Trung tâm Khảo thí Quốc tế tiếng Anh Cambridge hợp tác với Đại học Đà Nẵng
Ngày 7-10, Đoàn cấp cao Trung tâm Khảo thí Quốc tế Tiếng Anh Cambridge (TTQT Cambridge) đến thăm, làm việc với ĐH Đà Nẵng và các trường ĐH thành viên nhằm đặt nền móng cho mối quan hệ hợp tác lâu dài về khảo thí quốc tế.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Vùng ĐH Đà Nẵng cho biết, trong xu thế hội nhập toàn cầu sâu rộng, ĐH Đà Nẵng rất coi trọng vấn đề đào tạo ngoại ngữ trong các trường thành viên.
Theo đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ hy vọng chuyến thăm lần này của Đoàn cấp cao TTQT Cambridge sẽ mở đầu cho thời kỳ hợp tác giữa hai bên trong tương lai.
Giám đốc ĐH Đà Nẵng trao đổi với đại diện đoàn cấp cao TTQT Cambridge.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn cấp cao TTQT Cambridge đề xuất cùng hợp tác với ĐH Đà Nẵng trên các lĩnh vực như: Nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên thông qua các chương trình đào tạo và khảo thí tiếng Anh. Nâng cao năng lực ngôn ngữ, sư phạm cho giảng viên dạy tiếng Anh và giảng dạy bằng tiếng Anh thông qua các chương trình hội thảo, tập huấn; nâng cao năng lực khảo thí đánh giá cho đội ngũ chuyên gia viết đề thi, chấm thi vấn đáp, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các chứng chỉ quốc tế Cambridge; hợp tác, tư vấn, hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo tiếng Anh theo lộ trình chuẩn quốc tế. Được biết, chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ TTQT Cambridge chọn Đà Nẵng là địa điểm để tổ chức Hội thảo đối tác khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương “Cambridge Assessment English Southeast Asia& Pacific Regiona Partners Meeting” từ ngày 7 đến 10-10.
* Cùng ngày, tại Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHĐN), Hội đồng Đảm bảo chất lượng Mạng lưới các trường ĐH khu vực Đông Nam Á (AUN-QA) đã trao Chứng nhận đạt chất lượng theo chuẩn AUN-QA cho 3 chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế và ngành Quốc tế học của Trường ĐH Ngoại ngữ. Ngay sau buổi trao chứng nhận này, Đoàn đánh giá ngoài của AUN-QA tiếp tục kiểm định thêm 3 CTĐT ngành Kiểm toán, Kinh doanh Quốc tế, Marketing của Trường ĐH Kinh tế và 1 CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ. Thời gian kiểm định diễn ra từ ngày 8 đến 10-10. Tính đến thời điểm này, ĐHĐN đã có tổng cộng 20 CTĐT kiểm định theo chuẩn quốc tế, xếp thứ ba trong cả nước về số CTĐT đã kiểm định, đạt chuẩn quốc tế (AUN-QA của khu vực Đông Nam Á và CTI của Châu Âu).
Đại diện lãnh đạo ĐH Đà Nẵng, hai trường thành viên và lãnh đạo AUN tại buổi trao Chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA.
KHÁNH YÊN – P.THỦY
Theo congandanang
Lan tỏa "Tiếng Anh cộng đồng"
Năm 2015, lần đầu Trường đại học Tây Bắc tổ chức chương trình tình nguyện dạy "Tiếng Anh cộng đồng" trong khuôn khổ một đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng kết chương trình lớp học năm đó, trường đã nhận được sự phản hồi tích cực, nhất là từ những người học.
Lớp học "Tiếng Anh cộng đồng" tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La).
Mặc dù được đánh giá là rất thành công và cần thiết nhưng chương trình "Tiếng Anh cộng đồng" ở Sơn La lại không được tổ chức rộng rãi trong những năm tiếp theo vì nhiều lý do khác nhau. Trong năm học 2018-2019, Trường đại học Tây Bắc liên tục nhận được những đề nghị từ chính quyền địa phương, con em của người dân trong các cộng đồng dân cư về việc tổ chức dạy tiếng Anh du lịch cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, tháng 5-2019, Trường đại học Tây Bắc đã thông qua Kế hoạch số 461/KH-ĐHTB thực hiện chương trình "Tiếng Anh cộng đồng" hè năm 2019 tại các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai và Mường La, với năm lớp học, gần 200 người tham gia. Trường đã chọn 13 sinh viên tình nguyện tham gia giảng dạy. Đây là những bạn trẻ nhiệt huyết, sẵn sàng nhận công việc với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng. Các tình nguyện viên đã sinh hoạt gắn với cơ sở, sinh hoạt tự túc, ở nhà dân và nơi tổ chức lớp học. Chương trình nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn cơ sở về cơ sở vật chất, lớp học và sự giúp đỡ của người dân.
Lớp được thiết kế 20 buổi học, hai giờ/buổi vào tối thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Cuối chương trình, người học được đi dã ngoại, thăm các cơ sở du lịch cộng đồng, giao tiếp với người nước ngoài. Riêng hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ là nơi có hoạt động du lịch phát triển, trường đã mở tại đây ba lớp, gồm lớp học ở hai xã Đông Sang, Tân Lập và Vân Hồ. Để giúp người dân tiếp cận dễ dàng với những kiến thức, kỹ năng về du lịch, các tình nguyện viên đã sử dụng kiến thức ngành quản trị du lịch lữ hành để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho người học. Chương trình chủ yếu trang bị cho người học kỹ năng giao tiếp, hỏi tên tuổi, hỏi đường, địa chỉ các điểm du lịch... Lớp học tại xã Đông Sang là nơi gắn liền với khu du lịch nổi tiếng Đồi Thông - Bản Áng cho nên không chỉ đông các thanh, thiếu niên đăng ký đến học, mà rất nhiều người lớn tuổi, các chủ nhà hàng, nhà nghỉ homestay đến tham gia rất sôi nổi.
Tư vấn cho chương trình này, một chuyên gia người Ô-xtrây-li-a chuyên nghiên cứu về phát triển cộng đồng thuộc Trường đại học Công nghệ Queensland đã nhận xét: "Đây là mô hình rất phù hợp, chương trình dạy và học gần với thực tế, có sức lan tỏa và ý nghĩa vì cộng đồng cao".
BÀI VÀ ẢNH: ĐỨC TUẤN
Theo Nhân dân
Áp dụng công nghệ trong cá nhân hóa giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học Việc dạy tiếng Anh đang được tối ưu bằng công nghệ và phương pháp sư phạm mới, nhờ đó phát huy tối đa tiềm năng từng học sinh. Mỗi đứa trẻ sở hữu năng khiếu khác nhau. Nếu áp đặt một khuôn mẫu cho tất cả sẽ hạn chế niềm đam mê và lãng phí tài năng của các em. Trong nền giáo...