Trung tâm thương mại “vắng như chùa bà đanh” thời virus Corona
Thời virus Corona, các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội đều rơi vào cảnh đìu hiu, vắng bóng người ngay cả giờ cao điểm do người dân e dè đến chốn công cộng, đông người.
Sau khi Bộ Y tế cảnh báo về diễn biến phức tạp của dịch virus Corona đồng thời khuyến cáo tránh tụ tập đông người, nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi ở Hà Nội rơi vào tình cảnh “vắng như chùa bà đanh”, thưa thớt người qua lại.
Ghi nhận tại các trung tâm lớn tại Hà Nội trong ngày hôm nay (5/2), các sảnh đều rộng thênh thang vắng bóng nGười, các cửa hiệu, rạp chiếu phim cũng đìu hiu ngay cả trong những giờ vàng, giờ cao điểm vốn rất đông người dân.
Một chủ cửa hàng ăn trong trung tâm thương mại chia sẻ: “Quán chúng tôi chỉ đạt 30% lượng phủ kín bàn vào giờ cao điểm nhất, giảm 50% doanh thu, nên quán phải cắt giảm lượng nhân viên tạm thời, mặc dù đã chào mời bằng nhiều cách nhưng không thể kéo lại được”.
Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội đều “lao đao” sau khi Bộ Y tế cảnh báo về diễn biến phức tạp của đại dịch virus Corona đồng thời khuyến cáo tránh tụ tập đông người.
Ghi nhận vào ngày hôm nay (5/2), các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội đều rơi vào cảnh “vắng như chùa bà đanh”.
Các quầy vui chơi trẻ em không bóng người, thậm chí nhân viên “chẳng buồn đứng” ở khu bán vé.
Video đang HOT
Các rạp chiếu phim đều thưa thớt người đến ngay cả những giờ cao điểm, khác hẳn với cảnh đông đúc dịp trước Tết Nguyên đán.
Các lối đi, cửa hiệu… trong trung tâm thương mại đều không một bóng người.
Các cửa hàng đều ế ẩm, không có khách.
Những người đến trung tâm thương mại thời dịch virus corona đều bịt kín mặt bằng khẩu trang.
Dịch virus corona khiến các cửa hàng, đặc biệt các cửa hàng ăn giảm mạnh doanh thu mặc dù đã tìm nhiều phương án chào mời.
Hình ảnh khác hẳn so với mọi năm trong những ngày đầu năm 2020.
Theo tien phong
Thiếu khách TQ vì virus Vũ Hán, trung tâm thương mại Nhật Bản vắng hoe
Các trung tâm thương mại lớn tại Nhật Bản rơi vào cảnh đìu hiu trong mùa shopping Tết Nguyên Đán khi số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm mạnh vì dịch virus corona.
Theo Nikkei Asian Review, hàng loạt hãng bán lẻ lớn tại Nhật Bản đều thông báo doanh số sụt giảm nặng nề dịp Tết Nguyên Đán do dịch virus Vũ Hán chặn đứng dòng du khách Trung Quốc.
Các trung tâm thương mại thiệt hại nặng nề nhất khi doanh số bán hàng miễn thuế cho du khách nước ngoài sụt giảm hàng chục phần trăm kể từ ngày 24/1.
Tình trạng trên xuất phát từ việc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm các tour du lịch nước ngoài để chặn dịch virus corona.
Theo Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản, số lượng du khách theo đoàn từ Trung Quốc đến Nhật hủy chuyến dự báo sẽ vượt ngưỡng 400.000 người tính tới cuối tháng 3.
Ngành bán lẻ Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn vì virus corona.
Số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm được thể hiện rõ qua số liệu của ngành hàng không. All Nippon Airways cho biết số hành khách trên các chuyến bay từ Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán giảm 10% so với năm ngoái.
Trong khi đó, khoảng 25% lượng vé đặt trước cho tháng 2 của hành khách Trung Quốc với Japan Airlines đã bị hủy trong khoảng thời gian 22-31/1.
Doanh thu hàng miễn thuế của chuỗi trung tâm mua sắm Isetan Mitsukoshi Holdings - với 3 plaza lớn tại Tokyo - trượt dốc 20% so với Tết năm ngoái. Doanh thu mỹ phẩm và hàng xa xỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Doanh thu hàng miễn thuế của đại gia Takashimaya cũng sụt 15%. "doanh thu hàng miễn thuế từ ngày 29/1 lao dốc tới 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái", đại diện của Takashimaya cho biết.
Trong khi đó, doanh thu của chuỗi Sogo & Seibu giảm gần 15%, Daimaru Matsuzakaya bốc hơi 5%.
Các trung tâm mua sắm tại Osaka, với 80-90% doanh thu hàng miễn thuế đến từ khách Trung Quốc, cũng lao đao. Trung tâm lớn nhất của chuỗi Hankyu Hanshin tại Umeda chứng kiến doanh số giảm 10%. Còn doanh thu của trung tâm Takashimaya tại Osaka cũng sụt 8%.
Năm 2019, doanh thu hàng miễn thuế tại các trung tâm mua sắm Nhật Bản tăng 2% lên 346,1 tỷ yên (3,19 tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều khả năng doanh thu năm 2020 sẽ lao dốc nghiêm trọng nếu Bắc Kinh tiếp tục duy trì lệnh cấm du lịch nước ngoài theo đoàn trong thời gian tới.
Không chỉ các chuỗi trung tâm mua sắm Nhật Bản chịu thiệt hại, một hãng bán lẻ hàng điện tử lớn cũng dự báo doanh số hàng miễn thuế giảm ít nhất 10%.
Khách sạn Hotel Metropolitan Tokyo Ikebukuro chứng kiến tình trạng hủy đặt phòng hàng loạt của các đoàn du khách từ Trung Quốc.
Sapporo, thành phố lớn nhất tại Hokkaido, nổi tiếng với lễ hội tuyết và hải sản, cũng cho biết nhiều khả năng 133.000 du khách sẽ hủy đặt phòng khách sạn từ nay cho tới hết tháng 3. Tổng thiệt hại lên đến 6,4 tỷ yen (58,6 triệu USD).
"Ảnh hưởng là rất nghiêm trọng. Hàng năm, đây là giai đoạn cao điểm đón khách Trung Quốc, khoảng thời gian từ Tết Nguyên Đán đến lễ hội tuyết", ông Katsuhiro Akimoto, thị trưởng thành phố Sapporo, cho biết.
"Ngay cả du khách nội địa cũng sẽ cân nhắc việc đến đây du lịch vì sợ dịch. Chúng tôi cần chuẩn bị các chiến lược kinh tế tương lai trong trường hợp tình trạng này kéo dài".
Theo zing
Dịch do virus Corona: Người dân chuyển dịch xu hướng mua sắm trực tuyến Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra có diễn biến phức tạp, người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... sang mua sắm trực tuyến. Người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... sang mua sắm trực tuyến...