‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’
Thực tế trên được bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đặt ra tại buổi làm việc với UBND quận Bình Tân, TP.HCM vào sáng 16-8.
Sáng 16-8, đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại trường mầm non Tân Tạo và UBND quận Bình Tân liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non tại khu công nghiệp trên địa bàn quận.
Kiến nghị tăng số lượng biên chế
Bà Cao Thanh Tuyền, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân cho biết quận có 316 cơ sở giáo dục mầm non gồm 24 trường mầm non công lập, 78 trường mầm non tư thục và 214 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập, tư thục, giải quyết chỗ học cho trẻ mầm non là 22.672 trẻ. Trong đó, các cơ sở mầm non công lập giữ 7.495 trẻ (chiếm tỷ lệ 33,1%), các cơ sở mầm non ngoài công lập là 15.177 (chiếm tỷ lệ 66,9%).
Toàn cảnh buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại quận Bình Tân vào sáng nay. Ảnh: NQ
Trên địa bàn quận có 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng và công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Hiện quận có 4 trường mầm non công lập nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổng số lượng trẻ là con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận là 14.550 trẻ, trong đó có 1.738 trẻ là con công nhân trong khu công nghiệp đang theo học tại 91 cơ sở giáo dục mầm non.
UBND quận luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục, ngân sách chi cho giáo dục khoảng 50% chi thường xuyên của quận (Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục trên tổng chi ngân sách chi ngân sách địa phương năm 2022 ước đạt 52%). Các chính sách pháp luật đều được quận thực hiện đầy đủ.
Tại buổi giám sát, quận Bình Tân kiến nghị 2 vấn đề.
Thứ nhất, quận kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định số 46/2017/NĐ-CP để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa giáo dục. Theo quy định tại Nghị định 46 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; trong đó có nêu từng bậc học, yêu cầu điều kiện đầu tư khi thành lập trường phải “có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Hiện có nhiều nhà đầu tư có nhà, đất hoặc thuê lại nhà, đất trong khu dân cư với diện tích lớn, đủ điều kiện mở trường lớp, nhà đầu tư muốn mở trường học nhưng đất không thuộc quy hoạch trường học nên quá trình xã hội hóa giáo dục trên địa bàn quận rất khó khăn.
Một giờ học của các bé trường Mầm non Tân Tạo, quận Bình Tân. Ảnh: NQ
Thứ hai, quận kiến nghị Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư 06/2015 ngày 16 tháng 3 năm 2015, theo đó tăng số lượng biên chế kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ tại các trường mầm non, từ 2 biên chế lên 3 biên chế, trong đó phải có ít nhất 1 nhân viên y tế, đặc biệt với các địa bàn có đông học sinh như quận Bình Tân (có những trường mầm non lên tới gần 700 học sinh) và có điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Video đang HOT
Ba vấn đề cần quan tâm
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của quốc hội cho biết liên quan đến tháo gỡ vướng mắc trong Nghị định 46 của Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu. Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý việc mở trường, lớp phải nằm trong quy hoạch. Quá trình quy hoạch phải được phê duyệt, chứ không phải cứ có đất là có thể mở trường. Việc xây dựng trường lớp được tính toán rất kỹ trên dân số, trên định hướng phát triển.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: NQ
Đối với vấn đề tăng biên chế, hiện chủ trương chung chỉ có thể tinh giảm biên chế (tất nhiên chúng tôi đang đấu tranh tinh giảm ở chỗ nào, riêng giáo dục phải cân nhắc thật kỹ có học sinh là phải có cô giáo). Việc đề nghị tăng thêm biên chế rất khó. Còn phương thức sao có thêm người làm các vị trí trên mà không phải biên chế sẽ được giải quyết bằng cách khác. Hiện nhiều tỉnh, thành đang hợp đồng người làm việc những vị trí này.
Cũng theo bà Mai Hoa, qua buổi làm việc có ba vấn đề cần đặt ra để tìm hướng giải quyết.
Thứ nhất, phát triển mầm non, đầu tư cho giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, đó là sự quan tâm tới lực lượng công nhân và con em của công nhân. Vì vậy mới có chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế, hình như chính sách đang có vấn đề đối với đối tượng đích hướng tới. Chủ trương hay, chính sách tốt nhưng hiệu quả tác động tới đối tượng đích như thế nào? Không phải số trường số lớp mà phải tính được con em của công nhân trên địa bàn được thụ hưởng chính sách này là bao nhiêu?
Thứ hai, xã hội hóa giáo dục đang có vấn đề. Để phát triển giáo dục, nhà nước không thể lo hết do đó đòi hỏi sự chung tay cả xã hội, trong đó có sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh. Đối với các trường tại các khu công nghiệp cần phải lưu ý vì lương công nhân không nhiều trong khi tiền để đóng theo cơ chế xã hội hóa càng ngày càng tăng.
“Chúng tôi muốn hướng đến xã hội hóa chính là trách nhiệm xã hội của chính các doanh nghiệp đang sử dụng lực lượng lao động là công nhân, phải làm sao thu hút để họ cùng tham gia chăm lo trường lớp. Hiện qua báo cáo tại trường Mầm non 30-4, doanh nghiệp và người lao động cùng hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ là 50%. Chúng ta phải làm sao tăng tỷ lệ doanh nghiệp và giảm tỷ lệ đóng góp của công nhân. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm”, bà Hoa nhấn mạnh.
Thứ ba, thực tế hiện nay cho thấy số con em công nhân tham gia gửi tại các trường công lập rất ít, đa phần họ chọn các nhóm trẻ độc lập, tư thục.
“Các trường mầm non công lập đang dư chỉ tiêu. Nhu cầu học của con em công nhân rất lớn nhưng họ lại chọn gửi con ở các nhóm tư thục không bảo đảm chất lượng. Một vấn đề nghịch lý”, bà Hoa nhấn mạnh.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục làm việc với UBND huyện Nhà Bè, TP Thủ Đức và UBND TP.HCM vào chiều nay và ngày mai.
Công nhân không mặn mà gửi con ở trường công
Năm học mới sắp đến gần nhưng trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, điều kiện để bé học tại trường rất đơn giản. Bé chỉ cần tạm trú trên địa bàn phường hoặc trong quận.
Đa phần công nhân chọn gửi con ở các nhóm trẻ độc lập, tự thục vì gần nhà. Vị trí của trường hơi bất lợi, đặt ở khu công nghiệp không gần khu dân cư. Mặt khác, các nhóm lớp linh hoạt về thời gian giữ trẻ.
Tại trường cũng tổ chức giữ trẻ ngoài giờ, hiện trường có giữ 7 trẻ. Nhà trường vận động giáo viên hỗ trợ phụ huynh một cách miễn phí
(Bà Nguyễn Thu Hiền, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tạo)
Nam Định: Huyện Hải Hậu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Sáng 17/8, Phòng GD&ĐT Hải Hậu (Nam Định) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết và tuyên dương khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2021-2022; triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng thưởng các tập thể, cá nhân của ngành giáo dục Hải Hậu có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua.
Tới tham dự chương trình có ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định; ông Trần Minh Hải - Bí thư Huyện ủy Hải Hậu; bà Lưu Thị Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu cùng đại diện một số ban, ngành địa phương và đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường trên địa bàn huyện.
100% trường đạt chuẩn quốc gia
Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Thế Hưng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hải Hậu cho biết, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song dưới sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo huyện, hướng dẫn chuyên môn từ Sở GD&ĐT, ngành giáo dục Hải Hậu đã nỗ lực hết mình, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022 với những thành tựu đáng khích lệ.
Toàn huyện có 103 trường gồm: 34 trường mầm non (MN), 34 trường tiểu học (TH), 35 trường trung học cơ sở (THCS). Số học sinh MN giảm 1.832 so năm học trước do dịch Covid-19, số học sinh TH và THCS tăng hơn so với năm học trước 1.340. Do thiếu giáo viên nên số học sinh/lớp tăng so với quy định. Đội ngũ GV được tạo điều kiện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; 100% CBQL, GV tự bồi dưỡng và thực hiện có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên; tập huấn, bồi dưỡng Chương trình GDPT 2018.
Các trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thực hiện tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện chương trình, chú trọng đổi mới môi trường hoạt động tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Khẩu phần ăn được xây dựng phù hợp với độ tuổi, khoa học và quản lý chặt chẽ. Khi trẻ đến trường, tỷ lệ nuôi ăn bán trú nhà trẻ, mẫu giáo là 17.678/17.754 (đạt 99,6%).
Cũng theo ông Vũ Thế Hưng, chương trình làm quen Tiếng Anh ở lớp 1 được triển khai ở 8 trường cho 985 học sinh; lớp 2 tiến hành ở 13 trường cho 1.925 học sinh. Việc triển khai chương trình Tiếng Anh hệ 10 năm ở lớp 3, 4, 5 cho 15.620 học sinh bảo đảm 100% được học 4 tiết/tuần. Việc triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong môn Toán được thực hiện ở 34/34 trường, mỗi trường dạy Toán - Tiếng Anh cho 10 học sinh và tham gia thi cấp huyện. Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh có 1 giải Nhất, 02 giải Nhì, 3 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Các đại biểu tham dự hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 của huyện Hải Hậu.
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT Hải Hậu cũng chỉ đạo các trường THCS chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học đáp ứng được Chương trình GDPT năm 2018 cho học sinh lớp 6 năm học 2021-2022, lớp 7 năm học 2022-2023 và chuẩn bị các điều kiện cho các năm tiếp theo. Tổ chức cho CBQL, GV tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp tập huấn tập huấn các modun về xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tập huấn sách giáo khoa do Sở GD&ĐT kết hợp với các nhà xuất bản tổ chức...
Phòng GD&ĐT đã hướng dẫn các CSGD xây dựng Kế hoạch đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), trường chuẩn quốc gia và chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Đến nay có 74/103 (đạt 71,84%) trường được công nhận KĐCLGD (cấp độ II là 5 đơn vị, cấp độ III là 69 đơn vị) trong đó cấp độ III có 69 trường (MN 25 trường, TH 21 trường, THCS 23 trường).
"Hiện toàn bộ 103/103 (100%) trường được công nhận chuẩn quốc gia lần đầu, trong đó có 73 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (MN 8/34 trường, TH 30/34 trường, THCS 35/35 trường). Có 101/103 (98,1%) trường được công nhận chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Trong đó MN có 32/34 trường, TH 34/34 trường, cấp THCS 35/35 trường..." - Đại diện ngành giáo dục Hải Hậu nhấn mạnh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành giáo dục Hải Hậu cũng gặp phải một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ năm học vừa qua. Trong đó có thiếu trang thiết bị dạy học theo Chương trình GDPT 2018; trang thiết bị đồ dùng tối thiểu cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 3, 4 tuổi mới đạt 70-80%. Một số trường thiếu phòng học, phòng chức năng, số trẻ/ nhóm, lớp còn cao.
Đội ngũ GV còn thiếu về chủng loại, cơ cấu bộ môn. Cấp THCS thiếu giáo viên văn hóa. Cấp Tiểu học và MN thiếu nhiều GV. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, trẻ đi học không đều, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hợp đồng giáo viên nhân viên. Chất lượng giáo dục các vùng miền chưa đồng đều. Thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh còn hạn chế...
Các giáo viên và học sinh huyện Hải Hậu có thành tích xuất sắc được tuyên dương, khen thưởng.
Từ thực tế đó, Phòng GD&ĐT Hải Hậu cũng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm học 2022-2023. Huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa để bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trường học, nhất là thực hiện Chương trình GDPT 2018. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV đủ về số lượng, chủng loại; đề xuất với UBND tỉnh tuyển dụng GV. Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Phấn đấu 103/103 các trường tiếp tục đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học để duy trì chuẩn và 100% các trường đến kỳ đều đề nghị công nhận lại trường chuẩn quốc gia, trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn đúng quy định. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục phấn đấu toàn huyện đạt 90,3% đơn vị đạt Kiểm định chất lượng cấp độ II trở lên; trong đó cấp MN thêm 11 đơn vị, cấp TH thêm 8 đơn vị.
Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" gắn với các phong trào thi đua. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chủ động phát hiện, biểu dương và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành...
Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục huyện Hải Hậu trong năm học vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng đã thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng thưởng cho các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2021-2022. Ông cũng đưa ra một số lưu ý về nhiệm vụ năm học 2022-2023. Trong đó, vấn đề tăng học phí tiến tới giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục cũng cần được tính toán kỹ để phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, ngành giáo dục Hải Hậu cần tiếp tục phấn đấu để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn để xứng đáng với tiềm năng, nội lực sẵn có.
Lai Châu: Chất lượng giáo dục vùng cao được duy trì và nâng cao Năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Lai Châu đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp, phương án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao; tích cực thực hiện hiệu quả việc đổi mới theo Chương trình GDPT 2018. Tập thể có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. Tỉnh Lai...