Trường bán trú làm… “trang trại”

Theo dõi VGT trên

Từ việc tận dụng những khoảng đất quanh khu bán trú để trồng rau, nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú đã mở rộng thành mô hình “trang trại” nhỏ có chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp học sinh vùng cao gắn bó với trường, với lớp.

Thêm nhiều bữa cơm có thịt

Cứ mỗi buổi chiều đi học về, các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Sa Dung (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên) lại tíu tít rủ nhau đi chăm sóc vườn rau xanh. Năm học 2013-2014, trường có hơn 520 học sinh. 90% trong số này ở nội trú. Để tạo điều kiện cho học sinh nội trú vừa học tập vừa tăng gia sản xuất, thầy cô giáo đã cùng các em cuốc đất làm nương trồng rau. Hiện nay, nhà trường đã có vườn rau cải rộng hơn 100m2. Ngoài trồng rau, các thầy cô còn dựng một dãy chuồng làm bằng gỗ cho học sinh chăn nuôi lợn. Nhà trường đã có đàn lợn gần 20 con.

Trường bán trú làm... trang trại - Hình 1

Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Sa Dung (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đang làm vườn.

Em Mùa Thị Dính, học sinh lớp 8 cho biết: “Gia đình em nghèo, được đi học ở trường bán trú, được các thầy cô nấu ăn đều đặn 3 bữa, no bụng hơn ở nhà. Cơm cũng có nhiều món hơn, có thịt, rau”.

Thầy Lưu Hoài Nam- Hiệu Trưởng nhà trường cho biết: “Do điều kiện đi lại khó khăn, cho nên việc mua các nhu yếu phẩm như rau xanh và các loại thức ăn khác để đảm bảo cho các con bữa ăn đầy đủ chất rất khó khăn. Nhờ phát triển mô hình vườn – chuồng mà các thầy cô gọi vui là “trang trại”, so với những năm trước bữa ăn của các em học sinh đã được cải thiện rất nhiều”.

Các giáo viên cho biết thêm, mô hình này còn trang bị cho các em học sinh thêm kỹ năng sống, khơi dậy tính tự lập về khả năng thích ứng với cuộc sống”.

Video đang HOT

Một tấn rau, nửa tấn thịt/năm

Mô hình bán trú- trang trại cũng được Trường THCS Nậm Lành ( Văn Chấn, Yên Bái) thực hiện rất hiệu quả, mỗi năm nhà trường thu hoạch được hơn 1 tấn rau và từ 5 – 6 tạ lợn, gần 1 tạ gia cầm. Bà Đồng Thị Anh Ngọc – chuyên viên Sở GDĐT Yên Bái cho biết: “Nhờ mô hình “trang trại” trong trường, hiện nhiều trường trong địa bàn đã chủ động cải thiện được bữa ăn cho học sinh”.

Cũng theo bà Anh Ngọc, đây là một trong những cách giữ học sinh vùng cao đến với con chữ. Mỗi dịp lễ, tết, sau khi bán 1 lứa lợn, các em sẽ giữ lại một con để liên hoan hay chia thịt, gà mang về nhà ăn tết… “Nguồn vốn ban đầu để mua giống cây, con được huy động đóng góp từ gia đình phụ huynh và các thầy cô giáo, chỉ sau một vụ thì nguồn vốn nhỏ này đã được xoay vòng hiệu quả” – bà Anh Ngọc nói.

“Những năm trước, bữa ăn của học sinh các trường vùng cao rất thiếu thốn. Những bữa cơm có thịt cá thường trông chờ từ các nhà từ thiện. Nhưng nhờ mô hình “trang trại” trong trường, hiện nhiều trường trong địa bàn đã chủ động cải thiện được bữa ăn cho học sinh”. – Bà Đồng Thị Anh Ngọc – Sở GD-ĐT Yên Bái

Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có 20/40 trường phổ thông dân tộc bán trú làm tốt mô hình này, Sở GDĐT đang tiến hành cho các trường học tập mô hình để triển khai trên toàn tỉnh.

Cũng mô hình này ở Lào Cai lại có cách làm khá linh hoạt. Ông Đỗ Lê Tín – Phó Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai cho biết: “Do địa hình hiểm trở, mặt bằng rộng rất hiếm nên các thầy cô đã học hỏi cách nuôi trồng của người dân tộc thiểu số để cùng phụ huynh xây dựng mô hình chăn nuôi cho các em”. Ví dụ như Trường Phổ thông dân tộc bán trú La Pán Tẩn ( Mường Khương), người dân đã xếp đá thành vòng tròn, đổ đất vào giữa để trồng rau, đổ cột bê – tông làm dàn su su, bầu, bí; Trường Phổ thông dân tộc bán trú Lùng Pìng (Bắc Hà) thì thay vì làm chuồng, giáo viên đã đào hào để nuôi lợn, nuôi gà…

“Ngoài việc phục vụ cho chính bản thân mình, các em còn được rèn luyện kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể… những kỹ năng đó rất cần thiết cho cuộc sống” – ông Tín nói.

Theo Dantri

Giáo dục kiểu Nhật: Học sinh tự nấu ăn bán trú, trường không thuê lao công

Cuối năm 2013 tôi có dịp đưa đoàn học sinh gồm 28 em sang giao lưu học tập kinh nghiệm với học sinh Nhật Bản. Về rồi tôi vẫn trăn trở mãi câu hỏi, tại sao mỗi người dân Nhật Bản có ý thức chấp hành luật, ý thức vì cộng đồng, vì mọi người tốt đến như vậy?

Việt Nam có làm được như vậy không? Và muốn làm như vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu?

Giáo dục kiểu Nhật: Học sinh tự nấu ăn bán trú, trường không thuê lao công - Hình 1

Đoàn học sinh Việt Nam đã học hỏi được nhiều điều sau chuyến tham quan Nhật Bản. (Ảnh: Ngọc Thịnh)

Một người vì... mọi người

Sau hai tuần tại Nhật Bản, trong đoàn chúng tôi ai cũng nhận thấy rằng, dù ởTokyo hay Hirosima hay một thành phố khác, thì môi trường vô cùng sạch sẽ. Đường phố không hề có một chút nước nào mà người dân hoặc cơ quan thải ra, sạch đến mức dân Nhật mặc áo trắng đi làm không hề thấy vương một hạt bụi.

Về chấp hành luật giao thông thì khỏi phải nói, nơi đèn xanh đỏ dù là ngõ nhỏ, ít người qua lại, mọi người vẫn chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Khi xếp hàng đi tham quan các khu vui chơi giải trí mới thấy người Nhật tuyệt vời đến thế nào. Không cần cảnh sát, không cần trật tự, người dân tuần tự xếp hàng, không chen lấn, dù có thể dễ dàng chui qua sợi dây ni lông mỏng manh là có thể vượt trước... 300 người.

Khi vào thang máy, nếu đi đông người mà có người Nhật đi, dù quen hay lạ họ cũng đứng giữ nút mở cho mọi người vào và họ vào cuối cùng. Nếu đông quá, họ sẵn sang đi chuyến sau. Khi ra thang máy cũng vậy, nếu người Nhật đứng cạnh nơi bấm mở, bao giờ họ cũng đứng lại giữ nút mở, cho mọi người ra hết, họ ra sau cùng.

Khi đón các cháu học sinh Việt Nam về nhà (các cháu có hai ngày rưỡi theo chương trình homstay), các ông bố, bà mẹ người Nhật vô cùng vui sướng, hồ hởi, cởi mở như đón người thân của mình. Đoàn Việt Nam đã rất ấn tượng khi nhìn vào cái quạt, mảnh bìa... với dòng chữ tự viết bằng tiếng Việt, tự vẽ các hoa văn trang trí cho sinh động, mới thấy tấm lòng chân thành của các bạn Nhật. Khi chia tay với các cháu bé Việt Nam, nhiều bà mẹ Nhật nước mắt rưng rưng. Đoàn học sinh Việt Nam đều rất cảm động trước sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các bà mẹ Nhật Bản. Nhiều cháu không kìm được nước mắt lúc chia tay.

Giáo dục căn bản từ khi còn nhỏ

Chương trình giáo dục phổ thông của Nhật Bản gần giống với Việt Nam. Bậc phổ thông gồm 12 lớp, độ t.uổi đi học trong phổ thông từ 6 t.uổi đến 17 t.uổi. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Nhật thực hiện theo mô hình: 6-3-3 (tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm ). Việt Namtheo mô hình 5-4-3 (tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).

Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ tính tự lập, về nhà bố mẹ, ông bà không thể làm thay các cháu. Ở trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ đưa con đi học lại vượt đèn đỏ...Những xích mích trong nhà trường, cô giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn. Về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà phải có cách giải quyết giúp các con biết tôn trọng người khác.

Nhưng cách giáo dục về ý thức trong nhà trường thì Nhật Bản có nhiều nét khác biệt so với Việt Nam. Các trường phổ thông không phải thuê lao công mà hoàn toàn tự các em lao động làm sạch đẹp trường lớp. Tôi có đưa đoàn học sinh đến giao lưu và học tập kinh nghiệm 1 ngày tại Trường Trung học n.ữ s.inh Showa ở Thủ đô Tokyo. Ở đây, các em học sinh học 8 tiết/1 ngày (sáng học 4 tiết, chiều học 2 tiết và 2 tiết lao động). Ăn trưa cũng các em tự nấu, rồi chia ra từng suất ăn cho các bạn. Việc nấu ăn luân phiên theo từng lớp.

Buổi chiều, sau 2 tiết học đầu tiên là giải lao. Sau đó, các em thay quần áo để lao động làm sạch đẹp trường lớp. Giờ lao động các em tự quản và phân công công việc: Nhóm lau sàn nhà, nhóm lau bàn ghế, nhóm lau kính, nhóm lau cầu thang, nhóm tỉa cây, tưới cây, quét sân trường, nhóm làm vệ sinh...Các em làm rất tự giác, với tinh thần rất thoải mái. Khoảng 5h chiều, các em hoàn tất công việc, thay quần áo và về nhà.

Ba vấn đề nêu trên, khi nói chuyện các bạn Nhật Bản, mới thấy rằng phải bắt đầu từ giáo dục: Giáo dục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình. Nhưng điều hết sức quan trọng là hai nền tảng giáo dục đó phải thống nhất: Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ tính tự lập, về nhà bố mẹ, ông bà không làm thay các cháu. Ở trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ đưa con đi học lại vượt đèn đỏ...Những xích mích trong nhà trường, cô giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn. Về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà phải có cách giải quyết giúp các con biết tôn trọng người khác. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi giáo dục con người ý thức vì mọi người.

Ở Nhật Bản, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho t.rẻ e.m, nhất là ý thức tự lập, ý thức vì mọi người, giữ gìn vệ sinh chung và ý thức chấp hành kỷ luật. Giáo dục Nhật Bản rất cụ thể, nếu trong nhà trường giáo dục ý thức lao động, ý thức vì mọi người, thì không chỉ có lý thuyết là khẩu hiệu "mình vì mọi người", hay "lao động là vinh quang" mà là làm gì được gì cho bạn, cho thầy cô, cho bố mẹ, bản thân tự làm gì để trường lớp sạch sẽ.

Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, việc giáo dục ý thức lao động cho học sinh là rất cần thiết (mình tự tay làm ra sản phẩm chắc mình nâng niu quý giá hơn nhiều). Tại sao các gia đình nghèo lại cứ phải đóng t.iền thuê lao công trường học, trong khi việc này các em hoàn toàn có thể làm được. Ở trường, các em cứ vứt giấy rác không nương tay, vì đã có người quét, về nhà bố mẹ lại nuông chiều, không yêu cầu các con phải làm bất cứ việc gì, chỉ có học thôi. Cứ như vậy đến bao giờ các em học sinh mới yêu lao động, mới biết quý trọng những sản phẩm mình làm ra bằng chính sức lực của mình?! Ths Đào Ngọc Thịnh

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập
11:10:28 07/07/2024
Một Á hậu chưa hết nhiệm kỳ đã kéo 5 vali đi kiếm người yêu, ngồi show hẹn hò
10:51:27 07/07/2024
Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga
12:00:49 07/07/2024
Triệu Lộ Tư bất ngờ có "tin vui" với tình cũ dù chia tay 2 năm, fan mong tái hợp
10:06:40 07/07/2024
Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục
10:42:03 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 8/7/2024: Cung Thiên Bình may mắn nhất hôm nay

Trắc nghiệm

15:13:10 07/07/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 8/7. Đâu là cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cảnh đẹp Hòn Tre, Kiên Giang

Du lịch

15:11:35 07/07/2024
Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp...

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

Thế giới

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?

Netizen

14:03:59 07/07/2024
Không chỉ được các cư dân mạng yêu quý và tín nhiệm khi livestream bán hàng, Hằng Du Mục còn là cái tên mà rất nhiều nhãn hàng mong muốn gửi gắm. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện tin đồn cô bị 1 nhãn hàng cạch mặt.

Chơi thử Rabbids: Legends of the Multiverse - Tựa game vui vẻ, dễ thương, dễ chơi, dễ "dính"

Mọt game

13:44:15 07/07/2024
Nhưng bên cạnh các game AAA, Ubisoft còn có một tựa game nhẹ nhàng dễ thương vừa phát hành trên Apple Arcade, đó là Rabbids: Legends of the Multiverse.

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như

Xã hội

13:33:02 07/07/2024
Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao hình ảnh chiếc máy múc đang thi công tại Hà Nội phát hiện bộ h.ài c.ốt nằm dưới rãnh nước, khiến nhiều người đồn thổi cho rằng bộ h.ài c.ốt có thể liên quan đến n.ữ s.inh Lương Hải Như mất tích bí ẩn cách đây hơn...

Có nên mở cửa sổ khi bật máy hút mùi?

Sáng tạo

13:32:20 07/07/2024
Máy hút mùi là thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay nhưng khi bật máy hút mùi có nên mở cửa sổ không vẫn là băn khoăn của nhiều người hiện nay.

Những cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

Sức khỏe

13:26:20 07/07/2024
Mặc dù bia có nồng độ cồn thấp nhưng uống nhiều bia vẫn có hại cho sức khỏe. Hàm lượng nước trong bia sẽ được đào thải nhanh chóng sau khi uống, trong khi hàm lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ.

Tại sao con người chủ yếu ăn thịt động vật ăn cỏ thay vì ăn thịt động vật ăn thịt?

Lạ vui

13:18:44 07/07/2024
Hai triệu năm trước, tổ tiên của loài người bắt đầu rời khỏi môi trường sống hoàn toàn trên cây. Vào thời điểm đó, châu Phi bắt đầu trở nên khô hạn, khiến một lượng lớn rừng nguyên sinh biến thành đồng cỏ.

Phượng hoàng đài thượng khiến fan xịt sùi nước mắt, vai chính bảo chứng kết buồn

Phim châu á

13:09:47 07/07/2024
Bộ phim ngôn tình Phượng hoàng đài thượng do Nhậm Gia Luân và Bành Tiểu Nhiễm đóng chính đã đóng máy. Với dàn diễn viên đẹp mê, và chuyện tình trái ngang giữa hai nhân vật chính, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện tình yêu ...

Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

Tin nổi bật

12:50:34 07/07/2024
Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.