Trung Quốc xác nhận ca nhiễm cúm H7N9 mới
Hôm nay, 15/6, các nhà chức trách ngành y tế Trung Quốc đã xác nhận thêm một trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 đang được điều trị tại thủ đô Bắc Kinh.
Bệnh nhân là bà Chen, 68 tuổi, là nông dân ở thành phố Langfang, tỉnh Hà Bắc. Ban đầu, bà Chen được điều trị tại Hà Bắc, nhưng sau khi các triệu chứng bệnh trở nặng, bà đã được chuyển tới Bắc Kinh.
Trong thông báo của Ủy ban Sức khỏe và Gia đình Bắc Kinh, các nhà chức trách khẳng định, trong thời gian gần đây, bệnh nhân này không tiếp xúc với gia cầm bị bệnh.
Trung Quốc đã phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 đầu tiên hồi tháng 3 năm 2013. Dịch thường bùng phát trong mùa đông và mùa xuân hàng năm.
Video đang HOT
Theo thống kê, từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 2 năm nay, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 44 ca nhiễm virus cúm H7N9, trong đó có 10 ca tử vong.
H7N9 là chủng virus có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim. Hầu hết bệnh nhân nhiễm H7N9 đều có triệu chứng sốt, ho, khó thở và bị viêm phổi nặng.
Theo_Hà Nội Mới
Lo ngại bùng phát HIV vì kim tiêm "bẩn" ở Campuchia
Sau khi 14 người dân ở làng Peam thuộc tỉnh Kandal- Campuchia có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV hồi đầu tháng 2, nhà chức trách y tế địa phương ngày 22-2 đã tiến hành sàng lọc hàng trăm dân làng, dẫn đến lo ngại về một đợt bùng phát dịch bệnh mới.
Cho đến nay, đã có hơn 140 người được xét nghiệm, với kết quả khoảng 50 người bị nhiễm.
Cụ thể, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal, ông Kouy Bunthoeun, cho biết ông đã nhận được báo cáo cho biết 10 trường hợp nhiễm HIV mới đã được xác nhận ở làng Peam trong 2 tuần qua cùng với 4 trường hợp ở làng Kroal Ko và Prek Loeung gần đó.
Theo người dân địa phương, một số trường hợp xét nghiệm dương tính ở làng Peam tin rằng họ có thể đã bị lây nhiễm do lỗi của bác sĩ. Năm trường hợp nhiễm mới hôm 21-2 đinh ninh họ bị nhiễm trong quá trình bác sĩ Sok Thornn - giám đốc bệnh viện chuyên khoa huyện Ponhea Leu - điều trị bệnh cho họ tại phòng khám tư ở huyện Mok Kampoul.
Yem Chroeum - bác sĩ hành nghề không phép - bị cáo buộc đã sử dụng kim tiêm không khử trùng hồi năm 2015. Ảnh: AP
Một phụ nữ 65 tuổi nói: "Tôi thường được một bác sĩ tên Thornn tiêm và tôi nghĩ rằng HIV lây nhiễm từ phòng khám tư nhân của ông ta. Hơn 10 người gần đây bị phát hiện nhiễm HIV đã đến phòng khám đó. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng hơn 20 người bị nhiễm nhưng họ giấu".
Bác sĩ Thornn đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm đối với các trường hợp nhiễm HIV ở Kandal, thậm chí ông còn dọa sẽ làm đơn kiện các dân làng đã buộc tội ông.
Tương tự, hồi năm ngoái, một bác sĩ hành nghề không phép tại ngôi làng Roka thuộc tỉnh Battambang ở phía Bắc Campuchia, bị cáo buộc đã dùng kim tiêm không khử trùng - nguyên nhân lây nhiễm HIV, dẫn đến đợt bùng phát làm hơn 200 người nhiễm HIV. Bác sĩ này sau đó đã lãnh án 25 năm tù giam.
Tuy nhiên, ông Ly Penh Sun - Giám đốc Trung tâm Quốc gia HIV/AIDS, da liễu và bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) (gọi tắt là NCHADS), cho rằng hãy còn quá sớm để nói đến nguyên nhân dẫn đến vụ lây nhiễm HIV mới nhất vừa nêu.
Theo_Eva
Thái Lan xác nhận trường hợp thứ 2 nhiễm Hội chứng hô hấp MERS Nhà chức trách Thái Lan hôm 25/1 xác nhận trường hợp thứ 2 nhiễm virus Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) tại quốc gia này. Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Bangkok, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Piyasakol Sakolsatayadorn cho biết, bệnh nhân nhiễm MERS là một người đàn ông 71 tuổi, công dân Oman, đến Bangkok...