Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023.
Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy.
GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, năm 2023 Trường cơ bản giữ ổn định phương án tuyển sinh đại học chính quy như năm trước. Sử dụng 04 phương thức xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu cụ thể như sau:
Xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội
Năm 2023 Trường xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy năm 2023 của ĐH Bách khoa Hà Nội với 7 mã ngành/chương trình (25% chỉ tiêu mỗi mã) sau đây:
Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của Trường
Phương thức xét tuyển kết hợp áp dụng cho tất cả 60 mã ngành/chương trình tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 với 5 nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1. thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT và ACT
Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/06/2023 đạt SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên, tốt nghiệp THPT chương trình trong nước hoặc nước ngoài (Thí sinh khi thi cần đăng ký mã của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793 -National Economics University và ACT là 1767 -National Economics University . Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Trường thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT).
Chỉ tiêu: 3% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển.
Điểm xét tuyển (ĐXT) quy về thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm SAT *30/1600 điểm ưu tiên (nếu có)
ĐXT = điểm ACT *30/36 điểm ưu tiên (nếu có)
Nhóm 2: thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực ( ĐGNL) năm 2022 hoặc năm 2023 của ĐHQG Hà Nội đạt từ 85 điểm trở lên hoặc của ĐHQG TPHCM đạt từ 700 điểm trở lên.
Chỉ tiêu: 17-20% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) quy về thang 30 được xác định như sau:
Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội:
ĐXT = điểm ĐGNL * 30/150 điểm ưu tiên (nếu có)
Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh:
ĐXT = điểm ĐGNL * 30/1200 điểm ưu tiên (nếu có)
Video đang HOT
Nhóm 3: thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia
Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh thỏa mãn cùng lúc 02 điều kiện:
(1) Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/6/2023 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên;
(2) Có điểm thi ĐGNL năm 2022 hoặc năm 2023 của ĐHQG Hà Nội đạt từ 85 điểm trở lên hoặc của ĐHQG TPHCM đạt từ 700 điểm trở lên.
Chỉ tiêu: 20% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT (điểm ĐGNL * 30/150)*2/3
điểm ưu tiên (nếu có)
Với điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT (điểm ĐGNL * 30/1200)*2/3
điểm ưu tiên (nếu có)
Bảng điểm quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế:
Nhóm 4: thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT.
- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/6/2023 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên và có điểm thi TN THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
- Chỉ tiêu: 20% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
- Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT tổng điểm 2 môn xét tuyển
điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Tổng điểm 02 môn xét tuyển = Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
Bảng điểm quy đổi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Nhóm 5: thí sinh là học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên toàn quốc/ trường THPT trọng điểm quốc gia kết hợp với điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT.
Điều kiện nhận hồ sơ: thí sinh thỏa mãn cùng lúc 02 điều kiện:
Là học sinh hệ chuyên (3 năm lớp 10, 11,12) các trường THPT chuyên toàn quốc, học sinh hệ chuyên các trường THPT trọng điểm quốc gia.
Có điểm trung bình chung (TBC/TB cộng) học tập của 6 học kỳ (3 năm lớp 10, 11,12) đạt từ 8,0 điểm trở lên (điểm trung bình học kỳ nào đó có thể nhỏ hơn 8,0).
Chỉ tiêu: 10% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm TBC học tập 6 học kỳ tổng điểm 02 môn xét tuyển
điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Tổng điểm 02 môn xét tuyển = Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của môn Toán và 01 môn bất kỳ khác thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
20 điểm mới được nộp hồ sơ
-Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ngưỡng đầu vào dự kiến là 20 điểm gồm điểm ưu tiên. Trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngưỡng đầu vào dự kiến là 18 điểm.
- Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ của từng nhóm đối tượng xét tuyển kết hợp.
Nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng và xét tuyển
Nộp hồ sơ và đăng ký nguyện vọng
- Thí sinh đạt ngưỡng đầu vào, đủ điều kiện được nộp hồ sơ xét tuyển theo tất cả các đối tượng và phương thức xét tuyển.
- Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng (NV) theo mã ngành/chương trình của Trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (NV1 là NV ưu tiên cao nhất); thí sinh chỉ được trúng tuyển 01 NV.
Nguyên tắc xét tuyển
- Trường xét tuyển theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các NV đã đăng ký; nếu đã trúng tuyển NV có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các NV có mức độ ưu tiên tiếp theo.
- Xét tuyển theo mã ngành/chương trình, lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự NV giữa các thí sinh.
- Nếu xét tuyển theo mỗi nhóm đối tượng không đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang cho nhóm đối tượng khác.
Trường k hông sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ
GS.TS Phạm Hồng Chương lưu ý với thí sinh, Đề án tuyển sinh đại học năm 2023 của Trường được công bố sớm, vì vậy sẽ có một số thay đổi khi có thông tin mới của Bộ GD- ĐT và của Trường, thí sinh cần lưu ý theo dõi, cập nhật.
Theo đó, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [ (30 - Tổng điểm đạt được)/7,5 ] Mức điểm ưu tiên quy định
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.
Đồng thời, trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển, ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và của Trường.
GS Chương lưu ý thêm, thí sinh diện được tuyển thẳng nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng thì chỉ được cộng điểm ưu tiên xét tuyển nếu đăng ký xét tuyển theo kết quả (tổ hợp) điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Nhà trường lưu ý, đối với 7 mã ngành/chương trình đã dành 25% chỉ tiêu mỗi mã xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐHBK Hà Nội nên chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết hợp chỉ là 50% chia theo 5 nhóm đối tượng tương ứng là 3%-7%-15%-15%-10% mỗi nhóm.
Năm 2023 Trường vẫn sử dụng 9 tổ hợp (4 tổ hợp/mã) điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển như năm 2022, cụ thể là: A00, A01, B00, C03, C04, D01, D07, D09, D10.
ĐH Kinh tế Quốc dân ban hành quy chế tuyển sinh riêng năm 2023
ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng.
ĐH Kinh tế Quốc dân chính thức ban hành quy chế tuyển sinh đại học riêng áp dụng từ năm 2023. Ảnh: ĐH Kinh tế Quốc dân.
Quy chế tuyển sinh ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2023 được GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường, ký ban hành với 27 điều. Quy chế này được áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1/1/2023.
Về cơ bản, quy chế tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân là sự tích hợp giữa các quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và những yêu cầu đặc thù của trường (không áp dụng với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng).
Trong đó, nội dung đáng chú ý là từ năm 2023, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng 2 năm đối với những thí sinh được hưởng là năm tốt nghiệp và năm kế tiếp. Đây là một trong những quy định mới tại quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] mức điểm ưu tiên khu vực.
Quy chế này cũng quy định rõ chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: "Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp".
Ngoài ra, về phương thức tuyển sinh, hàng năm, trong đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn, tổ hợp dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số theo từng môn), trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn.
Thông tin cũng nêu rõ không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn Ngoại ngữ). Trường hợp trường tổ chức thi tuyển sinh cần thông báo trước ít nhất một năm trước khi cho thí sinh đăng ký dự tuyển và tuân thủ tổ chức thi theo các quy định của Bộ GD&ĐT.
ĐHQG Hà Nội và ĐH Đà Nẵng sẽ phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Nẵng sẽ phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy. Ngày 13/12 tại Đà Nẵng, Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng (UDN) và Giáo sư Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU)...