Trung tâm nghiên cứu Hong Kong (Trung Quốc) ra mắt AI hỗ trợ phẫu thuật não
Một trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) có trụ sở tại Hong Kong đã ra mắt một công cụ trí tuệ nhân tạo mới để hỗ trợ các ca phẫu thuật não phức tạp.
Danny Chan Tat-ming, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Khoa phẫu thuật thuộc Đại học Trung văn Hong Kong, nói về khả năng của mô hình trí tuệ nhân tạo CARES Copilot 1.0 tại cuộc họp báo ngày 11/3. Ảnh: Jonathan Wong
Ngày 11/3, Trung tâm trí tuệ nhân tạo và robot (CAIR), chi nhánh tại Hong Kong (Trung Quốc) của Viện nghiên cứu quốc gia Trung Quốc đã công bố mô hình AI CARES Copilot 1.0 để giúp các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cung cấp chẩn đoán lâm sàng hiệu quả hơn và đưa ra phán đoán y tế tốt hơn dựa trên tài liệu tham khảo đầy đủ.
Liu Hongbin, giám đốc điều hành trung tâm cho biết, hệ thống CARES Copilot 1.0 đã trải qua quá trình thử nghiệm nội bộ tại một số bệnh viện ở khu vực Hong Kong và cả Trung Quốc đại lục. Nó đã được triển khai trong quy trình làm việc của các bác sĩ, để giúp họ chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật và quản lý các vấn đề sau phẫu thuật.
Video đang HOT
Trong buổi thuyết trình trực tiếp vào hôm 11/3 tại Công viên khoa học Hong Kong, Danny Chan Tat-ming, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Khoa phẫu thuật thuộc Đại học Trung văn Hong Kong, đã cho thấy mô hình CARES Copilot 1.0 có khả năng tạo ra thông tin quan trọng từ nhiều bài báo học thuật, bao gồm cả trích dẫn, chỉ trong vòng vài giây và đảm bảo tính chính xác của câu trả lời. Ông Chan cho biết công cụ này có thể đạt tỷ lệ chính xác lên tới 95%.
Sáng kiến mới nhất của Trung tâm trí tuệ nhân tạo và robot, được đồng tài trợ bởi chương trình nghiên cứu InnoHK của Hong Kong, phản ánh nỗ lực của các cơ quan nhà nước Trung Quốc nhằm phát triển một loạt đổi mới AI để bắt kịp những cái tên đi đầu về trí tuệ nhân tạo trong thời điểm hiện tại như OpenAI – cha đẻ của ChatGPT.
Công cụ CARES Copilot 1.0, dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 (LLM) của Meta, đã được đào tạo trên nhiều cơ sở dữ liệu đa phương thức khác nhau – bao gồm văn bản, hình ảnh, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp ảnh siêu âm – được thiết kế riêng cho lĩnh vực y tế. LLM cũng là công nghệ được sử dụng để đào tạo ChatGPT và các dịch vụ AI tổng hợp tương tự.
Tuy nhiên, Liu Hongbin cho biết hiện tại số lượng cơ sở dữ liệu chuyên biệt về các quy trình phẫu thuật não vẫn còn có những hạn chế và không có sự liên kết giữa các bệnh viện với nhau. Mà “trong ngành công nghiệp AI, chúng ta cũng thường biết rằng bộ cơ sở dữ liệu càng lớn thì mô hình càng có thể được đào tạo mạnh mẽ hơn”, ông nói.
Để khắc phục hạn chế đó, ông Liu chỉ ra rằng nhóm nghiên cứu của họ đã cung cấp cho CARES Copilot 1.0 hàng nghìn sách giáo khoa y khoa, tài liệu học thuật và hướng dẫn phẫu thuật thần kinh quốc tế.
Theo ông Liu: “Việc ra quyết định lâm sàng dựa trên nhiều thông tin, chẳng hạn như chụp CT, MRI, kết quả xét nghiệm sinh lý của bệnh nhân, v.v.. Vì vậy, chúng tôi muốn các bác sĩ đưa ra quyết định chuẩn xác hơn thông qua việc kết hợp nhiều nguồn thông tin”.
Đường cáp qua Biển Đỏ bị hư hại, gây gián đoạn Internet toàn cầu
Hư hại ở các tuyến cáp dưới biển ở Biển Đỏ đang làm gián đoạn các mạng viễn thông toàn cầu và buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải định tuyến lại tới 1/4 giao dịch dữ liệu giữa châu Á, châu Âu và Trung Đông.
Hệ thống cáp biển dưới Biển Đỏ luôn là mục tiêu bị đe dọa tấn công. Ảnh minh họa: Getty Images
Dẫn báo cáo từ công ty viễn thông HGC Global Communications trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), đài truyền hình CNN đưa tin mạng lưới cáp thuộc 4 mạng viễn thông lớn đã bị "cắt" gây ra sự gián đoạn đáng kể đối với các mạng truyền thông ở Trung Đông.
Trong một tuyên bố ngày 4/3, HGC ước tính 25% lưu lượng truy cập giữa châu Á và châu Âu cũng như Trung Đông đã bị ảnh hưởng. Công ty này cho biết họ đang định tuyến lại các đường mạng để giảm thiểu tình trạng gián đoạn cho khách hàng và cũng mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
HGC không tiết lộ đường dây cáp bị hư hỏng như thế nào và ai đứng đằng sau sự cố.
Vụ việc xảy ra vài tuần sau khi chính phủ Yemen cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào đường cáp của lực lượng Houthi - nhóm trước đó đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ.
Trong khi đó, trong một báo cáo tuần trước từ hãng tin Globes của Israel, trang này cáo buộc nhóm Houthi đứng đằng sau việc làm hư hại các dây cáp. Lãnh đạo lực lượng Yemen Abdel Malek al-Houthi phủ nhận cáo buộc. "Chúng tôi không có ý định nhắm tới các tuyến cáp biển cung cấp Internet cho các nước trong khu vực", ông Abdel nhấn mạnh.
Trong số các hệ thống mạng bị ảnh hưởng có đường cáp Cổng châu Âu-Ấn Độ, trải dài 15.000 km, nối giữa châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ. Bên cạnh đó, hệ thống cáp Á-Phi- Âu dài 25.000 km kết nối Đông Nam Á với châu Âu qua Ai Cập cũng bị hư hại.
Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Tây Ban Nha Trung Quốc đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt bò từ Tây Ban Nha. Thịt bò nhập khẩu được bày bán tại một siêu thị ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Quyết định này được thông báo ngày 18/2 sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang ở...