Trước khi vào lớp 1, trẻ cần biết chữ như thế nào?
“Dạy trẻ là cả một quá trình. Nó không phải là đường đua ngựa để theo kịp hay vượt qua ai cả”, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, nói về việc dạy chữ cho trẻ.
Sáng sớm, một phụ huynh than thở đưa con đi lớp hành trang vào lớp 1 ở trường tiểu học nào đó, các cô dọa dẫm là cả lớp biết chữ hết rồi. Vì thế, phụ huynh ấy về nhà, ép con học đến mức con phát sợ.
Cha mẹ ơi! Trẻ vào lớp 1 là để học chữ. Vì thế, cha mẹ đừng để các cô dọa nạt như thế.
TS Vũ Thu Hương cho rằng trước khi vào lớp 1, trẻ chỉ cần nhận biết bảng chữ cái, viết nét cơ bản. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.
Những thứ trẻ cần học trước khi vào lớp 1
Theo tôi, trước khi vào lớp 1, trẻ cần nhận biết các chữ cái. Điều này là do chương trình phổ thông năm 2000, các tác giả môn Tiếng Việt đã lấy chữ E là chữ cái đầu tiên các con học trong lớp 1. Nhưng chữ E là chữ quá khó đối với khả năng học tập của tụi trẻ. Vì thế, việc con không biết mặt chữ sẽ khiến con học tập khó khăn.
Vào tầm tháng 3 của năm 6 tuổi trở đi, các con có thể chơi với bảng chữ cái để nhận diện mặt chữ. Phụ huynh cũng không cần dạy cho con hết cả bảng chữ cái mà chỉ cần 20 chữ thường gặp nhất là được, trong đó bao gồm toàn bộ nguyên âm và một số phụ âm thông thường.
Các con chỉ cần nhận biết rõ mặt chữ là được rồi. Việc này hầu như toàn bộ trường mầm non đều dạy. Cha mẹ chỉ cần kiểm tra lại là ổn.
Bên cạnh đó, trẻ cần biết viết nét cơ bản. Nếu cầm bút không chuẩn, con sẽ rất khổ sở sau này. Các cô giáo mầm non cũng không biết cách dạy cầm bút chuẩn. Tuy nhiên, vì chương trình cũ chưa thật sự ổn, phụ huynh vẫn phải cho con tập cầm bút viết nét cơ bản.
Video đang HOT
Những nét bút trẻ cần học.
Việc học viết rất quan trọng. Bài đầu tiên, con sẽ viết bằng bảng con và phấn. Sau đó, con sẽ viết bút chì. Cả nhà xem và điều chỉnh dáng ngồi cũng như dáng cầm bút cho con theo đúng như hướng dẫn.
Điều này, phần lớn các cô mầm non đã dạy. Trẻ nào chưa học mới cần học. Cha mẹ chỉ cho con viết một hàng trong một ngày.
Con viết xấu đẹp gì cũng chấp nhận. Dục tốc bất đạt, con mới tập làm phải có sai sót, phải xấu, bố mẹ đừng vội. Vào lớp học, con sẽ viết đẹp dần lên sau. Phụ huynh ép nhiều chữ, con sẽ nguệch ngoạc và sau này thành nếp, con viết sẽ xấu chữ không đẹp hơn.
Trẻ cũng cần biết đếm đến 20. Việc này vô cùng dễ. Hầu như trẻ nào tuổi này cũng làm được. Nếu các con chưa làm được, các cha mẹ chơi những trò thi đếm với con. Họ có thể đếm sách, đồ chơi, gấu bông. Vài lần như vậy, con nhớ ngay. Nếu con đếm được rồi, cha mẹ có thể dạy con đếm đến 100.
Gia đình cần nói chuyện với giáo viên nếu con bị chê dốt, kém. Ảnh: Hoàng Hà.
Làm gì khi giáo viên vẫn chê con dốt?
Khi con đã biết hết những điều trên, nếu giáo viên chê con dốt, kém hơn các bạn đã biết đọc viết khác, phụ huynh cần trao đổi với thầy cô.
Họ cần nói với với giáo viên rằng gia đình sẵn sàng đồng hành cùng thầy cô để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, gia đình sẽ để cháu tự học chứ không giúp đỡ vì điều đó khiến con ỷ lại.
Họ cũng cần nói rõ trẻ vào lớp 1 để học đọc, học viết. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc trẻ không biết viết trước khi vào lớp 1 là điều đương nhiên.
Một điều khác cha mẹ cần nói với giáo viên khi học chê con dốt là chương trình lớp 1 của cả nước giống nhau, không có chuyện cháu không học trước thì không theo kịp.
Ngoài ra, phụ huynh nên gửi thông điệp rõ ràng đến giáo viên rằng gia đình không yêu cầu con phải học giỏi, chỉ cần hết lớp 1, con biết đọc, viết.
Gia đình cũng đề nghị giáo viên không tạo áp lực cho con, thực hiện nghiêm túc các thông tư, quy định Bộ GD&ĐT ban hành.
Dạy trẻ là cả một quá trình. Nó không phải là đường đua ngựa để theo kịp hay vượt qua ai cả. Tôi rất mong các cha mẹ tôn trọng con, tôn trọng quá trình rèn luyện của con.
"Ma trận" lớp dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 năm học 2021-2022
Trong căn phòng rộng khoảng 30 m2 ở tầng 2 của khu tập thể, một bên được kê 6 bộ bàn ghế nhựa và 1 tấm bảng rộng, phần diện tích còn lại được kê thêm bộ ghế sofa.
Theo lời của chủ cơ sở ôn luyện, ngoài "công dụng" để tiếp khách thì nếu phụ huynh nào có "nhu cầu" họ có thể vừa ngả lưng trên ghế để nghỉ ngơi lại vừa có thể "ngắm" con mình học.
Bên trong một lớp học thêm tiền lớp 1 và đoạn tin nhắn tư vấn tuyển sinh (ảnh: Trung Dũng)
Trước thực tế, học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 khá vất vả để theo kịp chương trình, đặc biệt là với môn Tiếng Việt, nhiều bậc cha mẹ có con sinh năm 2015, đã "vội vàng" tìm lớp, tìm cô để cho con học chữ. Trong vai một phụ huynh cần cho con học chữ trước khi vào lớp 1, tôi như lạc vào "ma trận" các lớp ôn luyện với nhiều cái tên như "lớp tiền tiểu học", "luyện chữ đẹp"...
Từ lời giới thiệu của một phụ nữ tên Q. chúng tôi tìm đến một cơ sở có địa chỉ tại Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Được biết cơ sở này là của một giáo viên về hưu, ban đầu chỉ là dạy cho con cháu trong gia đình nhưng sau đó vì nhu cầu của các phụ huynh bên ngoài, người này mở luôn lớp dạy tiền lớp 1 để kiếm thêm thu nhâp. Qua lời Q. quảng cáo thì chỉ cần 3 tháng là các bé học ở đây sẽ biết đọc, viết tốt.
Theo quan sát của phóng viên, bên ngoài lớp học này là một căn hộ tập thể bình thường nhưng bên trong lại được tận dụng để mở lớp học. Hơn nữa, bên ngoài cũng không hề gắn biển lớp nên nếu không được giới thiệu cũng khó biết đây là lớp dạy cho trẻ sắp bước vào lớp 1 năm học tới đây.
Căn phòng rộng khoảng 30 m2 trên tầng 2 của khu tập thể. Trong căn phòng kê khoảng 6 bộ bàn ghế đơn loại 1 bàn liền 1 ghế bằng nhựa, phía trước một tấm bảng trắng. Phần còn lại của căn phòng được chủ nhà kê thêm một bộ ghế sofa để tiếp khách.
Theo cách nói của chủ cơ sở này thì việc bố trí như vậy, ngoài "công dụng" để tiếp khách thì nếu phụ huynh nào có nhu cầu còn có thể vừa ngả lưng trên ghế để nghỉ ngơi lại vừa có thể "ngắm" con mình học.
Trước mắt chúng tôi, một người phụ nữ trạc tuổi 60, mái tóc hoa râm được cắt ngắn, cuốn lọn xoăn, đôi tay thoăn thoắt lau vội những dòng chữ nguêch ngoặc viết bằng bút lông xanh trên bảng.
Thấy người lạ, người phụ nữ này quay ra hỏi: "Đến làm thủ tục cho con hả? Dê phải không? (Nói những trẻ sinh năm Ất Mùi 2015 - phóng viên), cô Q. giới thiệu phải không?
Đăng ký đợt này là hợp lý, ra tết âm lịch học, năm sau cho bé vào lớp 1 là OK. Lớp này tôi chỉ nhận được khoảng 6 cháu, chậm vài hôm nữa là hết không vào được nữa đâu. Tờ rơi thông tin ở bàn, xem kỹ rồi mình nói chuyện tiếp".
Chưa kịp định thần trước loạt câu hỏi của "bà giáo" chúng tôi được xem tờ rơi tuyển sinh được bày trí khá bắt mắt với nội dung: "Tuyển sinh lớp hành trang lớp 1". Trên tờ rơi này không quên ghi đầy đủ các thông tin quảng bá nhằm đánh vào tâm lý muốn tìm cho con một cơ sở ôn luyên chất lượng của các phụ huynh. Nào là lớp chỉ tuyển số lượng ít, từ 6 đến 8 học sinh. Tất cả các bé sinh năm 2015 đều học được và cha mẹ hoàn toàn yên tâm là con có thể bước vào lớp một một cách vững vàng.
Cùng với đó là thời lượng học chỉ khoảng 1,5 giờ/buổi trong phạm vi 2 đến 3 buổi một tuần nên trẻ không bao giờ có cảm giác bị chán học, không gây căng thẳng. Theo lời quảng cáo, các lớp này sẽ được chia thành các ca học, tính từ hơn 5 giờ chiều cho đến 9 giờ tối. Như vậy, nếu tính tần suất thì trong một buổi tối, "bà giáo" có thể dạy được 2 ca tương đương với 12 đến 16 học sinh.
Theo tờ rơi, chương trình học trong một ca như thế được chủ yếu tập trung vào 4 tiêu chí như: Rèn ngồi học và cầm bút. Dạy viết bảng tập tô, viết chữ theo chuẩn. Dạy tập đọc, tập đánh vần và dạy làm toán với các phép tính đơn giản lớp 1. Phụ huynh sẽ phải chi trả khoảng 70 nghìn đồng cho một buổi học như vậy.
Khi phóng viên hỏi về việc có thể cho con nhập học ngay luôn trong trong buổi tối hay không thì được người này cho biết: "Hiện tại, ở đây đang có một lớp gồm 6 bé đang học được 3 tháng nay. Đợt tuyển sinh này sẽ ghép lớp để các bé học vào dịp sau Tết Nguyên đán. Thời điểm này học sẽ không liền mạch vì còn nghỉ Tết Nguyên đán, qua đợt nghỉ các cháu lại quên hết kiến thức rèn luyện, vừa mất thời gian của bố mẹ, vừa tốn công sức của giáo viên.
Tốt nhất em cứ để cho cháu vui chơi thoải mái, ra tết cho con sang đây học, chị trực tiếp đứng lớp dạy chữ nên em cứ yên tâm về chất lượng. Đồng ý thì đóng cọc trước cho chị năm trăm nghìn giữ chỗ, để lại thông tin rồi cứ yên tâm ra về".
Theo lời hàng xóm của "bà giáo", cơ sở ôn luyện này mở cũng được mấy năm nay, người này ngày trước là giáo viên dạy giỏi ở một trường tiểu học, từ khi về hưu thì mở lớp luôn. Vì có mác là giáo viên dạy giỏi nên lượng học sinh theo học khá đông và giờ đang có hướng mở rộng hơn. Thậm chí là có ý định mở thêm một số cơ sở nữa ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Thực tế, lớp dạy như trên không khó để tìm. Nắm bắt được nhu cầu của các phụ huynh, nhiều lớp học siêu nhỏ mọc lên cùng với những lời cam đoan rằng các con của "thượng đế" sẽ vững vàng hơn trước khi bước vào lớp 1 so với những bạn khác cùng lứa tuổi không có điều kiện học ở các lớp này.
Tuy nhiên, để tránh việc bị cơ quan chức năng "sờ gáy" các cơ sở này thường đăng ký theo các địa chỉ ảo để kiểm tra người đó có nhu cầu thực sự hay không. Phải sau rất nhiều lần "đàm phán" để lấy lòng tin thì chúng tôi mới tiếp cận được. Không ít cơ sở khá thận trọng, nhiều nơi còn yêu cầu cho xem giấy khai sinh và ảnh của học sinh mới đồng ý cung cấp địa chỉ thật.
Tự tin bước vào lớp 1 với những trải nghiệm cùng CLB Tiền tiểu học Trường Albert Einstein Khóa học CLB Tiền tiểu học Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) năm 2021 kéo dài 12 tuần với nhiều hoạt động hấp dẫn, là môi trường đầy năng lượng giúp trẻ được trang bị đủ hành trang trước khi bước vào lớp 1. Năm 2021, CLB Tiền tiểu học Trường Albert Einstein có sự tham gia của 120 học sinh mầm non....