hội thảo.
Phát biểu khai mạc PGS.TS Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - nhấn mạnh: Học viện thực hiện sứ mệnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
Theo đó, Học viện đào tạo đa ngành, đa bậc học với 55 ngành đào tạo đại học, 22 ngành đào tạo thạc sĩ, 18 ngành đào tạo tiến sĩ. Các ngành đào tạo của Học viện đa dạng như: Nông học, Thủy sản, Chăn nuôi - thú y, Tài nguyên môi trường, mà còn đào tạo các ngành Kinh doanh, Kinh tế, Quản lý, Công nghệ kỹ thuật, Sư phạm Công nghệ, Khoa học xã hội...
Đặc biệt, Học viện có 5 chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh và đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Học viện thu hút các nguồn lực để thực hiện phương châm "Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học". Hội thảo hôm nay là một trong những hoạt động thường xuyên của Học viện triển khai phương châm này.
Tham luận của các nhà khoa học tại hội thảo.
Sau phiên khai mạc, hội thảo tập trung trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến: Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh; Phương pháp dạy - học tiếng Anh; Đánh giá về mục tiêu, chất lượng dạy - học Chương trình đào tạo Ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đồng thời xây dựng và phát triển chương trình dạy - học tiếng Anh; dạy học trực tuyến; Biên phiên dịch và đào tạo biên phiên dịch; Kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh; Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Anh và Yếu tố văn hoá trong dạy học tiếng Anh.
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 28 bài tham luận của các nhà khoa học, giảng viên từ 12 học viện, trường đại học, cao đẳng. Qua 16 báo cáo khoa học do nhà khoa học, giảng viên đến từ các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh thành như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Cần Thơ, cùng với sự thảo luận sôi nổi của quý vị đại biểu, vị khách quý chắc chắn sẽ làm nên thành công của hội thảo.
Đồng thời kết nối nhà khoa học, cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo kết nối các nguồn lực để hợp tác thúc đẩy nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh hiệu quả hơn nữa ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Giáo dục đại học: Chuyển mình E-learning Nếu như trước đây E-learning, một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin mới bắt đầu được tiếp cận và triển khai tại Việt Nam thì trong tình hình dịch bệnh hiện nay, đây được coi là một giải pháp được các trường đại học (ĐH) bắt đầu quan tâm và đầu tư vào phát triển. Ảnh minh...