Trước giờ cách ly toàn Hải Dương, muốn rời Chí Linh nhưng bất thành
Nhiều người quê ở TP Chí Linh, Hải Dương nhưng làm việc ở nơi khác, muốn đi qua chốt kiểm soát sau kỳ nghỉ Tết đều được yêu cầu quay đầu.
Ghi nhận tại chốt kiểm soát cầu Phả Lại vào hôm nay (15/2), lực lượng chức năng phát loa yêu cầu mọi người quay trở về, khi nhiều người kèm hành lý muốn đi qua chốt để đi làm.
Người dân cùng hành lý trực chờ tại chốt kiểm soát cầu Phả Lại để muốn đi ra khỏi TP Chí Linh
Đa số những người này làm việc tại Hà Nội, trước lệnh cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương vào 0h ngày 16/2, muốn đi ra khỏi vùng dịch để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Người dân cùng hành lý trực chờ tại chốt kiểm soát cầu Phả Lại để đi ra khỏi TP Chí Linh
Ngoài phát loa, lực lượng trực chốt tại đây cũng tới từng người để giải thích việc không nên di chuyển ra khỏi địa phương, tránh việc lây lan dịch bệnh.
Những người này đa số làm việc tại TP Hà Nội
Video đang HOT
Cũng trong chiều nay, trường hợp đặc biệt anh Tuấn (trú Phả Lại, Chí Linh) phải đưa vợ đi sinh con tại bệnh viện trên Hà Nội đã được tạo điều kiện để đi qua chốt kiểm soát cầu Phả Lại.
Trước lệnh cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương vào 0h ngày 16/2, nhiều người muốn đi trước nhưng không được
“Tôi làm việc tại Hà Nội, về nghỉ Tết với gia đình, nhưng đêm nay thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, thì sẽ không lên thủ đô làm việc được nên muốn đi sớm. Lực lượng chức năng tại đây khuyên tôi nên về nhà, và không đồng ý cho đi qua chốt”, anh Nguyễn Chí Mạnh (35 tuổi, TP Chí Linh) cho biết.
Mọi người đều được yêu cầu quay đầu
Tại chốt kiểm soát cầu Bình (giáp ranh huyện Nam Sách) toàn bộ người trong TP Chí Linh đều không được đi ra ngoài.
Lực lượng CSGT tại đây bận phụ khử khuẩn và ghi lịch trình di chuyển của các xe chở hàng thiết yếu. Càng về tối, lượng người và phương tiện dồn về chốt càng đông nhằm xin qua chốt trước lệnh cách ly xã hội.
Người dân trực chờ nhiều giờ tại chốt kiểm soát cầu Bình nhưng không được phép đi qua
Do mất kiểm soát, vào 15h một thanh niên khoảng 30 tuổi sau khi không được đồng ý đi qua chốt đã chửi bới, chống đối lực lượng chức năng. Đối tượng này sau đó bị công an khống chế để xử lý theo pháp luật.
Không ai được đi qua chốt kiểm soát cầu Bình nếu không có lý do thực sự chính đáng
Đứng chờ tại chốt kiểm soát cầu Bình, anh Nguyễn Đình Huy (34 tuổi, trú TX Kinh Môn) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, anh cùng vợ vào TP Chí Linh để ăn Tết với gia đình bên nội và thăm con.
Khi thấy lệnh cách ly xã hội, vợ chồng anh thu xếp đồ đạc để về trước 0h ngày 16/2, nhưng tới chốt thì được yêu cầu quay đầu.
Hiện tại, toàn bộ TP Chí Linh vẫn đang trong thời gian phong tỏa 21 ngày. Các tuyến đường đi từ thành phố này tới các địa phương khác đều được lập chốt kiểm soát để ngăn người và phương tiện có ý định ra, vào. Chỉ một số phương tiện được phép đi qua chốt kiểm soát như xe chở hàng thiết yếu, xe y tế và các trường hợp người dân đi cấp cứu, nhưng những xe này cần phải có giấy tờ và lịch trình đi lại.
Những người không nghỉ đêm giao thừa tại bệnh viện dã chiến
Đường phố Chí Linh (Hải Dương) vắng vẻ đêm giao thừa. Phía trong Bệnh viện dã chiến 1, các bác sĩ và nhân viên vẫn làm việc.
Tối 11/2 (30 Tết), bệnh viện dã chiến số 1 (TP Chí Linh) vẫn sáng đèn. Tổ bảo vệ có 4 người miệt mài trực ở cổng. Thi thoảng, tiếng chuông điện thoại của người thân họ lại vang lên. Một số người nghe vội nhưng lại phải gác máy để mở cửa cho xe làm nhiệm vụ ra vào.
Ông Lê Văn Thắng (TP Chí Linh) cho biết nhà ông chỉ cách đây 1 km nhưng từ khi dịch bùng phát, ông chưa về được vì vừa làm việc vừa thực hiện cách ly tại bệnh viện.
Cổng bệnh viện dã chiến số 1 (TP Chí Linh) trong đêm giao thừa. Ảnh: Nguyễn Dương.
"Một năm làm ăn vất vả, thiếu vắng tôi là chủ gia đình thì rất buồn. Năm mới chỉ mong một ngày gần nhất, toàn dân cả nước cùng chung tay dập tắt đại dịch để cuộc sống sớm trở lại bình thường", ông Thắng nói.
Phía trong, bác sĩ Hoàng Thị Hiền Anh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện dã chiến 1, đặt tại Trung tâm y tế TP Chí Linh, í ới gọi đồng nghiệp.
"Xong chưa... xong chưa?", tiếng chị Hiền Anh phát ra khi đứng ở góc tối gần khu nhà điều trị bệnh nhân Covid-19.
Các bác sĩ vẫn làm việc xuyên đêm giao thừa. Ảnh: Nguyễn Dương.
Trong bộ đồ bảo hộ màu trắng kín mít, chị Hiền Anh cho biết đêm nay chị vẫn trực để đón bệnh nhân đi tiêm và lấy máu xét nghiệm.
"Đây là lần đầu tiên tôi trực xuyên đêm giao thừa. Cảm xúc khá buồn vì không được ở nhà. Tôi đi làm nhiệm vụ được nửa tháng rồi, không được gặp 2 con", chị chia sẻ. Từ khi làm việc ở đây, bác sĩ Hiền Anh ít sử dụng điện thoại vì phải tiếp xúc với bệnh nhân thường xuyên. Nhiều lúc chị nóng ruột vì không biết con ở nhà thế nào.
"Mong ước của chúng tôi là nhanh chóng hết dịch để về đoàn tụ với gia đình. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe, cùng chung tay để chiến thắng dịch bệnh", chị Hiền Anh chia sẻ.
Bí thư Hải Dương: 'Tết năm nay chắc chắn rất đặc biệt' Để ứng phó dịch Covid-19, các lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương trực 24/24h và xác định "không có Tết". Còn người dân được vận động vui Tết an toàn, không liên hoan, chúc Tết. Ngày 27/1 - khi chỉ còn cách Tết Nguyên đán Tân Sửu 2 tuần - dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại tại Hải Dương với...