Trung Quốc y án tử hình trùm xã hội đen dính dáng tới Chu Vĩnh Khang
Một tòa án ở Trung Quốc hôm nay 7/8 đã tuyên bố y án tử hình đối với một cựu tỷ phú khai mỏ từng điều hành một băng đảng tội phạm kiểu xã hội đen, người cũng có quan hệ với con trai cả của cựu Bộ trưởng công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
Hãng thông tấn chính thức Xinhua đưa tin, tòa án nhân dân tại tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc đã bác bỏ đơn kháng án của Lưu Hán, cựu chủ tịch tập đoàn khai mỏ Hanlong, người đã bị kết án tử hình hồi tháng 5.
Vụ án của Lưu là một trong những vụ việc lớn nhất liên quan tới một ông trùm tư nhân kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức hồi năm ngoái và bắt đầu một chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn.
Lưu, từng được xếp hạng là người giàu thứ 230 tại Trung Quốc, đã bị đưa ra xét xử cùng những người khác trong một nhóm gồm 36 thành viên vì “tổ chức và cầm đầu các vụ giết người và tội phạm kiểu mafia”.
Ngoài ra, tòa án tại Hồ Bắc cũng y án tử hình đối với Lưu Duy, em trai của Lưu Hán với các tội danh tương tự.
Video đang HOT
Các án tử hình sẽ được chuyển sang tòa án tối cao để phê chuẩn, Xinhuacho hay.
Bắc Kinh hồi tuần trước đã công bố một cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Chu Vĩnh Khang, một trong những chính trị gia nhiều ảnh hưởng nhất tại Trung Quốc trong thâp niên qua.
Các nguồn tin cho biết Lưu từng là bạn làm ăn của Chu Bân, con trai cả của Chu Vĩnh Khang
Báo chí nhà nước Trung Quốc hoàn toàn không liên hệ vụ việc của ông Lưu với Chu Vĩnh Khang, nhưng nói rằng sự thăng tiến của Lưu diễn ra đúng vào thời điểm ông Chu làm bí thư tỉnh Tứ Xuyên.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng điều tra vài trợ lý thân cận của Chu Vĩnh Khang, trong đó có ông Tưởng Khiết Mẫn, người từng đứng đầu cơ quan giám sát các công ty nhà nước Trung Quốc cho tới tháng 9/2013, khi báo chí nhà nước cho biết ông này bị điều tra về tội tham nhũng.
An Bình
Theo Dantri/Xinhua
Trung Quốc nói Nhật đặt tên các đảo tranh chấp là "trò hề"
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đã chỉ trích động thái của Nhật nhằm đặt tên cho các đảo gần vùng biển mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền là "trò hề".
Máy bay quân sự Nhật bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tokyo ngày 1/8 đã đặt tên cho 160 hòn đảo không có người ở tại Hoa Đông, trong đó có 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
"Trò hề đặt tên của Nhật không thể thay đổi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư" là tiêu đề một bài bình luận đăng tải trên hãng thông tấn chính thức Xinhua của Trung Quốc hôm nay.
"Nhật Bản có thể tin rằng việc đặt tên cho các đảo đó là nhằm chứng tỏ chủ quyền, nhưng cần phải nhớ rằng các đảo này đã có tên tiếng Trung", bài viết cho biết thêm.
Phản ứng sau động thái của Tokyo, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã miêu tả hành động của Nhật là "bất hợp pháp và vô giá trị", và điều đó không thay đổi sự thật rằng quần đảo thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
"Trung Quốc kịch liệt phản đối các hành động của Nhật nhằm xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc", người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết trong một tuyên bố.
Bắc Kinh khẳng định rằng tên tiếng Trung của quần đảo Điếu Ngư đã lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu ở đầu thế kỷ 15, cho thấy Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các hòn đảo khi đó.
Cuộc tranh cãi kéo dài giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên căng thẳng khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo gần 2 năm trước.
Kể từ đó, khu vực quanh Senkaku/Điếu Ngư đã chứng kiến các cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm giữa 2 nước cả ở trên biển lẫn trên không.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc điều tra tham nhũng tỷ phú trẻ "liêm khiết" Ngày 30-6, truyền thông Trung Quốc cho biết Phương Uy, tỉ phú người Liêu Ninh và là chủ tịch tập đoàn sản xuất thiết bị kỹ thuật cao Phương Đạt đã bị cách chức và tước tư cách đại biểu quốc hội để điều tra tham nhũng. Chủ tịch tập đoàn Phương Đạt, Phương Uy - Ảnh:xinhua Cổng thông tin chính phủ Trung...