Trường chuyên – Tồn tại hay không tồn tại?
Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam (gọi tắt là trường Ams), phải trải qua vòng sơ tuyển hết sức áp lực.
Đề xuất nên xóa bỏ mô hình trường chuyên của TS Nguyễn Đức Thành – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội), một cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, khoá 1992-1995 đã khiến dư luận xã hội quan tâm. Từ đây, câu hỏi Trường chuyên – Tồn tại hay không tồn tại được đặt ra, với nhiều ý kiến trái chiều.
Họa sinh trường chuyên.
Lỗi thời và bất cập?
Trong mùa tuyển sinh vào lớp 6 năm 2020, các đối tượng học sinh muốn đăng ký dự thi vào lớp 6 Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam (gọi tắt là trường Ams), phải trải qua vòng sơ tuyển hết sức áp lực. Cụ thể, kết quả học lực trung bình môn trong 5 năm học tiểu học phải đạt hầu hết 10 điểm ở các môn thì mới đủ điều kiện dự thi. Đây là áp lực không hề nhẹ nhàng đối với học sinh, và cũng gây tâm lý với nhiều phụ huynh học sinh.
Cho rằng cân phai giam áp lực cho học sinh, TS Nguyễn Đức Thành đã đề xuất nên đóng cửa trường Ams hoặc bán nó cho tư nhân. Ông cũng đề nghị “nên làm như vậy với mọi trường chuyên”. Ông Thành đưa ra đề xuất trên dựa trên 4 lập luận:
Thứ nhất, mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. “Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội. Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia”, ông Thành chia sẻ.
Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
Thứ ba, việc bố mẹ phải “tác động” để con mình có bảng điểm không thể đẹp hơn tức bảng điểm toàn điểm 10 hoặc làm cách nào đó để con mình đeo trên người đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu. Không loại trừ có tiêu cực khi học tại trường Ams để cha mẹ đạt được mục đích cho con. Điều này cho thấy việc lo cho con được học ở Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra để nhờ vả. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều thứ hai ở trên.
Cuối cùng, theo TS Thành, mục đích của trường chuyên lớp chọn như Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã hết vai trò lịch sử của nó. “Trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, trường chuyên được mở ra để chọn được những người trí tuệ để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Việc hình thành các trường chuyên đào tạo ra không ít gà nòi tham gia các cuộc thi trên thế giới như kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đất nước vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ và cũng mong muốn có nguồn tài trợ từ nước ngoài vào”, TS Thành nêu quan điểm.
Video đang HOT
Từ cac lập luận trên, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, nên “xóa bỏ mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư”.
Trên trang cá nhân của mình, TS Nguyễn Đức Thành giải thích rằng, ông hay dùng Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam như một ví dụ, “vì trường ấy khá tiêu biểu cho các trường chuyên và tôi lại học từ đó ra nên biết nó (đôi chút) rõ hơn các trường khác”.
Cũng theo TS Thành, nếu coi mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra những người ưu tú để đi thi học sinh giỏi quốc tế thì hiện tại trường Ams nói riêng và nhiều trường chuyên trên cả nước nói chung đều không đạt được mục đích này, không làm được việc này và học sinh có vẻ cũng không thích theo đuổi các giải đó.
Nếu vậy thì có cần thiết phải xây dựng tốn kém một hệ thống dàn trải các trường chuyên trên khắp cả nước như hiện nay để theo đuổi mục đích đó không? Còn nếu coi mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra “nhân tài”, thì mục đích này cũng chưa thuyết phục. Bởi theo ông Thành, nhân tài không thực sự bộc lộ ở những năm học phổ thông và với việc nhồi nhét, thách đố, tạo sức ép… lên một đứa trẻ để tìm ra một số tố chất đặc biệt ở bậc học này rồi xem đó là “nhân tài” thì các trường phổ thông khác cũng có thể làm được.
Qua quan sát của mình, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng tỷ lệ những nhân tài thực thụ trong trường Ams và các trường chuyên không có nhiều. Vì thế, không có gì bảo đảm những đứa trẻ được tuyển và học tại trường Ams hay trường chuyên là “nhân tài”, dù có thể học giỏi hơn các bạn cùng lứa (vì được đầu tư nhiều hơn do trường nhận được ngân sách cao hơn).
Tuy nhiên, có một điều hệ trọng hơn rất nhiều được ông Thành nêu ra là việc nhà nước thực sự đã bỏ tiền ra để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài”, và tiền ấy là của những người dân bình thường đóng góp, thì những “nhân tài” ấy phải có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, những người đã đóng tiền cho anh ăn học, bằng cách này hay cách khác.
Ngoài ra, theo ông Thành, quan điểm coi trường Ams hoặc các trường chuyên là mô hình để thí điểm một loại trường tiên tiến, chất lượng cao trong giảng dạy nhằm giúp toàn bộ hệ thống giáo dục cũng có chất lượng cao tương ứng cũng được cho là chưa thuyết phục.
Nếu đó là mục đích chính của thí điểm thì trường ấy phải nhận các em học sinh đa dạng về thành phần (trí tuệ, đạo đức, thu nhập, sắc tộc…) y như ngoài đời thực, tức là phải có em giỏi em dốt, em ngoan em chưa ngoan, em có điều kiện em không có điều kiện… như thế mới có thể bảo đảm đó là một thí nghiệm trên một môi trường giống như môi trường thực tế, và khi thành công, mới có thể nhân rộng.
Nhưng, nếu xây dựng một trường điểm, trường kiểu mẫu, mà chỉ dạy các em học sinh giỏi, học sinh ngoan, học sinh sáng dạ, trên mức trung bình, thì làm sao có thể bảo đảm mô hình ấy sau này áp dụng cho toàn xã hội được? Và nếu như thế, thì việc gì phải thử nghiệm mô hình ấy ngay từ đầu làm gì vì đã thiết kế thí nghiệm sai rồi?
Còn ý kiến coi trường Ams hoặc trường là điều kiện cho người nghèo nhưng có tài có cơ hội vươn lên, quan điểm này cũng khiến TS Thành băn khoăn, vì từ trước tới bây giờ số học sinh nghèo theo học được trong trường rất hạn chế. Nhưng điều sâu xa hơn, là nếu vậy thì các em học sinh nghèo mà bị coi là bình thường, là không có tài thì sao? Họ không xứng đáng để được đầu tư hay sao?
Cần thay đổi tư duy giáo dục
Đề xuất của TS Nguyễn Đức Thành đưa ra lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận, tạo ra các tranh luận trái chiều trên nhiều diễn đàn. Trên trang cá nhân, ông Thành cũng lập ra một thảo luận khoa học với tên gọi “Thảo luận cải cách trường Ams và hệ thống trường chuyên lớp chọn Việt Nam”, thu hút rât đông ngươi tham gia.
Bình luận về đề xuất của TS Nguyễn Đức Thành, TS Đỗ Tiến Long – chuyên gia tư vấn về phát triển tổ chức và chiến lược, người từng có 8 năm công tác tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội, nói, “đây là một đề xuất chính trực làm lành mạnh hóa chính sách quản lý và tâm hồn học sinh”.
Ông Long dẫn chứng: “Trước đây, con tôi được vào Amsterdam, tôi cũng khuyên con là không nên học. Tôi thấy trường chuyên có thể tạo ra “gà chọi” để đi thi, còn tỷ lệ nhân tài trong xã hội thường tương đối ổn định. Chưa thấy trường chuyên nào có thể đào tạo người kém thành tài. Tuy vậy mặt trái, khía cạnh hạn chế của trường chuyên, thì dễ nhận thấy”.
TS Đỗ Tiến Long nêu ra 3 điểm cụ thể. Thứ nhất, học lệch tạo nên sự thiếu hụt nền tảng, dễ lệch lạc về tính cách khi trưởng thành, mà họ thường không tự nhận ra. Thứ hai, đeo huy chương “chuyên” dễ khiến họ ngộ nhận bản thân, tự xếp mình ở đẳng cấp khác, nặng tâm lý ganh đua, khó giao tiếp hòa đồng xã hội. Thứ ba, sự đặc quyền dễ đẻ ra xin cho, chạy chọt. Hơn nữa, trường chuyên tạo ra thi cử bất thường, bất bình đẳng học tập và đầu tư hạ tầng.
Trong khi đó, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới cho rằng, đề xuất bán, chuyển đổi Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam cho tư nhân là “hơi cực đoan”. “Nếu ai đó nói trường chuyên, lớp chọn là định hướng đào tạo dễ đẫn đến “học lệch” hay thiếu đầy đủ thì cũng có lý lẽ riêng, bởi sẽ tạo ra các đỉnh cao cần thiết để phục vụ khoa học, phụng sự lợi ích vượt khỏi mong muốn một cá nhân nào đó”, theo GS Thuyết.
Một điều nhiều người nhận ra, sau một thời gian hoạt động, bộ mặt trường chuyên tại các địa phương đã bộc lộ một số hạn chế, tuy nhiên không nên xóa bỏ mà cần thay đổi tư duy giáo dục. Khăng đinh mô hình trường chuyên vẫn cần thiết, nhưng bà Nguyễn Thị Thu – người đồng sáng lập Trường mầm non Tsubaki cho rằng, nên có những đổi mới thay vì xóa bỏ. “Tư nhân hóa trường Ams hay các trường chuyên không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Có cầu thì phải có cung. Nên điều quan trọng là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình”, bà Thu nêu quan điểm.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng, có thể chuyển đổi mô hình trường chuyên thành trường chất lượng cao để xem xét, phục vụ đào tạo toàn diện. Trong khi đó, TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, đưa ra quan điêm: “Không thể bỏ trường chuyên, cũng đừng bao giờ nghĩ tư nhân hóa trường chuyên”.
Ông Lâm cung nêu gợi ý, nếu có thay đổi thì chỉ nên xem xét điều chỉnh phương thức đào tạo, phương thức tuyển chọn và phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên. Không nên quá cực đoan cho việc đổi mới trường chuyên, lớp chọn.
Trao đôi vơi bao chi, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ông từng là một cựu học sinh chuyên, va ông ủng hộ trường chuyên công lập vì hệ thống đó là cần thiết, giúp đào tạo nguồn nhân lực vượt trội, tạo điều kiện cho người có năng khiếu trong từng lĩnh vực phát huy được được tố chất của mình, nhất là với những học sinh nghèo. Vê quan điểm trường chuyên là nơi nhà nước đầu tư cho người giàu, theo TS Dung, la chưa hợp lý vì người giàu đóng thuế gấp nhiều lần người nghèo.
“Nói công bằng hay không phải trên cơ sở số liệu cụ thể, nếu không, nói vậy là suy diễn. Trên thế giới, nhất là những nơi coi trọng công bằng xã hội vẫn có trường chuyên”, ông Dũng phân tích đông thơi cho rằng cần chống lại những tiêu cực nếu có ở trường chuyên, như việc chạy chọt để đỗ, cách đánh giá không hợp lý; làm sao để con nhà nghèo có năng lực có thể vào trường và được trợ giúp.
Khó có thể xã hội hóa trường chuyên
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục – Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành: “Việc phát triển hệ thống trường chuyên là quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện trong Luật Giáo dục”.
“Bộ Giáo dục – Đào tạo định nghĩa trường THPT trước hết phải là trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục – Đào tạo, được đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tốt, với chương trình học linh hoạt hơn. Nhưng về cơ bản đào tạo ở trường chuyên là dựa trên nền giáo dục đại trà tốt, sau đó mới phát triển giáo dục “mũi nhọn” để các em học sinh phát triển tài năng của mình”, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết thêm.
Trươc nhưng y kiên băn khoăn về việc Bộ Giáo dục – Đào tạo dùng thước đo nào để đánh giá chất lượng trường chuyên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết: “Cần hiểu mỗi trường chuyên có thể tuyển 1.500 đến 2.000 học sinh. Từ đó, trường chọn ra những em tốt nhất để vào những lớp chuyên, chọn ra một số em đi thi quốc tế. Khi đã đầu tư trường chuyên thì tập trung đào tạo “phần nhọn” bên trên. Nếu nhìn vào hệ thống các trường chuyên, ngoài học, còn có rất nhiều loại câu lạc bộ rất phong phú, toàn diện. Các em trường chuyên có kỹ năng mềm rất tốt”.
Vê đê xuât xa hôi hoa trương chuyên, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết: Khó có thể xã hội hóa trường chuyên vì đây là mô hình Nhà nước đầu tư để bồi dưỡng tài năng, hỗ trợ những nhóm yếu thế, để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Bộ Giáo dục – Đào tạo đang trong quá trình nghiên cứu giải pháp liên thông giữa các trường THPT chuyên với các trường ĐH, hiện chưa có thống kê cụ thể.
Giữ hay bỏ hệ thống trường chuyên là một vấn đề lớn, tất nhiên, không thể xuất phát từ một vai y kiên mà có thể xóa bỏ ngay tức khăc. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần có những thảo luận khoa học, thậm chí cần tổ chức những hội thảo quôc gia về câu chuyện trường chuyên. Cái gì được, cái gì hạn chế, cái gì đã lỗi thời cần phải bỏ đi, thay thế…? Bởi một sau môt thơi gian vân hanh, chăc chăn mô hinh trương chuyên co những điều cần phải căn chỉnh.
TS. Lê Công Lợi: Nói trường chuyên chỉ đào tạo "gà nòi" là sai lầm
Người ủng hộ, người phản đối, người thì cho rằng bỏ mô hình trường chuyên là điều đáng tiếc. Nhưng mô hình giáo dục này đến lúc cần phải thay đổi.
"Nên bán trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, mô hình trường chuyên đã hết vai trò lịch sử của nó..."... phát biểu của TS. Nguyễn Đức Thành làm "dậy sóng" đời sống giáo dục tuần qua.
TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội)
Bất ngờ hơn khi quan điểm táo bạo này lại được nói ra từ một cựu học sinh chuyên Lý của trường Hà Nội - Amsterdam. Người ủng hộ, người phản đối, người thì cho rằng việc bỏ mô hình trường chuyên là một điều đáng tiếc nhưng mô hình giáo dục này cũng cần phải thay đổi.
Vậy, mô hình trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như hàng trăm trường chuyên khác của cả nước có thực sự là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu, là đào tạo "gà nòi" gây áp lực lên học sinh?
Trao đổi với phóng viên VOV, TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, không nên xã hội hóa trường chuyên và mô hình này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng nhân tài./.
Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong giáo dục đào tạo tinh hoa Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức thi tuyển sinh khoá đầu tiên vào các ngày 12-13/7/2020. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - Hiệu trưởng Nhà trường. Thưa PGS.TS Nguyễn...