Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng: Lấy chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm là ưu tiên số 1
Nhiều năm nay, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng là một địa chỉ đào tạo, giải quyết việc làm tin cậy, uy tín và là một trong những trường đầu tiên được Chính phủ tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao.
Đây cũng là một trong những trường đi đầu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp có nhiều đổi mới công tác tuyển sinh, chương trình, các loại hình đào tạo và đặc biệt chọn mô hình đào tạo tại doanh nghiệp làm khâu đột phá.
Đa dạng trong đào tạo
Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng tiền thân là Trung tâm Xúc tiến việc làm – Quân khu 4, ra đời ngày 6/12/1993. 6 năm sau khi đi vào hoạt động, trường sáp nhập với Câu lạc bộ ô tô, mô tô thuộc Cục Kỹ thuật quân khu.
Giờ học vận hành máy xúc của sinh viên Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng. Ảnh: Trường QP4
Đây chính là tiền đề quan trọng để đơn vị được nâng cấp thành Trường dạy nghề (2002), Trường Trung cấp nghề (2007). Với sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng đào tạo, ngày 4/5/2011, trường được Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 534/QĐ-LĐTBXH thành lập Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng. Đây là một bước ngoặt quan trọng, là tiền đề để Trường Cao đẳng nghề số 4- Bộ Quốc phòng vinh dự trở thành 1 trong 45 trường được Chính phủ tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao.
Từ khi thành lập đến nay, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Trường Cao đẳng nghề số 4 là dạy nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ và con em nhân dân theo nhu cầu xã hội.
Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, Ban Giám hiệu nhà trường luôn trăn trở đặt ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, mục tiêu chính là phải đào tạo ra những học viên, sinh viên có chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực và xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, những năm qua, nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác tuyển sinh, đổi mới chương trình đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bảo đảm đồng bộ cơ sở vật chất, quản lý và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên thực chất, khẳng định uy tín, phát triển quy mô đào tạo.
Trường đã xây dựng, hoàn thiện đưa vào đào tạo 12 bộ chương trình cao đẳng; 12 bộ chương trình trung cấp và 7 bộ chương trình sơ cấp nghề; đảm bảo giảng dạy theo modul và tính liên thông dọc, liên thông ngang; nâng thời gian đào tạo thực hành lên 70% tổng số thời gian đào tạo; bám sát nhu cầu sử dụng doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.
Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng. Ảnh: Tư liệu
Video đang HOT
Chất lượng đào tạo còn được khẳng định bởi giáo trình đào tạo nghề được nhà trường xây dựng theo chuẩn quốc tế, ASEAN và được cập nhật phù hợp thực tiễn sản xuất, bám sát nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Đặc biệt, trong số các ngành nghề đang đào tạo, nhà trường có 2 nghề tiếp cận công nghệ thế giới là Công nghệ ô tô, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí; 4 nghề tiếp cận công nghệ khu vực là Hàn, Điện công nghiệp, Vận hành máy xây dựng, Điều dưỡng; nghề Dược đạt trình độ Quốc gia.
Thiếu tướng Hà Tân Tiến – Phó Tư lệnh Quân khu thăm một giờ học thực hành của nhà trường. Ảnh: Thanh Tĩnh
Cùng với đó, trường đã mở rộng đào tạo cho mọi đối tượng khác theo nhu cầu. Nhà trường vinh dự là trường đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh chọn làm thí điểm phân luồng thành công (kết hợp học văn hóa và học nghề), trên cơ sở đó để UBND tỉnh triển khai Quyết định số 3010/QĐ-UBND.VX về việc phê duyệt “Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS”.
Với những nỗ lực vượt bậc nên trong những năm qua, dù hệ thống các trường nghề luôn phải chật vật trong tuyển sinh thì tại Trường Cao đẳng nghề số 4, số lượng học viên, bộ đội xuất ngũ theo học năm sau luôn cao hơn năm trước.
Riêng 5 năm trở lại đây, trường đã đào tạo trên 65.000 học sinh, sinh viên, trong đó bộ đội xuất ngũ chiếm 60%, vượt 23,8% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ đã đề ra.
Đáng chú ý, nhờ chọn “mô hình đào tạo tại doanh nghiệp làm khâu đột phá” và thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo là lựa chọn hàng đầu, giải quyết việc làm là ưu tiên số một”, việc đào tạo của nhà trường luôn gắn với quyền lợi người học, gắn với giải bài toán về việc làm cho các đối tượng sau khi ra trường.
Vì thế, hiện nay hơn 90% học sinh, sinh viên nghề kỹ thuật có việc làm và thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp, được doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao về ý thức, tác phong chuyên nghiệp.
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và xã hội thăm gian hàng của nhà trường tại Ngày hội tư vấn việc làm. Ảnh: Thanh Tĩnh
Nhiều năm nay trường cũng có sự kết nối chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, nhiều Tổng Công ty như: Tổng Công ty lắp máy Lilama Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà 5, Tổng Công ty CTGT4, Công ty TNHH Canon Việt Nam… để tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, đơn vị còn liên kết các trường đại học, cao đẳng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức để vừa đào tạo, vừa cung ứng lao động cho các thị trường nước ngoài…
Tâm huyết, hướng đến quyền lợi người học
Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định nhiệm vụ đào tạo, những năm qua, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng thường xuyên quan tâm, chăm lo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên theo yêu cầu định hướng tiêu chí trường nghề chất lượng cao.
Giờ dạy thực hành của thầy giáo Nguyễn Văn Hải – Khoa Điện tử Điện lạnh, một giáo viên dành được nhiều giải thưởng tại cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Ảnh: Đức Anh
Hiện tại, 100% giáo viên của trường đạt chuẩn quy định, số có trình độ sau đại học tăng 20% so với năm 2015. Trong 5 năm qua đã có 2 giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; 16 giảng viên được công nhận Nhà giáo giỏi Bộ Quốc phòng.
Nhiều năm liên tục, giáo viên của trường tham gia các kỳ hội giảng các cấp đến toàn quốc luôn dẫn đầu các trường khối giáo dục nghề nghiệp của tỉnh và của ngành Quân đội. Thước đo chất lượng đào tạo là học viên tham gia các hội thi tay nghề các cấp và toàn quốc đều lập thành tích xuất sắc, xếp nhóm dẫn đầu các trường nghề Quân đội và khu vực miền Trung.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Hóa – Phó Chính ủy Quân khu 4 kiểm tra trang thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng nghề số 4 tại Thanh Hóa. Ảnh: PV
Trường cũng đã làm tốt công tác phối hợp, thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học như nguồn từ Dự án tăng cường năng lực dạy nghề Quốc gia; Dự án ODA7 Cộng hòa Áo trị giá 3,2 triệu Euro. Đặc biệt, thời điểm này Dự án phân hiệu Thanh Hóa đóng tại phường Quảng Thanh, thành phố Thanh Hóa vừa hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Toàn bộ dự án được xây dựng trên tổng diện tích 5 ha với tổng số tiền đầu tư thiết bị và xây dựng là 135 tỷ đồng.
Trước đó, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng – Phân hiệu Thanh Hóa là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đào tạo nghề tại chỗ cho bộ đội xuất ngũ. Ngoài ra, nhà trường còn đào tạo cho các đối tượng là công an xuất ngũ, phân luồng học sinh THCS, THPT; đối tượng hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc, miền núi…
Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng, cơ sở Thanh Hóa vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ảnh: PV
Với việc mở rộng và nâng cấp cơ sở, phân hiệu Thanh Hóa tiếp tục đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở rộng phạm vi quy mô đào tạo, áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản lý đào tạo. Đồng thời, dự kiến sẽ mở rộng ngành nghề đào tạo từ 11 nghề lên 15 nghề trong những năm tới.
Nói về quá trình hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng, Đại tá, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Trường Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cũng khẳng định: Sự thành công của ngày hôm nay là kết quả của một quá trình kiên trì, phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo, giáo viên nhà trường. Thành quả đạt được cũng đã góp phần củng cố niềm tin, uy tín, thương hiệu và tạo động lực để nhà trường tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội và theo xu thế hội nhập.
Với những thành tích nổi bật và toàn diện, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý; Huân chương Lao động hạng Nhì; Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng nhiều Cờ Thi đua và Bằng khen. Đặc biệt, ngày 17/10/2018, Trường vinh dự được quyền Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Hà Nội 'chốt' cho học sinh đi học từ ngày 4.5
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định thời gian đi học trở lại của học sinh trên địa bàn là từ ngày 4.5.
Học sinh THCS và THPT Hà Nội sẽ trở lại trường từ ngày 4.5 tới - ẢNH T.N
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 cuối giờ chiều nay, 29.4, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã quyết định thời gian đi học trở lại của học sinh trên địa bàn thành phố bắt đầu từ ngày 4.5 tới.
"Thành phố quyết định các trường THPT, THCS, cao đẳng, đại học, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên đi học từ 4.5", ông Chung nói.
Với cấp học mầm non, tiểu học đi học sau đó 1 tuần, từ ngày 11.5. Việc giãn cách đối với học sinh, Chủ tịch UBND thành phố giao các trường tự quyết định trên cơ sở thực tế và đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh và giáo viên.
Ông Chung cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh trở lại trường như khử khuẩn trường, lớp, đo thân nhiệt, tính toán giờ ra vào lớp đảm bảo không tập trung quá đông học sinh...
Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng cho hay, để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại từ ngày 4.5, sáng nay, sở đã họp với các cơ sở giáo dục để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch khi học sinh trở lại trường.
Ông Dũng đề nghị lãnh đạo các quận, huyện tiếp tục quán triệt đến các cớ ở giáo dục thực hiện nghiêm các hướng dẫn liên quan công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch như giãn cách học sinh; đánh giá mức độ an toàn trong trường học; đeo khẩu trang trong suốt thời gian từ nhà đến trường, trong trường và về nhà.
Các trường phải xây dựng và diễn tập các kịch bản, phân vai rõ từng cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chống dịch.
Cũng theo ông Dũng, Sở đã yêu cầu các trường tổ chức họp trực tuyến với phụ huynh và học sinh để triển khai các nội dung phòng dịch trước khi học sinh trở lại trường.
Trước đó, ngày 28.4, Bộ GD-ĐT đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Với 15 tiêu chí áp dụng cho trước, trong và sau khi học sinh học tập ở trường, nếu cơ sở giáo đạt từ 7 tiêu chí trở xuống sẽ bị đánh giá là thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động".
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học được Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tham khảo ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế để xây dựng.
Giúp học sinh có nghề trước khi tốt nghiệp phổ thông Trong nỗ lực giúp học sinh có nghề khi còn ngồi ghế bậc học phổ thông, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã triển khai mô hình dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, giúp học sinh có thêm lựa chọn cho tương lai, chứ không phụ thuộc vào...