Trung Quốc yêu cầu mỗi thành phố xây khu cách ly riêng với người nước ngoài
Khu phức hợp quy mô lớn chuyên dùng để cách ly với người nhập cảnh vào Trung Quốc với 5.000 phòng được xây dựng tại thành phố Quảng Châu.
Khu cách ly chuyên biệt quy mô 5.000 phòng đang được hoàn tất tại Quảng Châu. Ảnh: Xinhua
Giới chức y tế Bắc Kinh đã lệnh cho các thành phố trên cả nước xây dựng mới hoặc chuyển đổi công năng các cơ sở có sẵn thành khu cách ly tập trung dành riêng cho người nhập cảnh vào Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn kiên định theo đuổi chính sách “không COVID-19″.
Theo đó ông Cui Gang, quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), các tỉnh, thành phố được yêu cầu dừng hình thức cách ly với người nhập cảnh tại khách sản, chuyển sang cách ly khu chuyên dụng. Cần bảo đảm tỉ lệ 20 phòng cách ly trên quy mô 10.000 dân số, với thời hạn hoàn thành là cuối tháng 10 này.
“Các khu cách ly tập trung chuyên biệt với người nhập cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn COVID-19 lây lan tại Trung Quốc. Thực thi biện pháp cách ly luôn luôn là nhiệm vụ được ưu tiên trong công tác phòng chống dịch”, ông Cui phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/9.
Video đang HOT
Tại những thành phố lớn vùng duyên hải – nơi đón lượng khách quốc tế lớn và cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát COVID-19, chính quyền trung ương yêu cầu xây dựng các cơ sở cách ly quy mô lớn, hoặc là “các trạm y tế”, để có thể sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe thường xuyên cũng như nhu cầu khẩn cấp.
Theo ông Benjamin Cowling, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Hong Kong, việc xây dựng, thiết lập các cơ sở cách ly chuyên biệt này là phù hợp, quy mô càng lớn càng tốt. Mức 20 giường trên 10.000 dân là hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Chính phủ Trung Quốc dự định theo đuổi kế hoạch “không COVID-19″ trong thời hạn bao lâu, cùng với đó là thời hạn giãn cách áp dụng cho khách nhập cảnh.
Trung Quốc thực hiện quy định cấm nhập cảnh với người nước ngoài kể từ tháng 3/2020. Công dân mang quốc tịch Trung Quốc từ nước ngoài về nước phải cách ly tối thiểu hai tuần tại khách sạn, tiếp đó là một tuần cách ly tại nhà. Một số thành phố, trong đó có Bắc Kinh, thậm chí áp quy định chặt hơn, yêu cầu cách ly tập trung 21 ngày, sau đó là 7 ngày cách ly tại nhà.
Drone và robot sẽ phục vụ bữa ăn và khử khuẩn, vệ sinh buồng cách ly tại Trạm Y tế Quốc tế ở Quảng Châu. Ảnh: AP
Phát biểu của ông Cui được đưa ra tại thời chính quyền thành phố Quảng Châu sắp sửa đưa vào sử dụng khu cách ly tập trung lớn, quy mô 5.000 giường, với giai kế hoạch xây dựng giai đoạn hai cũng đã được lên lịch. Tổ hợp này có tên gọi chính thức là Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu, cung cấp dịch vụ lưu trú, cách ly phi tiếp xúc trực tiếp, với thủ tục check-in kĩ thuật số, tự động đo nhiệt độ, cung cấp thông số sức khỏe. Thiết bị bay không người lái (drone) và robot sẽ làm nhiệm vụ chuyển đồ ăn, khử khuẩn, vệ sinh phòng.
Phòng cách ly được bố trí hệ thống điều hòa, thông khí và vệ sinh bảo đảm tránh lây nhiễm chéo. Trong khu này cũng có đủ 2.000 giường cho nhân viên sống, sinh hoạt ngay tại chỗ. Nhưng cơ sở này cũng mới chỉ là điểm khởi đầu, Quảng Châu sẽ còn phải mở rộng xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới. Bởi với quy mô dân số 18,68 triệu người, thành phố này sẽ phải cần tới 37.350 phòng cách ly chuyên dụng.
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan cho rằng việc cách ly tại khách sạn vẫn không bảo đảm được yêu cầu phòng chống dịch bệnh, không đủ sức kiểm soát hết khả năng lây lan của các biến thể mạnh như Delta. Khoảng 80% khách quốc tế vào đại lục là qua ngả Quảng Châu và thành phố Thâm Quyến kế cận. Nên chính quyền cũng đang tính xây dựng một “trạm y tế” quy mô ở Thâm Quyến. Thành phố Đông Quan tỉnh Quảng Đông lên kế hoạch chuyển đổi công năng một tòa nhà thành trung tâm cách ly quy mô 2.000 phòng.
Không có được những cơ sở cách ly như vậy, nhưng thành phố Thượng Hải lại nhanh chóng kiểm soát được các đợt dịch bùng phát. NHC và Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương khác học hỏi kinh nghiệm của Thượng Hải.
Theo Giám đốc Sở Y tế Thượng Hải Wu Jingley, tốc độ là điểm mấu chốt để kiểm soát dịch. Thành phố đã xây dựng được cơ chế điều hành thống nhất, có liên kết thông suốt, kích hoạt trạng thái hoạt động ngay từ khi dịch xuất hiện. Đây chính là nhân tố giúp thành phố dập dịch nhanh chóng. Ca nhiễm mới được thông báo nhanh chóng, chỉ sau 24 giờ, kế đến là truy vết, chuyển đối tượng phơi nhiễm tới khu cách ly, rồi xét nghiệm diện rộng và nhiều công việc khác.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...