Nhu cầu vàng châu Á tăng mạnh bất chấp giá cao vì chiến sự Gaza
“Cơn khát” vàng huyền thoại của châu Á vẫn giữ nguyên trong thời điểm chuẩn bị cho cao điểm mùa lễ hội và mùa cưới, bất chấp giá cả tăng vọt do xung đột Israel-Hamas.
Trang sức vàng được bày bán tại cửa hàng ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Từ lâu, vàng được coi là tài sản trú ẩn có giá trị. Ngày 27/10, giá vàng đã đạt mốc cao nhất trong 5 tháng với 2.000 USD/ounce, gần với mức cao nhất mọi thời đại. Giá vàng kể từ đó đã giảm xuống còn 1.950 USD.
Ông Bachhraj Bamalwa, chủ sở hữu cửa hàng vàng Nemiahand Bamalwa tại Kolkata (Ấn Độ) nhận định: “Tâm lý mua vào đang tăng bởi giá đã giảm một chút. Mọi người không chắc chắn khi nào giá có thể tăng trở lại bởi xung đột. Nhiều người tổ chức đám cưới từ tháng 11 đến tháng 1. Đối với họ, mua vàng là bắt buộc “. Tại Ấn Độ, vàng không chỉ coi là tài sản tiết kiệm cho các cặp đôi mà còn tượng trưng cho may mắn.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết các nhà kinh doanh đồ trang sức lớn đã tích trữ hàng từ trước lễ hội và đang chờ xem liệu xung đột Israel-Hamas có leo thang ở Trung Đông hay không.
Giám đốc của Shiv Sahai and Sons, một trong những đại lý vàng miếng lớn của Ấn Độ, ông Ganesh Agarwal nhận định: “Nếu tình hình ổn định thì giá có thể giảm khoảng 100 USD/ounce trong vài tuần tới. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 2, chúng tôi cho rằng giá có thể tăng lên tới 2.200 USD/ounce”.
Video đang HOT
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ chủ yếu xoay quanh trang sức, không đơn thuần vì đầu tư. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tái cơ cấu hạng mục của họ bằng vàng.
Vàng được bày bán tại Sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/4. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Hoạt động mua vàng ở các nước châu Á khác cũng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn của tập đoàn trang sức Chow Tai Fook (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết: “Gần đây, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng trong hoạt động mua vàng ở Hong Kong, điều này có thể một phần bắt nguồn từ Lễ hội mùa Xuân sắp tới, theo truyền thống là mùa cao điểm để mua đồ trang sức bằng vàng. Khách hàng mua các sản phẩm như trang sức và tiền vàng để gửi lời chúc tốt đẹp đến những người thân yêu của họ”.
Tết Nguyên đán rơi vào ngày 10/2 năm sau, ghi dấu sự khởi đầu của kỳ nghỉ lễ lớn nhất ở Trung Quốc. Người phát ngôn của Chow Tai Fook cho biết việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19 và số lượng đám cưới tăng lên đã đẩy mạnh nhu cầu về trang sức.
Vàng có khả năng tăng cao hơn nữa khi các quốc gia phương Tây dự kiến sẽ bơm thêm tiền mặt và giảm lãi suất ngân hàng vào năm tới, sau chu kỳ tăng nhằm ngăn chặn hạ cánh cứng kinh tế trong bối cảnh triển vọng toàn cầu ngày càng xấu đi do các cuộc xung đột.
CEO của trang Metals Daily – ông Ross Norman nói: “Cuộc xung đột ở Israel đã thúc đẩy nhu cầu vàng ở cả Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ”. Tuy nhiên, ông Norman cho rằng tác động từ xung đột có thể không kéo dài. Ông nói thêm, trong vài tháng tới, triển vọng về vàng có thể bắt nguồn từ những biến động của đồng USD và dòng vốn đầu tư.
Hà Lan cấp máy bay chiến đấu F-16 để huấn luyện phi công Ukraine
Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết đã chuyển 5 chiếc máy bay chiến đấu F-16 cho một trung tâm đào tạo phi công có trụ sở tại Romania, nơi sẽ cung cấp chương trình đào tạo các phi công Ukraine vận hành loại máy bay này.
Theo RT, trong tuyên bố ngày 7/11, Bộ Quốc phòng Hà Lan thông báo rằng lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của nước này đã đến Trung tâm Huấn luyện F-16 Châu Âu (EFTC) ở Borcea, Romania.
"Trung tâm huấn luyện ở Romania trước tiên sẽ sử dụng máy bay cho một khóa bồi dưỡng những người hướng dẫn F-16, sau đó sẽ đào tạo các phi công Romania và Ukraine. Máy bay này sẽ chỉ được sử dụng trong không phận của NATO", tuyên bố lưu ý.
Hà Lan cho biết sẽ "cung cấp từ 12 đến 18 chiếc F-16 cho mục đích huấn luyện", nhưng nhấn mạnh rằng những chiếc máy bay này "vẫn là tài sản của Hà Lan".
Được lên kế hoạch trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Lithuania), EFTC được vận hành bởi liên minh gồm 11 quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Đan Mạch và Hà Lan. Liên minh này nhằm mục tiêu giúp huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16 do Mỹ sản xuất. Tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ Lockheed Martin - đang sản xuất F-16, cũng đang tham gia hỗ trợ dự án này và giúp bảo trì các máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu F-16 của Hà Lan chuẩn bị cất cánh. Ảnh: BQP Hà Lan
Hồi tháng 8, Hà Lan hứa sẽ cung cấp cho Ukraine các máy bay F-16, nhưng khẳng định rằng Kiev phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm cả việc phải có đủ phi công được đào tạo để vận hành máy bay và cơ sở hạ tầng tại các sân bay được trang bị phù hợp. Amsterdam đang mua tổng cộng 52 máy bay phản lực F-35 để thay thế phi đội F-16 - với chuyến bay cuối cùng dự kiến diễn ra vào năm 2024.
Đan Mạch và Na Uy cũng "phát tín hiệu" về kế hoạch tặng máy bay F-16 cho Kiev, trong đó Copenhagen cho biết họ sẽ gửi 19 trong số 43 chiếc F-16 của mình, còn Oslo đề nghị sẽ cung cấp ít hơn 10 chiếc.
Tính đến tháng 8 năm nay, Đan Mạch đã bắt đầu huấn luyện 8 phi công Ukraine tại một căn cứ không quân địa phương. Bỉ cũng cho biết họ sẽ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, nhưng lưu ý rằng việc chuyển giao sẽ không bắt đầu cho đến năm 2025.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 với một đài truyền hình Bồ Đào Nha, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã đạt được thỏa thuận nhận tới 60 chiếc F-16 từ các nước phương Tây ủng hộ. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Kiev cần khoảng 160 máy bay phản lực để "có một lực lượng không quân hùng mạnh ngăn chặn Nga thống trị không phận".
Mặc dù giới chức Ukraine tiếp tục cho rằng máy bay chiến đấu của Mỹ có thể giúp thay đổi hoàn toàn tình hình trên chiến trường, nhưng phía Nga đã bác bỏ những tuyên bố đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu hôm 1/11 tuyên bố rằng phi đội F-16 tương lai của Kiev có thể bị tiêu diệt trong "khoảng 20 ngày làm việc". Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng dự báo rằng những chiếc F-16 sẽ "cháy rụi" giống như xe tăng phương Tây cung cấp cho Kiev. Ông đồng thời tuyên bố rằng Moscow sẽ tìm mọi cách tấn công các địa điểm bên ngoài Ukraine nếu những chiếc máy bay này đóng quân ở đó.
Xe tăng Challenger của Anh 'biến mất' trong cuộc xung đột tại Ukraine Mặc dù Anh đã cam kết viện trợ xe tăng Challenger 2 cho Kiev, nhưng chúng vẫn chưa xuất hiện trong cuộc chiến ở Ukraine. Xe tăng chiến đấu Challenger 2 của Anh. Ảnh: eurasiantimes.com Anh đã đi đầu trong việc cung cấp xe tăng chiến đấu Challenger 2 cho Ukraine, nhưng Trung tá Stuart Crawford, người từng là sĩ quan chỉ huy...