Trường đại học mang tên Bác Tôn và món quà mừng sinh nhật
Hôm nay (20/8) là ngày kỷ niệm 132 năm ngày sinh Bác Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2020).
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Q.7, TPHCM).
Trong mấy ngày qua, ngôi trường mang tên Bác Tôn đã vui mừng và tự hào vì là trường đại học duy nhất ở Việt Nam được Academic Ranking for World Universities (ARWU) xếp vào top 701-800 đại học xuất sắc nhất thế giới năm 2020; ngang hàng với Đại học hoàng gia Chulalongkorn, một đại học lừng lẫy, giàu có và hầu như luôn đứng số 1 của Thái Lan.
Đây không phải là lần đầu tiên Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) được thế giới xếp hạng. Trước đó có rất nhiều thành quả khác, như: Top 200 Trường phát triển bền vững nhất thế giới (2019) theo UI Greenmetric World University Rankings (UI GreenMetric); Top 200 đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu (2019), Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới theo THE Impact (Times Higher Education); đứng thứ 207 trong Top 500 đại học tốt nhất Châu Á (2020)theo QS (Quacquarelli Symonds).
Nhà trường có một hệ thống Thư viện đúng tiêu chuẩn quốc tế và hiện đại nhất Việt Nam; nơi được xem là Trái tim của trường đại học; đã thật sự thuyết phục được nhiều giới lãnh đạo, tri thức, các Viện, Trường đến tham quan và học tập mô hình hoạt động, quản lý của thư viện,..;. Chỉ trong một thời gian rất ngắn nhưng TDTU đã thẳng tiến, bước chân vào sân chơi học thuật lớn của thế giới với một lộ trình rõ ràng và tầm nhìn đúng đắn.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Cơ sở tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Sự kiện được xếp hạng lần này không chỉ là niềm vui riêng của TDTU mà còn là niềm tự hào, vinh dự của nền giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế. Sự nhận diện quý giá, hiếm hoi của Việt Nam đến từ TDTU trên bản đồ giáo dục các đại học tốt nhất trên thế giới ngày càng đậm nét; và đang rút ngắn dần khoảng cách với các trường đại học danh tiếng thế giới; quả thật là một kỳ tích và là bước đột phá, cải cách giáo dục mạnh mẽ; mở hướng tiên phong cho nhiều lĩnh vực. TDTU đã và đang xứng đáng là “viên ngọc quý” của nền giáo dục đại học nước nhà.
Với thành tựu to lớn này, vừa qua Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi công văn đề nghị phong tặng Anh hùng lao động cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này, có thể nói TDTU tự hào vì đang đi đúng hướng, và thậm chí đối với một số mục tiêu, TDTU đã vượt xa so với những yêu cầu đề ra, xứng đáng là gương mẫu, điển hình cho một ngôi trường thực thi mô hình tự chủ đại học thành công nhất trong cả nước.
Từ TDTU, chúng ta có thêm niềm tin xác đáng rằng giáo dục Việt Nam có thể đạt được những tầm của các đại học tiên tiến nhất trên toàn thế giới; và sinh viên Việt Nam có đủ năng lực, tố chất của một công dân toàn cầu khi được đào tạo từ ngôi trường đại học mang tên Bác Tôn kính yêu này.
Giáo sư Triết học Alfred North Whitehead, Triết gia xã hội và giáo dục người Anh đã từng chia sẻ quan niệm rất nổi tiếng trong giáo dục: “Nhiệm vụ của đại học là sáng tạo ra tương lai”; còn đối với triết lý giáo dục của TDTU mà Hiệu trưởng nhà trường đặt ra là “vì sự khai sáng cho nhân loại”; một giá trị cốt lõi của giáo dục và rất nhân bản để phục vụ nhân sinh.
TDTU đã từng ngày, từng giờ, từng bước, nỗ lực hết sức mình để thực hiện triết lý với sứ mệnh thiêng liêng, nhiệm vụ cao cả. Nhà trường đã và đang ngày càng tin hơn, sâu sắc hơn rằng: “Từ nơi đây, ánh sáng sẽ chiếu đến khắp nơi trong vũ trụ”. Thật sự rất đáng tự hào và đầy trân quý! Niềm vui sướng này là kết quả của sự tận hiến, nỗ lực hết sức mình của ngôi trường mang tên Bác Tôn. Đây cũng là món quà quý giá nhất nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2020).
Du học tại chỗ và hướng lựa chọn chương trình quốc tế trong nước
Biến động toàn cầu do COVID-19 ở các khía cạnh khác nhau làm cho nhiều thí sinh, phụ huynh dần thay đổi hướng lựa chọn đối với các chương trình quốc tế, liên kết đào tạo ở các trường đại học tại Việt Nam.
Sinh viên trở thành công dân toàn cầu tại Việt Nam nhờ môi trường học tập quốc tế
Những chương trình này vốn dĩ đã được định hình và có uy tín tại thị trường trong nước nhiều năm qua, có lẽ đây là thời điểm các chương trình này bộc lộ được nhiều ưu điểm bởi tính phù hợp xu thế.
Ưu điểm của du học tại chỗ
"Địa phương hóa toàn cầu" hay glocalization (khái niệm ghép bởi toàn cầu hóa - globalization và địa phương hóa - localization), đã không chỉ là thuật ngữ trong các nghiên cứu khoa học cao siêu. Làn sóng này đang diễn ra với sự "bùng nổ dân số" của các doanh nghiệp theo mô hình liên doanh, đa quốc gia, vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Kéo theo đó là nhu cầu rất lớn về những công dân toàn cầu am hiểu địa phương - người có năng lực và nhận thức phù hợp cho môi trường làm việc đa quốc gia, đồng thời am hiểu văn hóa và thị trường nội địa. Không phải ai khác, sinh viên du học tại chỗ chính là nhóm mang lợi thế này.
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên du học tại chỗ trải rộng từ các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam cho tới thị trường việc làm nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tại nước ngoài có hoạt động kinh doanh ở thị trường Việt Nam rất cần tuyển dụng nguồn nhân lực bản địa.
Đặc biệt, nhờ mối liên kết sâu rộng giữa nhà trường - doanh nghiệp, sinh viên du học tại chỗ càng trở thành một bộ phận không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Điểm nổi bật của những thí sinh chọn du học tại chỗ là học tại Việt Nam vẫn thụ hưởng được điều kiện học tập tốt, chi phí tương đương 1/3 so với du học tại các nước phát triển như Anh, Mỹ... đặc biệt là chất lượng đào tạo dựa trên cơ sở chương trình chuyển giao giữa hai bên nên gần như đảm bảo các tiêu chí về đào tạo của một ngành học.
Quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lý an toàn, gần người thân trong một bối cảnh chung biến động như hiện nay.
Khi giấc mơ du học vẫn hiện thực hóa được tại Việt Nam
Theo nhận định của TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc - Phó Hiệu trưởng phụ trách chương trình đào tạo quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF): " Việc triển khai các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo các chương trình quốc tế tại Việt Nam đã rất phổ biến gần thập kỷ qua. Tuy nhiên, vì một tâm lý nhất định, người học và gia đình vẫn mong muốn trải nghiệm môi trường đào tạo tại chính các quốc gia phát triển. Các chương trình đào tạo này tại Việt Nam rất đa dạng, linh hoạt, chưa nói đến tính phù hợp về chi phí và chất lượng giảng dạy cho người học. Đặc biệt là tính liên kết, kết nối, nâng tầm bằng cấp ngày càng rộng mở và dễ dàng".
Theo tìm hiểu tại UEF, trường này cũng đang đào tạo hai chương trình quốc tế của Anh quốc là Đại học Gloucestershire, đào tạo ngành Quản trị kinh doanh và Marketing, Tiếng Anh và Ngôn ngữ học, Quản trị khách sạn, khu nghỉ dưỡng và du lịch; Đại học Leeds Trinity đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng.
Đây cũng là các chuyên ngành đào tạo mang tính xu hướng và thực tế cao.
Với các chương trình đào tạo, sinh viên được huấn luyện tư duy mở, sở hữu vốn kiến thức chuyên môn phong phú từ chương trình học chuẩn quốc tế và trình độ ngoại ngữ ngang hàng với bạn bè toàn cầu, nhiều du học sinh đã tự tin trở về Việt Nam và bắt đầu cho một khởi đầu mới.
Trải nghiệm nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam - một lựa chọn đáng cân nhắc
Thực tế chứng minh, du học tại chỗ hiện nay không chỉ là một biện pháp thay thế xuất ngoại, đây còn là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với một thế hệ trẻ Việt Nam đang phấn đấu trở thành những công dân toàn cầu ngay tại sân nhà.
Sinh viên du học tại chỗ vừa sở hữu bản lĩnh quốc tế, vừa có sẵn lợi thế sân nhà
Chương trình cử nhân quốc tế tại UEF có sự tham gia giảng dạy của các giảng viên đến từ Đại học Leeds Trinity và Đại học Gloucestershire
Tham gia chương trình cử nhân Anh quốc hợp tác cùng Đại học Gloucestershire hoặc Đại học Leeds Trinity, sinh viên được thụ hưởng chương trình đào tạo theo chuẩn Anh quốc, ngoài "du học tại chỗ" còn có thể nắm bắt nhiều cơ hội chuyển tiếp 2 2 hoặc 3 1 tại hơn 20 đại học của Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan... là đối tác của UEF.
Các chương trình nhận hồ sơ xét tuyển đến 31-7-2020 theo từng lộ trình học tập của thí sinh ở bậc THPT theo chương trình Việt Nam hoặc các nước.
Phương án thi tuyển sinh: Xoay không kịp với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT? Từ năm 2015, tuyển sinh của các trường ĐH phần lớn phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Năm nay, chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh tự chủ ĐH nên bản thân Bộ GD&ĐT và các trường đều rất lúng túng. Các trường ĐH đang "ngồi chờ" nhất cử nhất động mọi động thái chính sách từ phía...