Trường ại học Tây ô khai giảng năm học mới 2022-2023
Sáng 5-10, Trường Đại học Tây Đô tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2022-2023.
Năm học 2022-2023, trường tiếp tục tập trung thực hiện Luật Giáo dục đại học, đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; nâng cao năng lực, tập trung phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành. ồng thời, tổ chức thực hiện chuẩn chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp, tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, mở mới các ngành đào tạo đại học và sau đại học phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực tại vùng BSCL và cả nước… Tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2021-2025 phù hợp với ề án chuyển đổi số của Bộ Giáo dục và ào tạo và điều kiện thực tế của trường.
Các cá nhân thuộc trường vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố.
Năm học qua, tập thể trường đoàn kết, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trường đã mở mới 1 ngành đào tạo trình độ đại học (ngành Thiết kế đồ họa), 3 ngành đào tạo sau đại học (trong đó có 2 ngành thạc sĩ Luật Kinh tế, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành; 1 ngành tiến sĩ Quản trị kinh doanh); nghiệm thu 168 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; 201 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và tạp chí của trường; 93 bài được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế. Hằng năm, trường tổ chức dự giờ, đánh giá năng lực và xếp loại giảng viên cơ hữu, với gần 90% giảng viên được xếp loại A và B.
Video đang HOT
Hiện trường đào tạo 7 ngành trình độ sau đại học, 29 ngành đại học hệ chính quy và 3 ngành đào tạo hệ từ xa. Tổng quy mô đào tạo trên 6.000 sinh viên, học viên. Trường đã cung cấp 1.569 thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư và dược sĩ cho BSCL và
cả nước.
Dịp này, 12 cá nhân và 14 tập thể thuộc trường nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố. Trường khen thưởng cho nhiều tập thể, cá nhân cán bộ, giảng viên và sinh viên đạt thành tích tốt trong năm học 2021-2022.
TP HCM đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho nhà trường
Trong năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục công lập tại TP HCM sẽ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn
Một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP HCM trong năm học mới là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; trao quyền chủ động cho giáo viên (GV) trong triển khai kế hoạch bài giảng.
Tự chủ về tuyển dụng giáo viên
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, trong năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT thành phố sẽ tiếp tục chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các nghị định, thông tư mới và với thực tiễn thành phố. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Triển khai theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn các đề án, chương trình đột phá của ngành.
Kỳ tuyển dụng giáo viên năm học 2022 - 2023 tại TP HCM
Trong việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố đặc biệt nhấn mạnh đến tính chủ động, linh hoạt trong triển khai chương trình mới đối với lớp 3, 7, 10 trong năm học này. Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết Sở GD-ĐT thành phố cũng chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện chương trình mới...; khai thác, sử dụng sách giáo khoa (SGK), các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục của trường.
Tại TP HCM, dù mô hình tự chủ ở bậc phổ thông còn khá dè dặt nhưng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố, các cơ sở giáo dục trên địa bàn hiện nay có mức độ tự chủ khác nhau giữa các trường ngoại thành, nội thành, trường đông hay ít học sinh. Sự tự chủ thể hiện ở chương trình giáo dục của nhà trường, về biên chế, trong việc hợp đồng thêm các nhân sự cần thiết như bảo mẫu, GV thỉnh giảng... Thực tế, việc tự chủ tuyển dụng GV đã được thực hiện ở nhiều trường. "TP HCM có 2 trường THPT chuyên là Trần Đại Nghĩa và Lê Hồng Phong đã thực hiện tự chủ hoàn toàn việc tuyển GV. Năm học này có thêm 3 trường THPT theo mô hình tiên tiến triển khai và 4 trường tại khu vực huyện Cần Giờ được tự chủ tuyển dụng GV" - ông Tống Phước Lộc, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, thông tin.
Chủ động khi triển khai chương trình, soạn giáo án
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD-ĐT đều có hướng dẫn các trường và đội ngũ thầy cô giáo cần bảo đảm theo đúng hướng dẫn chung, đồng thời linh động, chủ động thực hiện, không mang tâm lý chờ đợi.
Để thực hiện được điều này, ông Nguyễn Bảo Quốc cho rằng GV cần thay đổi thói quen, phương pháp dạy học cũ là truyền dạy kiến thức mà cần chú ý hơn đến việc phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. "Hiện nay, đâu đó GV vẫn mang tâm lý chờ hướng dẫn xây dựng giáo án từ cơ quan chuyên môn, quá phụ thuộc vào ngữ liệu trong một bộ SGK. Nhận thức này cần thay đổi bởi SGK chỉ là một trong những tư liệu dạy học khi triển khai chương trình mới" - ông Quốc nói.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng cho rằng việc xem SGK chỉ như một tư liệu hỗ trợ dạy học kéo theo cách kiểm tra, đánh giá sẽ có nhiều thay đổi. Kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ ở việc ra các đề kiểm tra, các câu hỏi như những năm học trước mà có thể thay đổi cả dữ liệu để xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
Hà Nội có hơn 30% trẻ mầm non tiếp cận chương trình làm quen tiếng Anh Thống kê từ Bộ GD-ĐT, nhu cầu làm quen với tiếng Anh của trẻ mầm non ở các thành phố lớn khá cao, đặt ra yêu cầu đảm bảo chất lượng chương trình dạy cho trẻ. Nhu cầu tiếp cận với tiếng từ bậc mầm non tại các thành phố lớn ngày càng cao Theo Bộ GD-ĐT, địa phương đông trẻ làm quen...