Trường chuyên chỉ để đào tạo ‘gà nòi’?
Theo Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), đầu tư vào trường chuyên cũng như câu chuyện về đầu tư kinh tế, phải có những “đầu tàu” mới tạo ra sự đột phá.
Ảnh minh họa
“Trường chuyên” có ở nhiều nước
Hệ thống trường chuyên của Việt Nam đã có từ lâu. Năm 1965, Khối Chuyên Toán – Tin (A0) được thành lập. Nhưng phải nói, chính sách này không của riêng Việt Nam mà được học tập từ nước ngoài.
Hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới vẫn giữ mô hình đào tạo những nhân tố xuất sắc. Họ không để những nhân tố này hòa chung vào mô hình đào tạo bình thường, dễ khiến tài năng bị thui chột.
Có thể kể tới như trong ĐH Tổng hợp Lomonoxop (Nga) vẫn tồn tại trường phổ thông chuyên thành lập từ 1964, tức là trước Việt Nam 1 năm. Trường này tập trung vào các lĩnh vực chuyên về khoa học tự nhiên. 5 năm trở lại đây, ngôi trường này còn “rẽ nhánh”, định hướng cho những học sinh có thiên hướng về kinh tế hoặc y dược ngay từ lớp 12.
Không chỉ ở Nga, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến khác cũng có hệ thống trường chuyên mạnh như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Úc…
Còn trong khu vực, gần chúng ta có Singapore với ngôi trường chuyên nổi tiếng là Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học (NUS) nằm trong ĐH Quốc gia Singapore. Hay như tại Thái Lan, trong các trường nổi tiếng như ĐH Mahidol hay ĐH Chulalongkorn cũng có hệ thống trường chuyên. Mặc dù đi sau nhưng hiện tại, những trường này đều phát triển rất mạnh.
Kể từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu có chiến lược xây dựng những trường THPT trọng điểm (Super Science High Schools) về khoa học tự nhiên. Đến nay, hệ thống đó đã lên tới khoảng 200 trường.
Nói trường chuyên chỉ “sản xuất gà nòi” là sai lầm
Có giai đoạn kinh tế chưa phát triển, mọi người thường đặt câu hỏi: “Tại sao phải đầu tư vào đỉnh cao của Olympic thể thao?”, “Đầu tư vào thể thao làm gì cho tốn kém?”, “Sao không đầu tư vào những cái khác hữu ích hơn?”…
Video đang HOT
Thực tế, tất cả các nước phát triển đều đầu tư cho thể thao, bởi điều đó sẽ tạo ra cú huých và là một thước đo nhằm chứng minh khả năng không giới hạn của con người.
Câu chuyện đầu tư của thể thao và trường chuyên tuy không hoàn toàn tương đồng nhưng cũng có điểm giống nhau về bài toán xã hội.
Những đối tượng tinh hoa của trường chuyên giống như GS Ngô Bảo Châu hay GS Đàm Thanh Sơn – vốn là những nhà khoa học đầu đàn – hiện đang đóng góp rất nhiều cho giáo dục nước nhà. Phải có những nhân tố như thế mới có thể khơi gợi nỗ lực, quyết tâm của giới trẻ và chứng minh được rằng người Việt Nam không thua kém bất cứ ai.
Còn nói trường chuyên chỉ để đào tạo “gà nòi” là sai lầm. Trước đây, mô hình trường chuyên có những lớp rất nhỏ, chủ yếu hướng tới giáo dục cá biệt nhiều hơn. Nói cách khác, mục tiêu khi đó là phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc trong một lĩnh vực hẹp.
Còn giờ đây, đối tượng học sinh của trường chuyên đã mở rộng hơn rất nhiều. Trong số đó cũng có những nhân tố xuất sắc, nhưng tỉ lệ không nhiều. Các trường chuyên hiện tại đã hướng tới việc đào tạo toàn diện.
Ví dụ, bây giờ học sinh chuyên Toán không chỉ giỏi mỗi Toán. Các bạn cũng giỏi Tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, cũng có những trải nghiệm sáng tạo. Những bạn giành huy chương quốc tế có thể chơi tennis rất giỏi, hát và chơi đàn rất hay.
Mặt khác, nói học sinh chuyên học lệch cũng không phải là nhận định chuẩn xác. Bởi lẽ, học sinh chuyên vẫn phải tham gia các kỳ thi đánh giá bình thường của địa phương và của toàn quốc.
Thế nhưng, có một điều dễ dàng nhận thấy, thành tích học tập của học sinh chuyên vẫn luôn cao hơn so với mặt bằng chung.
Cần phát triển thành “đầu tàu” thay vì cào bằng
Một trong những vai trò của trường chuyên là khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa nhất, có năng lực xuất sắc để phát huy hết khả năng. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những mục tiêu chứ không phải là duy nhất.
Trường chuyên không chỉ là nơi đào tạo “gà chọi” đi thi giải quốc gia, quốc tế. Hệ thống trường chuyên giờ đây phải là “đầu tàu”, là một hình mẫu để lan tỏa những chính sách mới của giáo dục và thực thi những thay đổi giáo dục cơ bản, toàn diện.
Chúng ta càng phải coi đây là hình mẫu để các trường khác nâng chất lượng giáo dục chứ không phải cào bằng hay xóa bỏ.
Cũng có giai đoạn, nhiều người cho rằng cần phải chia đều thầy giỏi cho các trường để đảm bảo công bằng trong giáo dục. Nhưng như đã nói, chúng ta không thể quên rằng trường chuyên vẫn có mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước. Một người có tài năng rất cần được học và tạo điều kiện để phát triển. Họ không thể vào môi trường kém cạnh tranh, thiếu đi động lực. Như vậy, sẽ không thể có những người thực sự giỏi để phát triển đất nước.
Điều này cũng giống như câu chuyện về đầu tư kinh tế. Tại sao đất nước vẫn cần phải có những vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư thay vì cào bằng? Tất nhiên, chúng ta cần tới mặt bằng chung, nhưng để đột phá thì phải có những đầu tàu. Nếu đầu tư dàn trải, không có lộ trình từng bước, mọi thứ sẽ không thể phát triển.
TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên)
Tăng chỉ tiêu xét tuyển thẳng vào ĐH Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội tăng 30% chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.
Tại chương trình On EduTalk - Tư vấn tuyển sinh 2020 mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội chia sẻ, đề án tuyển sinh chính thức của trường Đại học Hà Nội đã công bố từ đầu tháng 6 với một số thay đổi có lợi cho sinh viên.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, nhất là sau khi Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, Đại học Hà Nội đã tăng chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp từ 10% năm 2019 lên 30% năm 2020. Ngoài ra, trường cũng mở thêm ba chương trình mới, đồng nghĩa với việc tăng thêm 150 chỉ tiêu tuyển sinh.
Chương trình On EduTalk - Tư vấn tuyển sinh Đại học Hà Nội do VTV cab phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức.
Theo đó, năm nay, trường dành 5% chỉ tiêu cho việc xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các thí sinh đạt giải quốc gia, các kỳ thi Olympic. 25% chỉ tiêu dành cho hình thức xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường. Cụ thể đối tượng tham gia xét tuyển kết hợp gồm:
- Học sinh các lớp chuyên, trường chuyên đạt học lực giỏi trong các năm học cấp ba, điểm thi THPT 3 môn Toán - Văn - Ngoại ngữ hoặc Toán - Lý - Ngoại ngữ đạt 21 điểm trở lên và điểm trung bình môn Tiếng Anh mỗi năm 7,0 trở lên;
- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế của 10 ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh (IELTS, TOEFL, CAE); thí sinh có kết quả các bài thi chuẩn quốc tế như SAT, ACT, A-LEVEL..
70% chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho hình thức xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT. Trong trường hợp xét tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp còn thừa chỉ tiêu, các chỉ tiêu thừa này sẽ được chuyển sang cho hình thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đối với thí sinh sử dụng hình thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, việc sở hữu những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có thể giúp các em học vượt từ nửa năm đến một năm, từ đó rút ngắn lại thời gian học tập.
Chia sẻ về điều kiện đăng ký xét tuyển chung của trường, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường ĐH Hà Nội, cho biết, học sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT ba môn Toán - Văn - Ngoại ngữ và Toán - Lý - Ngoại ngữ đạt 16 điểm trở lên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ vào trường. Tuy nhiên, trên thực tế, do tỷ lệ cạnh tranh cao nên thông thường, điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ cao hơn. Những ngành đang có nhu cầu việc làm cao và có thu nhập tốt như Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, điểm trúng tuyển có thể lên tới 8 đến 8,5 điểm mỗi môn.
Bên cạnh đó, trừ ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông đa phương tiện, các ngành còn lại của trường Đại học Hà Nội đều nhân đôi điểm ngoại ngữ. Đây là một lợi thế lớn cho những học sinh có nền tảng và năng lực ngoại ngữ tốt từ THPT.
Chương trình đào tạo quốc tế lấy bằng chính quy
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết, trường có 4 chương trình liên kết với các đại học nước ngoài bao gồm cử nhân Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành kép Marketing và Tài chính liên kết với Đại học La Trobe của Australia, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành liên kết với Đại học IMC KREMS - Áo, ngành Kế toán Ứng dụng liên kết với Đại học Oxford Brookes - Anh và Cử nhân Kinh doanh liên kết với Đại học Waikato - New Zealand.
Tất cả chương trình này đều được giảng dạy tại Việt Nam, bằng tiếng Anh với giáo trình và tài liệu quốc tế. Sinh viên sẽ được cấp bằng chính quy nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học, nếu có nguyện vọng, sinh viên có thể đăng ký chuyển tiếp để tiếp tục học tập tại các trường liên kết tại nước ngoài. Các chương trình này tuyển sinh bằng học bạ và trình độ tiếng Anh. Nếu sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh có thể học thêm tại Trường Đại học Hà Nội trong 6 tháng.
Mặt khác, chương trình chính quy của nhà trường gồm hệ đại trà và chất lượng cao. Với chương trình chất lượng cao, sinh viên sẽ có nhiều điều kiện thực tập, kiến tập tại các cơ sở kinh doanh, đơn vị đối tác với nhà trường để kiểm nghiệm những kiến thức đã học trong môi trường thực tế. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này được trường hỗ trợ tìm việc làm. Với các ngành ngôn ngữ chất lượng cao, sinh viên ra trường sẽ thành thạo hai ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh.
Trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên đi học tại nước ngoài qua các chương trình trao đổi. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương, một năm trường có 250 đến 300 sinh viên đi học tại những trường đối tác, trong đó nhiều em đạt học bổng 100% hoặc học bổng bán phần chi trả tiền ở và tiền ăn trong quá trình học.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Hà Nội dù thuộc khối ngành ngôn ngữ hay các chuyên ngành đào tạo bằng ngoại ngữ đều có nhiều cơ hội việc làm. Thực tế, sinh viên của trường hiện công tác trên tất cả lĩnh vực và có sức cạnh tranh cao nhờ vốn ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn tốt.
Cùng với đó, trường có phòng Công tác sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp với mục tiêu tổ chức các chương trình hướng nghiệp, trò chuyện để tạo cơ hội giới thiệu sinh viên với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.
Trường Đại học Hà Nội cũng đang xây dựng phần mềm hội chợ việc làm nhằm tạo ra một nền tảng trực tuyến kết nối hiệu quả hơn giữa sinh viên và nhà tuyển dụng.
Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo cũng như tuyển sinh của Trường Đại học Hà Nội được Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương và Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng giải đáp trong chương trình On EduTalk - Tư vấn tuyển sinh 2020 do Đài truyền hình VTVcab phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện. Theo dõi đầy đủ chương trình tại https://www.facebook.com/watch/live/?v=670585353519350&ref=watch_permalink
Trường chuyên không phải sự bất công Các nhóm người có tài năng khác nhau, có đóng góp cho xã hội khác nhau thì không thể thụ hưởng các nguồn lực công giống nhau. Ảnh minh họa Trong bài viết "Di sản" trường chuyên gia tăng bất bình đẳng xã hội, TS Nguyễn Văn Đáng có lập luận: "trường chuyên thường được ưu ái đầu tư cao hơn các trường...