Trường Đại học Hạ Long bỏ bớt một phương thức xét tuyển với hệ ĐH năm 2022
Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Hạ Long ( Quảng Ninh) giảm bớt một phương thức xét tuyển đối với hệ Đại học.
Ngày 3/3, thông tin từ Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, nhà trường đã thống nhất phương thức tuyển sinh của hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp năm 2022.
Trong đó, phương thức tuyển sinh đối với hệ đại học có sự thay đổi khi bỏ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ kết hợp xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 hoặc xét điểm học bạ trung học phổ thông đối với 2 môn Văn và Toán (áp dụng đối với ngành Ngôn ngữ Nhật).
Theo đó, năm 2022, Trường Đại học Hạ Long có 4 phương thức tuyển sinh và 1.630 chỉ tiêu.
Trường Đại học Hạ Long giảm bớt một phương thức tuyển sinh đối với hệ Đại học năm 2022 (Ảnh: NTCC)
Với phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chiếm 1% chỉ tiêu tuyển sinh.
Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2022 chiếm 50% chỉ tiêu.
Trong đó, ngưỡng xét tuyển đối với các ngành ngoài sư phạm có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tổ hợp 3 môn xét tuyển đã cộng điểm ưu tiên đạt từ 15 điểm trở lên.
Riêng ngành Ngôn ngữ Anh đạt ngưỡng từ 20 điểm trở lên, trong đó điểm môn tiếng Anh nhân hệ số 2 còn ngưỡng xét tuyển đối với các ngành sư phạm sẽ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ trung học phổ thông, trường quy định chiếm 47% chỉ tiêu.
Riêng ngành Giáo dục Mầm non xét tuyển dựa vào kết quả học bạ trung học phổ thông kết hợp thi các môn năng khiếu (đối với tổ hợp có môn thi năng khiếu).
Ngưỡng xét tuyển đối với các ngành ngoài sư phạm: Mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tổ hợp 3 môn xét tuyển đã cộng điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm trở lên.
Các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc: điểm ngoại ngữ đạt từ 7 điểm trở lên.
Ngưỡng xét tuyển đối với các ngành sư phạm gồm: ngành Giáo dục Tiểu học (tổng điểm các môn xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên; xếp loại học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông từ 8,0 trở lên.
Ngành Giáo dục Mầm non (tổng điểm các môn xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên (đối với tổ hợp không thi năng khiếu); tổng điểm môn Ngữ Văn lớp 12 và các môn năng khiếu đạt từ 19 điểm trở lên.
Điểm môn Ngữ văn lớp 12 đạt từ 8 điểm trở lên (đối với tổ hợp có thi năng khiếu), xếp loại học lực lớp 12 từ loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông từ 8,0 trở lên.
Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2022 chiếm 50% chỉ tiêu của trường (Ảnh: NTCC)
Đối với phương thức cuối là xét tuyển kết hợp dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp hoặc kết quả học bạ trung học phổ thông kết hợp với điểm quy đổi đối tượng xét tuyển do trường quy định 2% chỉ tiêu.
Trường sẽ sử dụng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 của 2 môn Văn, Toán hoặc sử dụng điểm 2 môn Văn, Toán lớp 12 đạt 10 điểm trở lên kết hợp với điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ theo thang điểm 10 hoặc kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc kết quả học sinh giỏi 3 năm ở bậc trung học phổ thông.
Trong đó, trường hợp thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế để xét tuyển có tổng điểm 2 môn Văn, Toán và điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ (điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ nhân đôi) đạt từ 20 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên).
Trường hợp thí sinh sử dụng kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xét tuyển: Tổng điểm 2 môn Văn, Toán và điểm quy đổi kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (điểm quy đổi kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhân đôi) đạt từ 20,00 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên).
Còn trường hợp thí sinh sử dụng kết quả học sinh giỏi 3 năm ở bậc trung học phổ thông để xét tuyển: Tổng điểm 2 môn Văn, Toán và điểm quy đổi kết quả học sinh giỏi 03 năm bậc THPT (điểm quy đổi kết quả học sinh giỏi 03 năm ở bậc THPT nhân đôi) đạt từ 20,00 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên).
Ngoài ra, đối với hệ Đại học liên thông chính quy, nhà trường sẽ xét tuyển 20% chỉ tiêu trong tổng chỉ tiêu đại học chính quy gồm các ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản lý văn hóa, Khoa học máy tính.
Đối với hệ Cao đẳng, năm 2022, Trường Đại học Hạ Long tuyển sinh 300 chỉ tiêu trong cả nước (Ngành Giáo dục Mầm non chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh) còn hệ Trung cấp tuyển 50 chỉ tiêu.
Nhiều trường ĐH "top" trên khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ
Năm 2022, nhiều trường thuộc nhóm ngành kinh tế có xu hướng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, chú trọng năng lực ngoại ngữ đồng thời mở thêm nhiều ngành mới liên quan tới kinh tế số, CNTT...
PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, năm 2022, bên cạnh những phương thức tuyển sinh như năm 2021, trường sẽ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia và điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh. Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, kết quả của những kỳ thi này sẽ giúp chọn ra những sinh viên có đủ năng lực theo học tại các trường ĐH top đầu hiện nay. Bên cạnh đó, năm nay, ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển do sự thay đổi về độ khó cũng như mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết thêm, bên cạnh những ngành truyền thống, năm nay, trường cũng sẽ mở thêm 2 ngành mới liên quan đến kinh tế số và AI, Bigdata.
Năm 2022, ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức tương tự năm 2021 gồm xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022 và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết, mỗi loại hình chương trình đào tạo lại đặt ra những yêu cầu tuyển chọn người học khác nhau để tương thích với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình. Cụ thể, với các chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ ngoài những tiêu chí chính về năng lực tư duy phù hợp với lĩnh vực, người học phải có đủ năng lực về ngoại ngữ để có thể học tập, nghiên cứu, thực hành bằng ngoại ngữ. Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục phổ thông tại thành thị và nông thôn, yêu cầu của các chương trình đào tạo, các hình thức đánh giá chất lượng người học hiện nay, nhà trường xây dựng các phương thức xét tuyển dành cho các loại hình chương trình đào tạo.
"Với trách nhiệm của một trường đại học có uy tín tại Việt Nam, chúng tôi luôn đặt nguyên tắc vừa phải đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học của mọi đối tượng người học đồng thời mang lại môi trường học tập có tính hội nhập cao cho sinh viên Việt Nam. Việc đa dạng hoá chương trình đào tạo, đa dạng hoá phương thức tuyển sinh để phù hợp với chương trình đào tạo trong bối cảnh hiện nay không đi ngược lại với nguyên tắc này và phải đảm bảo lộ trình ổn định qua các năm, sự thay đổi chỉ tiêu ở các phương thức cũng như chỉ tiêu của phương thức mới không được gây ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị của thí sinh. Điều này sẽ giúp cho người học có được lựa chọn xét tuyển phù hợp với năng lực và nguyện vọng nghề nghiệp của mình", PGS.TS Phạm Thu Hương nói.
Năm 2022 bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm 2021, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số (tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội) và Truyền thông Marketing tích hợp (tuyển sinh tại cơ sở 2- TP.HCM) thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội).
Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, đây là những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của đời sống. Sự chuyển dịch của các ngành nghề trong trong đại dịch Covid-19 đặc biệt khẳng định cho nhận định này.
Ở khu vực phía Nam, GS.TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc du học của nhiều học sinh bị ảnh hưởng, tuy nhiên sang năm 2022, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu phần nào được khống chế tốt hơn, số lượng du học sinh cũng sẽ thay đổi, điều này sẽ tác động trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các trường.
Trong năm 2022, GS.TS Sử Đình Thành cho biết, ĐH Kinh tế TP.HCM vẫn sẽ đặc biệt quan tâm về năng lực ngoại ngữ, năng lực chuyên môn của thí sinh. Trường cũng sử dụng các phương thức tuyển sinh nhằm thu hút được những sinh viên tài năng, sinh viên giỏi, có năng lực ngoại ngữ tốt.
Để đáp ứng những mục tiêu trên, tỷ lệ chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển cũng sẽ thay đổi so với năm 2021. GS,TS Sử Đình Thành cũng cho biết thêm, năm 2022, ĐH Kinh tế TP.HCM cũng sẽ mở thêm một số ngành mới về công nghệ và đổi mới sáng tạo, truyền thông số và thiết kế đa phương tiện, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội hiện nay.
Tương tự, ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng đang rà soát để điều chỉnh, xây dựng đề án tuyển sinh phù hợp với tình hình chung hiện nay. Bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống như các năm trước, năm 2022, ĐH Kinh tế -Luật sẽ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia TP.HCM, bên cạnh đó có thêm một số quy định tuyển sinh riêng, đồng thời điều chỉnh giảm số lượng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng số lượng chỉ tiêu theo phương thức dựa trên điểm thi đánh giá năng lực.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - Luật, trường đang chú trọng vào yếu tố quốc tế hóa, năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Theo đó trong 5 phương thức tuyển sinh, thì có đến 2 phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, năng lực quốc tế.
Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh chuẩn bị xét tuyển đại học năm 2022, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý thí sinh cần xác định rõ đam mê nghề nghiệp, chủ động tìm hiểu về những điều kiện xét tuyển, chương trình đào tạo của các trường cũng như đẩy mạnh việc tiếp cận CNTT trong quá trình học./.
'Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo' Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Qua thống kê, đã có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển được các trường đại học công bố trong mùa tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số trường đại học, các thí...