Trường Đại học Hồng Đức với hoạt động tự chủ và hội nhập quốc tế
Tự chủ và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu để phát triển đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) hiện nay. Xác định được điều này, nhiều năm qua, Trường ĐH Hồng Đức không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác với đối tác, các trường ĐH nước ngoài về đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện tự chủ vào năm 2025. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức trong giờ thực hành, thí nghiệm.
Theo TS. Hoàng Nam, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, để thực hiện tự chủ theo lộ trình, thời gian qua, nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện, triển khai thực hiện nhiều nội dung quan trọng, như: Xác định các ngành đào tạo trọng điểm trong giai đoạn tới trên cơ sở nhu cầu thị trường lao động và năng lực, điều kiện của nhà trường; duy trì hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; rà soát tổ chức, bộ máy bảo đảm theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và chất lượng; rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành phục vụ đào tạo và NCKH; tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và đào tạo…
Được biết, trên cơ sở khảo sát nhu cầu của thị trường lao động cùng với các điều kiện thực tiễn, nhất là năng lực của đội ngũ giảng viên, Trường ĐH Hồng Đức đã triển khai xây dựng các ngành đào tạo trọng điểm phù hợp với giai đoạn hiện nay, định hướng đến năm 2025, như: Các ngành đào tạo sư phạm, công nghệ thông tin, kỹ thuật công trình xây dựng, kinh tế quản trị kinh doanh và nông – lâm – ngư nghiệp. Ngoài ra, nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện 4 đề án đào tạo ĐH sư phạm chất lượng cao nhằm thu hút học sinh khá, giỏi vào học ngành sư phạm, nhằm đào tạo nguồn giáo viên chất lượng phục vụ sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Bên cạnh đó, hằng năm, nhà trường luôn duy trì hoạt động xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng theo tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả của người học, gắn đào tạo với NCKH. Đặc biệt, để thực hiện lộ trình tự chủ, từ năm 2018, nhà trường đã giao quyền tự chủ cho một số đơn vị, như giao chi thường xuyên 100% cho ban quản lý nội trú và ban quản lý nhà ở sinh viên; giao chi thường xuyên 60% cho Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ và Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, đến năm 2020, 2 trung tâm này tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên; thực hiện khoán chi một số mục chi thường xuyên đối với một số đơn vị trực thuộc và mở rộng tự chủ về kinh phí chi thường xuyên đối với một số đơn vị đặc thù…
Đối với hoạt động hội nhập quốc tế, từ sự phát triển của nhà trường trong những qua, Trường ĐH Hồng Đức đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị, tổ chức nước ngoài trong việc tìm hiểu, đặt vấn đề liên kết đào tạo. 3 năm gần đây, nhà trường đã đón tiếp và làm việc với hàng chục đoàn khách thuộc các đối tác, như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam… Cùng với đó, nhà trường cũng cử nhiều đoàn cán bộ, giảng viên đi học nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, đồng thời, mời giảng viên các trường ĐH uy tín trên thế giới về truyền đạt cho đội ngũ giảng viên nhà trường những kinh nghiệm, kiến thức học thuật và giảng dạy tại trường…
Theo thống kê, từ năm 2008 đến năm 2016, nhà trường đã liên kết với 80 trường ĐH thuộc 40 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay với xu thế xây dựng trường ĐH định hướng ứng dụng phục vụ công tác phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đất nước, nhà trường đã rà soát, đánh giá, đàm phán ký kết với những trường ĐH, các tổ chức nước ngoài phù hợp với năng lực, khả năng phát triển của nhà trường. Trong đó, nhiều đơn vị hợp tác mang lại hiệu quả cao, như: Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với Trường ĐH Soongsil (Hàn Quốc) đã đào tạo thành công khóa 1 với 46 học viên và đang đào tạo khóa 2 với 22 học viên. Chương trình phối hợp đào tạo và NCKH với Trường ĐH Zielona Gora (Ba Lan), hằng năm, gửi hàng chục sinh viên theo học với các giáo sư hàng đầu thế giới về các chuyên ngành Vật lý ứng dụng, Công nghệ môi trường, Quản lý kinh tế tại Trường ĐH Zielona Gora. Bên cạnh đó, Trường ĐH Zielona Gora đã hỗ trợ và chấp thuận để Trường ĐH Hồng Đức là đối tác nhận học bổng Eramus Plus của cộng đồng chung châu Âu.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ khi phối hợp, Trường ĐH Zielona Gora đã cử giảng viên cao cấp, chuyên gia sang Trường ĐH Hồng Đức để phối hợp giảng dạy, NCKH, xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh ngành Vật lý quang tử. Hiện, nhà trường đang tích cực phối hợp với Trường ĐH Anhalt xây dựng đề án liên kết đào tạo ĐH, sau ĐH, phát triển chương trình tiếng Đức tại Trường ĐH Hồng Đức…
Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường ĐH Hồng Đức thời gian qua đã mang lại những lợi ích thiết thực với trình độ ngoại ngữ, chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên được nâng cao; nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy ở các ngành, như: Kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh doanh, kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp đã được đổi mới, từng bước phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển. Qua đó, uy tín của nhà trường từng bước được nâng cao, tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác đào tạo, NCKH với các trường ĐH, các cơ sở giáo dục trên thế giới. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ của nhà trường.
Lê Phong
Theo baohatinh
Giáo dục đặc biệt: "Bật mí" của chuyên gia
Theo các chuyên gia, GD hòa nhập đối với học sinh khuyết tật là một xu thế thời đại và được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
GD hòa nhập được tiến hành với các tiền đề mà theo đó nhà trường sẽ tốt hơn nếu thu nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. GV sẽ tốt hơn khi họ có trách nhiệm với mọi trẻ em. Đảm đương được trách nhiệm này, GV sẽ trở nên tích cực hơn và sáng tạo hơn.
Cần có phương pháp giáo dục đặc thù với trẻ khuyết tật. Ảnh: Minh Phong
Tập trung vào nhu cầu
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hải - Trưởng khoa GD Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: GV hỗ trợ GD hòa nhập cho người khuyết tật là những người trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ về đánh giá, trị liệu, can thiệp, GD và dạy học cho người khuyết tật và gia đình của người khuyết tật.
Do đó, họ cần có trình độ cao đẳng trở lên về GD hòa nhập hoặc được bồi dưỡng cơ bản và chuyên sâu từ một đến hai chuyên ngành GD hòa nhập; trong đó có thiết kế và tiến hành bài học hòa nhập, đánh giá khả năng của người khuyết tật, đánh giá kết quả chăm sóc, GD và dạy học hòa nhập ở bài học, chủ đề, môn học cụ thể được coi là những năng lực quan trọng nhất của GV trong các cơ sở GD cung cấp dịch vụ GD hòa nhập cho người khuyết tật.
Ở góc nhìn khác, giảng viên Hồ Sỹ Hùng - Trường ĐH Hồng Đức cho rằng, trò chơi đóng vai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ học GD hòa nhập, nhất là với trẻ khuyết tật trí tuệ. Vì thế, GV cần nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của trò chơi này, đồng thời lựa chọn, sử dụng trò chơi đóng vai phù hợp với khả năng của trẻ.
Trực tiếp tham gia tập huấn, giảng dạy về GD hòa nhập, ThS Phạm Thị Hải Yến - giảng viên Khoa GD Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trao đổi: Phương pháp phù hợp là tập trung vào nhu cầu của trẻ và được xác định về cách thức, nội dung, phương pháp. GV nên tập trung nhấn mạnh vào khả năng của trẻ hơn là những hạn chế và khuyết tật. Phương pháp giảng dạy phù hợp bao gồm việc thiết lập thói quen có cấu trúc, lập kế hoạch sáng tạo và linh hoạt, khơi gợi sở thích của học sinh, ngăn chặn "khủng hoảng", thiết lập mục tiêu và phần thưởng.
Theo giảng viên Hồ Sỹ Hùng, các nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của trò chơi đóng vai đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ. Thông qua trò chơi, kỹ năng chú ý lắng nghe, bắt chước, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và các yếu tố phi ngôn ngữ được cải thiện một cách đáng kể.
Dựa vào đặc trưng này, GV có thể lựa chọn, tổ chức trò chơi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ; đồng thời lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào nội dung chơi để tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện một cách thường xuyên nhằm giúp trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động ở trường.
Ảnh minh họa/ INT
Bồi đắp sở thích của trẻ
ThS Phạm Thị Hải Yến cho rằng, GV cũng nên bồi đắp sở thích của trẻ. Theo đó, GV nên tập trung vào khả năng, sở thích chứ không phải là hạn chế và khiếm khuyết của trẻ; nhất là đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thường có những sở thích và mối quan tâm đặc biệt. Khi các em quan tâm đến đồ vật gì thì khó có thể tham gia vào các chủ đề khác. Vì thế, GV nên quan tâm đến sở thích, kích thích trẻ tham gia vào các bài học. Ví dụ, trẻ có sở thích học vẽ hoặc viết GV truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua học vẽ.
Ngoài ra, GV cần tìm hiểu các sở thích đặc biệt của học sinh để giúp trẻ có động cơ tham gia vào các hoạt động. Khi trẻ RLPTK tham gia vào hoạt động cùng các bạn trong lớp, trẻ sẽ gần gũi với các bạn hơn. Đặc biệt, GV cần quan tâm, kích thích những sở thích, khả năng đặc biệt của trẻ RLPTK làm cho trẻ nổi bật so với các bạn trong lớp. Chẳng hạn như: Trẻ RLPTK giỏi trò chơi xây dựng, GV cho trẻ hướng dẫn các bạn trong lớp chơi trò chơi xây dựng. Trẻ đều có thể tiến bộ với sự hỗ trợ phù hợp.
Cũng theo ThS Phạm Thị Hải Yến, GV cần có phương pháp ngăn chặn hành vi bùng nổ. Theo đó, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch để tránh hoặc giảm thiểu sự xáo trộn, hành vi bùng nổ là dấu hiệu cơ bản ở trẻ RLPTK. Nếu trẻ có hành vi bùng phát, GV tìm cách dùng hành vi thay thế cho trẻ hoặc giúp trẻ điều hòa cảm giác, hoặc sử dụng chiến lược phân tâm, dẫn trẻ đến lớp học khác để trẻ có cơ hội bình tĩnh, tránh sự kích thích trong suốt thời gian diễn ra tiết học hoặc cho trẻ làm trợ lý của GV, giúp GV và đấy chính là phần thưởng cho trẻ. GV cố gắng ngăn chặn trước khi có hành vi bùng nổ xảy ra.
Cho rằng, thiết lập mục tiêu cá nhân là vô cùng quan trọng với trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, ThS Phạm Thị Hải Yến chia sẻ: GV đặt mục tiêu cho trẻ và khi trẻ thực hiện được mục tiêu đó sẽ có phần thưởng. Điều đó giúp trẻ tập trung hơn và ngăn chặn hành vi bùng nổ. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ tốt, sẽ nhận được phần thưởng chơi máy tính hay được làm những gì trẻ muốn. Điều đó tạo ra hành vi tích cực và dễ dàng đưa trẻ hòa nhập vào lớp học. GV sẽ điều chỉnh các bài học để đảm bảo sự hòa nhập của tất cả học sinh trong lớp.
Nhiều trẻ RLPTK có vấn đề về không gian, nếu chật chội, bí bách trẻ sẽ cảm thấy cáu giận, khóc lóc, ăn vạ. Điều đó ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp. Điều quan trọng là GV nhận ra những dấu hiệu khi trẻ sắp có hành vi bùng nổ để ngăn chặn. Việc loại bỏ các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết điều tiết cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh phát triển.
ThS Phạm Thị Hải Yến
Minh Phong
Theo GDTĐ
Xây dựng Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trở thành trường trọng điểm quốc gia Tập thể nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đưa Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò tiên phong đối với sự phát triển của các trường thuộc Bộ Công Thương. Đây la chi đao cua Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tai lễ khai giảng...