Trường Đại học Bách khoa Hà Nội “săn” sinh viên tài năng như thế nào?
Những đổi mới trong công tác tuyển sinh chủ yếu xuất phát từ những thành quả mà Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gặt hái được trong thời gian qua.
LTS: Thời gian qua, nhiều thầy cô giảng dạy ở bậc trung học phổ thông đã viết thư giới thiệu học sinh vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là điều kiện cần khi học sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng. Dựa vào thư giới thiệu đó, Nhà trường đã tuyển được nhiều sinh viên ưu tú, tài năng.
Để tri ân những đóng góp đó, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 vừa qua, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có thư cảm ơn gửi các thầy cô đã đồng hành cùng nhà trường thời gian qua. Bức thư cảm ơn này khiến rất nhiều thầy cô nhận được cảm thấy ấn tượng và tin rằng đây là sự lan tỏa, hiệu quả và một cách làm hay về tuyển sinh của ngôi trường này.
Để hiểu hơn về chiến thuật tuyển sinh của Nhà trường, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Xin ông cho biết lý do nào để Trường Đại học Bách khoa Hà Nội gửi gắm trọn lời tri ân thầy cô trung học phổ thông trong bức “Thư cảm ơn” như vậy? Điều này nằm trong chiến lược phát triển của Nhà trường không?
Phó giáo sư Trần Trung Kiên: Thư giới thiệu là một trong những điều kiện bắt buộc mà học sinh cần phải có khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo phương thức xét tuyển tài năng (dựa trên năng lực và thành tích học tập kết hợp phỏng vấn).
Dựa trên nội dung của thư giới thiệu, Nhà trường đã thu thập được rất nhiều thông tin về năng lực, khả năng phát triển, những ưu nhược điểm, sở trường của học sinh. Bên cạnh đó còn là những đánh giá của thầy cô về tinh thần, thái độ của các em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Chúng tôi biết rằng, để có được những bức thư giới thiệu đầy tâm huyết, kỳ vọng và cũng đầy trách nhiệm, các thầy cô giáo cũng đã phải bỏ ra nhiều thời giờ quý báu của mình để thực hiện. Chúng tôi trân trọng công lao này của các thầy cô.
Phó giáo sư Trần Trung Kiên – Trưởng phòng Tuyển sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nhiều ý kiến cho rằng bức thư cảm ơn cho thấy dù là trường đại học nằm trong top đầu nhưng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội không còn thụ động chờ học sinh đến với mình mà Nhà trường đang tự đi tìm kiếm sinh viên phù hợp. Điều này có đúng không thưa ông?
Phó giáo sư Trần Trung Kiên: Đúng vậy, với mục tiêu lựa chọn được những sinh viên có năng lực, phẩm chất và phù hợp với định hướng đào tạo của Nhà trường. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn mong muốn góp phần tạo nên sự thành công của người học, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Video đang HOT
Chính vì vậy, việc đưa những thông tin chính xác nhất, phù hợp nhất đến học sinh thông qua các phương tiện truyền thông, những sự kiện, những chương trình tư vấn định hướng là những hoạt động thường xuyên của Nhà trường. Đây cũng là cách làm của nhiều trường đại học, học viện trong bối cảnh hiện nay.
Ngày nay sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ, do đó ngoài việc thay đổi xu hướng đào tạo, thay đổi phương thức tuyển sinh để tìm ra sinh viên tài năng hơn, tốt hơn, phù hợp hơn thì Nhà trường còn thay đổi phương thức tương tác với thí sinh, phụ huynh và giáo viên phổ thông để lan tỏa thông tin. Qua quá trình thay đổi phương thức tương tác, Nhà trường thấy nó đã mang lại những hiệu quả rõ rệt như thế nào?
Phó giáo sư Trần Trung Kiên: Học sinh phổ thông hiện nay có rất nhiều lựa chọn ở bậc giáo dục đại học. Chính vì vậy, các trường cũng cần có sự thay đổi, làm mới, cập nhật để tăng tính hiệu quả, hấp dẫn đối với người học.
Thư cảm ơn của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xác định gốc rễ của vấn đề vẫn là chất lượng đào tạo và kéo theo là sự thành công của người học. Dựa trên nền tảng vững chắc đã được tạo lập, gìn giữ và phát triển, Nhà trường tự tin với những gì công bố ra xã hội và cam kết thực hiện. Những đổi mới trong công tác tuyển sinh chủ yếu xuất phát từ những thành quả mà Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gặt hái được trong thời gian qua.
Với những chủ trương đúng đắn hướng đến người học, mối quan tâm ngày càng tăng của học sinh và phụ huynh, Nhà trường đã không ngừng tìm tòi, áp dụng những cách làm mới, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tuyển sinh. Quy mô tuyển sinh luôn đảm bảo, đồng thời chất lượng sinh viên ngày càng được nâng cao.
Với hàng ngàn bức “Thư cảm ơn” gửi thầy cô nhân dịp 20/11 vừa qua, ngoài việc tri ân thầy cô thì Nhà trường còn muốn gửi gắm thông điệp gì về công tác tuyển sinh và đào tạo, thưa ông?
Phó giáo sư Trần Trung Kiên: Ngày 20/11 luôn có một ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với các nhà giáo. Thông thường ở giai đoạn này công tác tuyển sinh đã xong và số liệu thống kê cũng đã hoàn tất.
Chính vì vậy, Nhà trường thường chọn dịp này để gửi lời tri ân đến các thầy cô, các trường phổ thông đã đồng hành, hỗ trợ cho Trường trong công tác tuyển sinh và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ phía học sinh, phụ huynh, các thầy cô giáo.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tin tưởng sẽ giữ vững được chất lượng trong đào tạo, tuyển sinh, để các thế hệ sinh viên và cựu sinh viên luôn tự hào về ngôi trường mà họ đã gửi gắm ước mơ, hoài bão.
Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư Trần Trung Kiên.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11: Tri ân thầy cô qua... Zalo, Facebook
Dù dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, nhưng không thể làm thay đổi tình thầy trò.
Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, học trò đều có cách để tri ân, thể hiện tình cảm với thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
Những tấm thiệp đáng yêu do chính học sinh tự làm để tri ân thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Nhớ ngày này năm xưa
Huỳnh Quốc Tuấn, sinh viên năm 3 Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, cho biết vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, anh thường đến thăm các giảng viên trực tiếp giảng dạy và về quê tri ân thầy cô từng dìu dắt những năm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
"Hầu như năm nào cũng vậy, tôi đều có thói quen rủ nhóm bạn thân cùng lớp thời phổ thông chạy về quê ở H.Đức Hòa, tỉnh Long An để thăm lại những thầy giáo, cô giáo từng giảng dạy. Chúng tôi được thấy thầy cô mạnh khỏe, vẫn còn đứng trên bục giảng để dạy những lớp đàn em. Còn thầy cô thì vui khi thấy tụi em ngày càng chững chạc hơn, trưởng thành hơn", Tuấn nhớ lại.
Không chỉ riêng Tuấn, nhiều sinh viên quê ở các tỉnh lân cận TP.HCM như: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang... tranh thủ về quê thăm lại trường xưa để gặp những giáo viên đã từng giúp dạy dỗ họ nên người.
"Quê em ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Em từng là cựu học sinh của Trường THPT Ngô Quyền. Hàng năm, cứ đến 20.11 là nhóm 4 đứa bạn thân lại rủ nhau chạy xe về quê. Rồi sau đó ghé đến nhà từng cô, từng thầy để thăm. Ngoài việc hỏi han sức khỏe, công việc, thì thầy trò cùng nhau ăn uống liên hoan. Có những cuộc hội ngộ ngập tràn cảm xúc, khi bao ký ức xưa cũ của ngày còn ngồi trên ghế nhà trường ùa về", Lê Thị Thanh Thùy, sinh viên năm cuối Trường ĐH Văn Lang, chia sẻ.
Bao tình cảm thân thương của học sinh gửi vào tấm thiệp tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20.11 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Còn Bạch Phương Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì nhớ lại dịp 20.11 ngày 20.11, khi đó nữ sinh này đã rời nhà từ sáng sớm và trở về nhà lúc 20 giờ.
"Năm ngoái, em muốn đến thăm lại tất cả thầy cô đã từng dạy dỗ em nên rủ bạn bè đi khắp nơi để tìm đến tận nhà. Mỗi thầy cô giáo ở mỗi xã khác nhau, nhưng dù xa, em cũng đến thăm vì tận đáy lòng luôn nhớ về công ơn của các thầy cô. Chưa kể còn dành thời gian đến thăm hỏi các giáo viên đang giảng dạy trực tiếp", Phương Anh, tâm sự.
Năm nay sẽ khác
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 năm nay cận kề nhưng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh, sinh viên vẫn chưa được học trực tiếp. Có những sinh viên vẫn còn đang kẹt dịch ở quê. Có những học sinh đã hơn nửa năm không được gặp giáo viên. Những cuộc gặp gỡ dường như khó khăn hơn...
Những dòng chữ đong đầy yêu thương của học sinh dành cho thầy cô giáo mến yêu của mình nhân ngày 20.11 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Nam sinh viên Tuấn tâm sự, năm nay anh không thể tái lặp "ngày này năm xưa" vì tình hình dịch Covid-19 ở quê diễn biến khó lường.
"Chúng tôi không thể rủ nhau đi thăm giáo viên cũ như thông lệ, cũng không có cơ hội gặp trực tiếp giảng viên đang giảng dạy. Tuy nhiên, tôi có cách khác để bày tỏ tình cảm với thầy cô. Đó là lập nhóm chat trên Messenger của Faebook. Qua đó, các học sinh cũ sẽ được nhìn thầy cô cũ để gởi những lời chúc tốt đẹp nhất. Tình cảm của chúng tôi dành cho giáo viên luôn đủ đầy và kính trọng thầy cô từng phút, từng giờ. Thế nhưng, gửi lời chúc trực tuyến vào dịp 20.11 thì càng có ý nghĩa và chắc chắn tôi sẽ thực hiện kế hoạch này", Tuấn nói.
Tương tự, Trần Thị Ngọc Thúy, sinh viên năm 3 của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, dự định "mừng ngày nhà giáo Việt Nam... trực tuyến". Nữ sinh viên giải thích: "Có nhiều bạn chưa biết Zalo của giáo viên cũ nên tôi sẽ kết nối mọi người lại với nhau để cùng họp mặt vào đúng ngày 20.11 để mọi người đều bất ngờ". Trong dịp gặp gỡ online đó, Thúy dự định sẽ khoe những bảng điểm cao đã dành được, đồng thời hứa với thầy cô sẽ nỗ lực học tốt hơn.
Đó cũng chính là cách nhiều sinh viên, học sinh dự định làm để tri ân giáo viên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường. "Tôi có thể gọi điện thoại hỏi thăm, gửi những bài hát ý nghĩa về nghề giáo để tặng thầy cô. Tôi cũng có thể lên Facebook, lưu hình ảnh thầy cô, làm thành một video, chèn nhạc rồi gởi đến thầy cô. Chắc chắn khi nhận được, thầy cô sẽ hạnh phúc", Phan Thị Minh Hằng, sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ.
Mỗi người có mỗi kế hoạch, dự định khác nhau về cách chúc mừng, nhưng tất cả đều gắn chặt thông điệp là kính trọng và biết ơn thầy cô...
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đã cận kề, bạn muốn gởi lời chúc nào đến thầy cô giáo, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.
55 năm - hành trình đầy tự hào của Trường Đại học Mỏ - Địa chất Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã xây dựng truyền thống vẻ vang; trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn kỹ sư, cử nhân hệ cao đẳng - đại học, thạc sỹ và tiến sĩ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua chặng đường 55 xây dựng và phát triển, vượt qua vô vàn...