Trường đại học 4 sao có gì?
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) vừa được Tổ chức QS công nhận đạt chuẩn chất lượng 4 sao theo QS Stars.
Đây là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên đạt chuẩn chất lượng này, trong đó tiêu chuẩn việc làm của sinh viên, phát triển học thuật, cơ sở vật chất và phát triển toàn diện đạt 5 sao.
NTTU nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn 4 sao của Tổ chức QS – ẢNH: HOÀNG TIẾN
Vậy có gì đặc biệt ở ngôi trường đạt chuẩn 4 sao này?
Cơ sở vật chất đạt chuẩn 5 sao
Để có được sự đánh giá này của một tổ chức kiểm định uy tín trên thế giới, ngay từ những ngày thành lập, nhà trường đã không ngừng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Hằng năm nhà trường đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng cho việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho hơn 500 phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm và xưởng thực hành.
Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng tới đời sống học tập của sinh viên thông qua việc đầu tư các dịch vụ hỗ trợ như thư viện, khu tự học, phòng tập gym đa năng, căn tin… Hệ thống máy lạnh được bố trí tại các phòng học, khu thí nghiệm, sóng wifi phủ toàn trường giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc mọi nơi.
Cơ sở vật chất tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được đánh giá 4 sao theo Tổ chức QS
Video đang HOT
Tiêu chuẩn việc làm đạt chuẩn 5 sao
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn tâm niệm kết quả của quá trình đào tạo của nhà trường luôn được thể hiện rõ bởi tỷ lệ sinh viên có việc làm trước, ngay và sau khi ra trường đúng ngành nghề đào tạo, trải rộng ở các vị trí công việc, cấp độ trong các tổ chức của nền kinh tế trong và ngoài nước.
Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, cung ứng hàng ngàn kỹ sư, cử nhân chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt cho khu vực phía nam. 95% sinh viên của trường có việc làm sau một năm tốt nghiệp, có 24% sinh viên làm việc trong khối nhà nước, tư nhân là 28%, liên doanh nước ngoài 37%, tự tạo việc làm 12%. Đây là con số mang tính tích cực trong bối cảnh mà nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, ngay từ những ngày đầu thành lập, NTTU đã đưa triết lý đào tạo “Thực học – thực hành – thực danh – thực nghiệp” vào chương trình đào tạo và tạo ra mạng lưới liên minh chiến lược với các doanh nghiệp thông qua việc ký kết hợp tác với nhiều đơn vị có uy tín trong và ngoài nước để làm cơ sở thực tập cho sinh viên trong thời gian học tập, cũng như tạo công ăn việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hoạt động việc làm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn sôi động với các chương trình giới thiệu việc làm
Đẩy mạnh phát triển học thuật
Luôn quan tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, NTTU coi đây là nền tảng quan trọng hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy của mình. Hằng năm nhà trường đều dành 5% doanh thu (khoảng 30 tỉ đồng) hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên và hỗ trợ cho những dự án ươm tạo, khởi nghiệp của sinh viên.
Theo Web of Science, trong 7 tháng đầu năm 2019, NTTU xếp thứ 5 cả nước về công trình nghiên cứu công bố quốc tế. Điều này phản ánh sự đầu tư và nỗ lực để phát triển mảng nghiên cứu khoa học của nhà trường theo chuẩn quốc tế.
Phát triển toàn diện
Thêm một tiêu chuẩn nữa của NTTU được Tổ chức QS xếp hạng đạt chuẩn 5 sao đó chính là tiêu chuẩn phát triển toàn diện. Là ngôi trường gắn đào tạo với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, hằng năm NTTU trích ngân sách hàng chục tỉ đồng để thành lập các quỹ học bổng, thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến học khuyến tài không chỉ dành riêng cho sinh viên nhà trường mà còn cho các học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt trên khắp cả nước. Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm và hỗ trợ những sinh viên khuyết tật theo học tại trường.
Tại NTTU, việc học tập diễn ra không chỉ trên giảng đường mà sinh viên còn được tham gia các chương trình thực tập sinh, ngày hội việc làm… Cách tiếp cận của NTTU với giáo dục đại học vượt ra ngoài kiến thức học tập thông thường mà thay vào đó là hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp.
Đại học khu vực phía Nam đua nhau tuyển sinh sớm
Dù còn lâu mới bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020, nhưng thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) khu vực phía Nam đã công bố phương án, dự kiến phương án tuyển sinh ĐH hệ chính quy với nhiều điểm mới so với năm trước.
Thí sinh TPHCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: T.D
"Nở rộ" mở ngành đào tạo mới
Theo tìm hiểu những ngành mới được các trường ĐH ưu tiên mở trong năm 2020 này là những ngành hướng đến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. PGS. Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, sẽ dừng tuyển sinh ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may và Kỹ thuật nữ công trong năm 2020 vì khó tuyển sinh. Trong năm học mới này trường sẽ đào tạo thêm ngành Hệ thống nhúng & IoT, Kiến trúc nội thất. Riêng ngành Thiết kế thời trang, nhà trường mở tuyển sinh thêm chương trình chất lượng cao.
Tương tự, trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng vừa công bố Đề án tuyển sinh dự kiến năm 2020 với nhiều điểm mới. Theo đó, trường dự kiến tuyển sinh thêm 4 ngành mới: Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Quan hệ quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Tổng số ngành đào tạo bậc đại học chính quy của trường là 48 với chỉ tiêu dự kiến 6.250. ĐH Nha Trang cũng công bố phương án tuyển sinh năm 2020 có thêm các chương trình đào tạo như: Ngôn ngữ Anh - Trung; Dịch vụ hàng hải và Logistics; Kỹ thuật công trình giao thông.
Năm 2020, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) dự kiến có 5 phương thức tuyển sinh, tổng chỉ tiêu là 3.500 thí sinh. Trường tổ chức 5 phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định Bộ GD&ĐT; ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM; theo điểm thi THPT Quốc gia 2020; xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi quốc tế hoặc xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài. Trường cũng dự kiến mở 6 ngành mới gồm: Khoa học dữ liệu, Công nghệ vật liệu, Vật lý y khoa, Kỹ thuật địa chất, Toán ứng dụng, Toán tin.
Năm 2020, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM dự kiến thực hiện đồng thời 4 phương thức xét tuyển với 2.565 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo. Trong đó, có 2 ngành mới là Kinh doanh thương mại và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Nhiều phương án tuyển sinh riêng
Ngoài việc tuyển sinh bằng phương án xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, trong năm học này, nhiều trường đẩy mạnh tuyển sinh theo các phương thức tuyển sinh riêng như thi đánh giá năng lực, sử dụng học bạ, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế riêng của trường.
PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, trong năm học 2020-2021, ĐH Quốc gia TPHCM giữ ổn định 5 phương thức xét tuyển, gồm: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2020; xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế.
Tuy nhiên, năm nay trong phương án tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM có 3 điểm mới đáng chú ý. Cụ thể, Hội đồng tuyển sinh đề nghị các trường, khoa thành viên dùng 50% (năm 2019 tối đa là 40%) chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình tiên tiến, xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế; đối với thành viên mới (trường ĐH An Giang), hệ CĐ sư phạm vẫn duy trì, áp dụng xét tuyển bằng học bạ THPT nhưng phải xem xét kỹ, đảm bảo đầu vào tốt hơn.
ĐH Công nghiệp TPHCM, dự kiến kỳ tuyển sinh năm 2020, nhà trường tuyển gần 8.000 chỉ tiêu theo ba phương thức khác nhau. Trong đó, nhà trường dành khoảng 60% - 85% trong tổng chỉ tiêu trường xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020; xét học bạ THPT năm lớp 12 với ngưỡng nhận hồ sơ từ 19,5 điểm trở lên (tổng điểm ba môn); Dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM cho khoảng 5% - 10% tổng chỉ tiêu.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM dự kiến 3 phương thức tuyển sinh: Xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 (80% tổng chỉ tiêu), xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển (10%) và điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức (10%). Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ sẽ có điều chỉnh về cách thức xét tuyển. Năm tới, trường chỉ xét dựa vào kết quả học bạ lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (thay vì điểm trung bình học bạ 3 năm THPT theo tổ hợp 3 môn xét tuyển như trước đó). Trường dự kiến không tuyển sinh hệ cao đẳng. Tổng chỉ tiêu dự kiến của trường là 3.800.
Năm 2020, trường ĐH Ngân hàng TPHCM sẽ tuyển sinh theo 2 phương thức, bổ sung phương thức mới là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế riêng của trường. Cụ thể, nhà trường sẽ dành 85% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và 15% xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Quy chế tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường. Ngoài ra, nhà trường sẽ không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ và điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển. Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2020 của trường là 3.150 chỉ tiêu.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Phương thức tuyển sinh chính thức của các trường đại học Vào lúc 14 giờ 30 ngày 13.5, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề 'Phương thức tuyển sinh chính thức của các trường ĐH'. Chương trình được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế tuyển sinh ĐH chính thức năm 2020, các...