Trường Đại học Luật Hà Nội chủ động cập nhật, kiện toàn các chương trình đào tạo
Nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ Đại học, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Trường thực hiện rà soát, cập nhật, sửa đổi các chương trình đào tạo.
Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
Hoạt động được tiến hành khẩn trương, tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021, với sự tham gia của toàn thể giảng viên, lãnh đạo các khoa chuyên môn, các phòng chức năng và sự tham mưu của Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Khảo thí.
Cuối tháng 6/2021, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên đã ký quyết định ban hành 6 chương trình đào tạo trình độ đại học, bao gồm: Ngành Luật, ngành Luật chất lượng cao, ngành Luật Kinh tế, ngành Thương mại quốc tế, ngành Luật dành cho cán bộ pháp chế bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và doanh nghiệp Nhà nước và ngành Ngôn ngữ Anh.
Các Chương trình đào tạo (CTĐT) nói trên đã được rà soát, cập nhật và sửa đổi đúng quy trình quy định tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành.
Việc tổ chức khảo sát, lấy ý kiến thông qua các hội thảo cấp khoa, hội thảo cấp trường có sự tham gia của lãnh đạo các khoa, bộ môn chuyên môn của Trường, đại diện một số cơ sở giáo dục đại học đào tạo luật; lấy ý kiến trực tiếp từ người sử dụng lao động, cựu sinh viên, các tổ chức hành nghề luật, người học và giảng viên.
Tổ chức tham khảo, đối sánh với một số chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài để hoàn thiện các khối kiến thức cần thiết phù hợp với nhu cầu và điều kiện đào tạo luật hiện nay. Qua đó, các CTĐT đại học mới ban hành được điều chỉnh lại cấu trúc, khối lượng kiến thức thống nhất với tổng số 129 tín chỉ, thời lượng đào tạo 4 năm; nội dung của các CTĐT cũng đã tăng cường tính liên thông ngang, tạo sự đồng đều và thuận lợi cho triển khai giảng dạy và cũng tạo điều kiện cho người học có thể học văn bằng đại học thứ hai một cách thuận lợi nhất.
Video đang HOT
Bản mô tả CTĐT được thiết kế công phu, thể hiện được sự liên kết chặt chẽ từ Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi và Triết lý giáo dục của Trường đến Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của CTĐT; các phương pháp dạy – học và các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học để đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT; lịch trình giảng dạy của từng CTĐT được thiết kế hợp lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa chuyên môn với các đơn vị quản lý đào tạo.
Các Chương trình đào tạo đại học mới ban hành của Trường Đại học Luật Hà Nội được cập nhật đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học. Các CTĐT đại học mới này được áp dụng cho các khoá tuyển sinh từ năm 2021.
Thủ khoa khối C Vĩnh Phúc được 10 điểm Sử: buồn vì nhiều bạn đã 'bỏ rơi' môn học
Với điểm Ngữ văn 8,75, Sử 10 và Địa 9,75, tổng khối C00: 28,5, em Trần Ánh Dương là một trong ba thủ khoa khối C của tỉnh Vĩnh Phúc.
Bước rẽ đáng nhớ
Em Trần Ánh Dương, học sinh Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên là một trong ba thủ khoa khối C của tỉnh Vĩnh Phúc. Với kết quả này, Ánh Dương đã thực hiện được mong ước thành sinh viên Đại học Luật Hà Nội.
Ánh Dương chia sẻ: "Em học lớp khối D rồi đột ngột chuyển khối C vào lớp 12 nên lúc đầu cũng khá lúng túng. Mọi người cũng không đồng thuận nhưng em thấy tự tin và vẫn theo kế hoạch của mình. Em mong muốn theo ngành Luật hoặc Sư phạm Văn và chiến lược của em là tự học và học thầy, học bạn."
Được biết, Ánh Dương là con gái cả trong gia đình, em trai cùng trường năm tới sẽ vào lớp 12. Bố mẹ Ánh Dương làm công nhân ở thành phố Vĩnh Yên nhưng luôn dành cho con mọi thứ cần thiết để học tập và luôn ủng hộ con. Bởi bố mẹ Ánh Dương nhận thức rằng, đầu tư cho giáo dục của con cái là đầu tư cho tương lai và bền vững.
Cô giáo Lưu Thị Phương Loan, giáo viên dạy Lịch sử chia sẻ rất nhiều ấn tượng về cô học trò nhỏ nhắn, lanh lợi: "Ánh Dương lớp 10, 11 không có gì nổi bật vì khi đó em ấy xác định thi khối D. Khi Dương quyết định chuyển sang học khối C, em ấy thay đổi nhiều lắm: các giờ học Lịch sử đều học hứng thú và say mê, ham học hỏi, tìm tòi và khám phá.
Những lúc gặp câu khó, Dương đều hỏi và trao đổi tranh luận với giáo viên. Dương tư duy rất thông minh và logic, em biết xâu chuỗi các sự kiện, vấn đề, cách lý giải nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa... một cách chắc chắn.
Trên lớp, trước thi chuyên đề, Dương thường ngồi chia sẻ với các bạn trong lớp về kiến thức Lịch sử và phương pháp ôn tập hiệu quả."
Chân dung Thủ khoa khối C tỉnh Vĩnh Phúc Trần Ánh Dương. Ảnh: Văn Lự
Chia sẻ về bí quyết đạt điểm 10 Lịch sử, Ánh Dương cho biết: "Em không bất ngờ, sau thi em đã tự chấm và dự đoán điểm cao rồi. Câu khó, suy luận em đã chọn đúng. Còn học Sử, theo em không khó mấy. Thấy các bạn "bỏ rơi" môn này, em cũng buồn. Em nghĩ rằng các bạn không đam mê học Sử phần vì phương pháp giảng dạy chưa lôi cuốn, phần vì sức hút nghề nghiệp bộ môn khối C, nên nhiều bạn không học nên điểm thấp.
Theo em, học môn Sử hay môn nào cũng cần tư duy, chứ không phải học thuộc, nhớ kỹ. Môn Lịch sử, em cố gắng để hiểu bài trên lớp, đọc nhiều và ghi nhớ các sự kiện chính, vận dụng giải bài tập.
Khi làm bài tập, tự đối chiếu và lý giải vì sao sai, nếu chưa hiểu, em hỏi bạn thân học Chuyên Sử hoặc hỏi cô Loan (giáo viên dạy Sử - PV). Bí quyết của em là học hiểu và tự học, tự tìm hiểu, tự kiến giải để lĩnh hội tri thức".
Một học sinh năng động và trách nhiệm
Cô giáo Đỗ Thị Thu Hiền, Chủ nhiệm lớp 12A7, khối D cho biết: "Ánh Dương là học trò nhỏ xinh, rất ngoan và đáng yêu, có năng lực văn thể, nhiệt tình tham gia hoạt động tập thể, thích hát, múa. Em phụ trách văn thể của lớp, thanh viên ban truyền thông và đội tình nguyện. Em là học sinh giỏi toàn diện và rất chăm chỉ học tập và hoạt động tập thể.
Trong công việc, bạn bè, Ánh Dương không nề hà công việc gì. Ánh Dương quan tâm, giúp bạn và làm tốt việc được giao. Bạn bè rất yêu quý và nể phục cô bạn năng động nói được, làm được".
Trần Ánh Dương trong tuần Học kỳ quân đội năm 2020. Ảnh: Văn Lự
Ánh Dương chia sẻ thêm: "Có lẽ em sẽ học Luật thay vì thành cô giáo dạy Văn. Em sẽ cố gắng hơn, học tốt để giành học bổng, đỡ đần cho bố mẹ và chuẩn bị hành trang cho tương lai. Có điều kiện em sẽ làm thêm để có tiền học thêm ngoại ngữ nữa".
Chia sẻ về thời điểm biết kết quả thi, Ánh Dương tiết lộ về người em chia sẻ niềm vui này.
"Bố mẹ đã cùng thức với em để xem điểm rồi. Vì thế, ngay khi có điểm, em báo tin và cảm ơn cô Phương Loan, nhờ cô động viên và truyền cảm hứng học Sử, giúp đỡ em cả khi 12 giờ đêm. Em cảm ơn cô chủ nhiệm Thu Hiền và các bạn 12A7, luôn giúp và ủng hộ em thực hiện công việc và học tập. Cảm ơn bố mẹ và nhà trường đã cho em cơ hội tốt nhất đi đến ước mơ của mình!"
Thầy Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên cho biết: "Lần đầu tiên nhà trường có thủ khoa khối C của tỉnh, lần đầu tiên một học sinh chuyển khối đạt 10 điểm môn Lịch sử. Đó là thành tích rất đáng tự hào của học trò và nhà trường và khẳng định rằng, chỉ cần đam mê và nỗ lực, học trò nhất định sẽ đến được ước mơ của mình".
Tham khảo điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 4 năm qua Phụ huynh, học sinh có thể tham khảo điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 4 năm qua để đưa ra lựa chọn phù hợp. Năm nay, Đại học Luật Hà Nội tuyển 2.000 sinh viên (ít hơn năm ngoái 265 em). Riêng ngành Luật lấy 1.410, phân bổ lần lượt cho hai cơ sở Hà Nội và Đắk Lắk là 1.280 và...