Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non ( GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo viên mầm non có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện có hiệu quả chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tại các cơ sở GDMN trong và ngoài tỉnh.
Một giờ học của sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Hồng Đức.
Chương trình GDMN mới đang đặt ra những đòi hỏi và sự thay đổi mạnh mẽ đối với giáo viên mầm non về các kỹ năng như: Kỹ năng phát triển chương trình và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương; kỹ năng sư phạm, xử lý tình huống trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và phối hợp với cha mẹ, cộng đồng; việc cập nhật các phương pháp giáo dục mới… Xác định rõ điều này, công tác đào tạo giáo viên mầm non của Trường ĐH Hồng Đức cũng từng bước được điều chỉnh, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở GDMN cả ở nhóm trường công lập, nhóm trường chất lượng cao, trường mầm non có yếu tố nước ngoài…
Tiến sĩ Hồ Thị Dung, Trưởng Khoa GDMN, Trường ĐH Hồng Đức cho biết: Để đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trong giai đoạn mới, hàng năm khoa đều tiến hành rà soát chương trình đào tạo, lấy ý kiến của đơn vị sử dụng lao động, đánh giá chương trình đào tạo, kỹ năng nghề làm cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, khoa luôn chú trọng và tăng cường công tác rèn nghề. Thuận lợi của khoa trong công tác đào tạo là ngoài được đầu tư hệ thống các phòng thực hành rèn nghề cho sinh viên như phòng dinh dưỡng, phòng thể chất, âm nhạc, múa… nhà trường còn đầu tư xây dựng cơ sở mầm non thực hành. Chính vì vậy, ngoài những giờ học chính khóa, sinh viên còn được tham gia thực hành, rèn nghề ngay tại trường mầm non của nhà trường; tham gia tất cả các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngay những năm học ĐH đầu tiên. Bên cạnh đó, các hoạt động thi tay nghề, thi nghiệp vụ sư phạm cũng được nhà trường, khoa tổ chức thường niên nhằm tạo sân chơi bổ ích để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Thực tế cho thấy, giáo viên mầm non có những nét khác biệt và luôn cần sự hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo và chính xác. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới thì việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng có thể tiến hành bằng các hình thức khác nhau, nhất là việc đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế trước kia. Lối truyền nghề “cầm tay chỉ việc” không còn chiếm ưu thế, thay vào đó người học phải chủ động, sáng tạo và tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo. Việc làm này đang được Trường ĐH Hồng Đức đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các khóa đào tạo trong những năm gần đây nhằm đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những nhà giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp; có kiến thức nền tảng, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức và đánh giá các hoạt động về GDMN trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Theo PGS.TS Đậu Bá Thìn, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Hồng Đức, để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành giáo viên, trong đó có ngành GDMN đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bên cạnh rà soát, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất… nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Đây được xem là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Đến nay, 100% giảng viên Khoa GDMN của nhà trường đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 8 giảng viên có trình độ tiến sĩ, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. Ngoài ra, hằng năm, nhà trường đều cử giảng viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo ngành GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; đồng thời tổ chức các hội thảo, chuyên đề góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên cũng như làm cơ sở để đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo.
Mới đây, nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo sinh viên ngành GDMN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0″. Hội thảo đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan vai trò của việc xác định chuẩn đầu ra với sinh viên, giảng viên, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động; thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học các học phần đào tạo sinh viên theo định hướng chuẩn đầu ra ở một số học phần: Mỹ thuật, Âm nhạc, Phát triển ngôn ngữ, Văn học… Hội thảo cũng đề xuất nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy học các học phần đào tạo sinh viên ngành GDMN như: Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ; xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sinh viên khi dạy các học phần Văn học trẻ em; nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên… Theo tiến sĩ Hồ Thị Dung, Trưởng Khoa GDMN, Trường ĐH Hồng Đức, đây là những giải pháp quan trọng góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình đào tạo, qua đó từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Video đang HOT
Bước đệm vững chắc để phát triển giáo dục mầm non
Nghị định 105 của Chính phủ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển GDMN, phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi và hướng tới phổ cập GDMN trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Nghị định 105 của Chính phủ tạo luồng gió mới cho giáo dục mầm non.
Khởi sắc giáo dục mầm non
Nghị định 105/2020/NĐ-CP (nghị định 105) ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển mầm non đã tạo luồng gió mới cho giáo dục mầm non, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Nghị định 105 đã được Bộ GD&ĐT, địa phương triển khai kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt là ban hành các văn bản quy định thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp trẻ em con công nhân và hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp...
Tại Tiền Giang, ngành Giáo dục tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh thực hiện hiệu quả Nghị định 105. Cuối năm 2021, HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X cũng đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích đối với viên chức quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non công lập công tác tại các địa bàn khó tuyển dụng; Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Tiền Giang, việc ban hành 2 nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, ngành Giáo dục cũng đã kịp thời tham mưu với UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, hệ thống các trường mầm non ngoài công lập...
Hiện nay, 100% trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách ở Trà Vinh đã được chi trả chế độ đúng quy định. Qua 2 năm thực hiện theo Nghị định 105, toàn tỉnh Trà Vinh đã chi trả tiền hỗ trợ ăn trưa cho trên 20.000 trẻ với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng.
Thời gian qua, hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiếp tục duy trì và phát triển. Toàn tỉnh có 121 trường, gồm 27 trường mầm non (trong đó có 8 trường tư thục), 94 trường mẫu giáo (trong đó có 2 trường tư thục); toàn tỉnh có 2.604 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Sau khi Nghị định số 105 được ban hành, ngành Giáo dục Trà Vinh đã triển khai các biện pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục giai đoạn 2020 - 2025.
Ngành giáo dục đã phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi hiện hành về khuyến khích xã hội hóa, gồm các chính sách về cho thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất; chính sách bồi thường giải phòng mặt bằng và giao đất đã được giải phóng mặt bằng cho các dự án xã hội hóa trên cơ sở tuân thủ Luật Đất đai, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước. Tổng diện tích đất đã giao thực hiện xã hội hóa trên 31.000m2.
Chính sách sách hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp trẻ em con công nhân và hỗ trợ đối với giáo viên mầm non góp phần tháo gỡ khó khăn.
Tăng nguồn lực đầu tư
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, thực hiện các chế độ chính sách theo Nghị định 105 luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm, quán triệt thực hiện, không để sót đối tượng. Hàng năm, Sở GD&DĐT đều rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện, cũng như kịp thời giải quyết những trường hợp vướng mắc trong phạm vi ngành. Phối hợp với Sở Tài chính và tham mưu với UBND tỉnh ban hành nhiều công văn hướng dẫn cụ thể và lập các phương án chi trả đảm bảo thời gian.
Về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo, tỉnh đã chi trả cho 12.472 trẻ mẫu giáo (5 tháng) với số tiền trên 9,2 tỷ đồng; chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, qua rà soát có 109 trẻ đủ điều kiện thụ hưởng...
Ngành Giáo dục TP Cần Thơ triển khai có hiệu quả Nghị định 10, đặc biệt là chính sách đối với các cơ sở giáo dục mầm non; chính sách đối với trẻ em mầm non; chính sách đối với giáo viên, nhân viên. Theo ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, HĐND, UBND TP luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện Nghị định 105, các sở, ban ngành, đoàn thể địa phương có liên quan phối hợp chặt chẽ, nên mạng lưới trường lớp mầm non được quan tâm quy hoạch, xây dựng phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho trẻ đến trường.
Về chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, năm học 2020 - 2021, TP Cần Thơ có 516 trẻ em thuộc đối tượng quy định, tập trung ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Ô Môn.
Năm học 2020 - 2021, học kỳ I thành phố có 185 trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa 4 tháng với tổng kinh phí hơn 110 triệu đồng. Học kỳ II có 145 trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa từ 3 đến 4 tháng với tổng kinh phí hơn 86 triệu đồng; mức hỗ trợ 160.000 đồng/tháng/trẻ theo Nghị định 105. Năm học 2021 - 2022, toàn thành phố có 317 trẻ mẫu giáo thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ ăn trưa từ 5 đến 6 tháng (tùy địa phương) với tổng kinh phí hơn 272 triệu đồng; mức hỗ trợ 160 nghìn đồng/tháng/trẻ theo Nghị định 105.
Quá trình triển khai Nghị định số 105, một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn như quá trình tham mưu, ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ cụ thể theo thẩm quyền còn chậm.
Công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân.
Các khu công nghiệp, khu đô thị đông dân cư vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp. Ngoài ra, đầu tư cho giáo dục mầm non tại một số địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của Nhà nước và mới chỉ tập trung cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Đặc biệt, thu nhập của giáo viên mầm non, nhất là của giáo viên mầm non ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động và tính chất công việc.
'Đổi mới bắt đầu từ chất lượng giáo dục mầm non vì đó là tình cảm và lương tri' Sự đổi mới của toàn hệ thống giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới, gia tăng chất lượng giáo dục mầm non. Chăm lo cho giai đoạn này vừa là một vấn đề khoa học, vừa là vấn đề thuộc về nhận thức, tình cảm, lương tri, dành điều tốt nhất cho trẻ em... Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ...