Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050
Trong 35 năm tới, thứ tự ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ. Nước Nga và Ý sẽ lọt khỏi top 10 để nhường chỗ cho Indonesia đứng thứ 4 và Mexico ở vị trí thứ 8.
Theo EIU, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 – Ảnh: Reuters
Bloomberg hôm nay 23.6 dẫn nguồn báo cáo mới nhất do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ quan nghiên cứu thuộc tờ The Economist, cho hay đến năm 2050, thứ tự ba nền kinh tế lớn nhất thế giới lần lượt là: Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Trong đó, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ từ năm 2026 trên phương diện tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá đô la Mỹ.
Thứ tự 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 theo dự báo của EIU là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Đức, Brazil, Mexico, Anh và Pháp. Nền kinh tế Nga và Ý có mặt trong top 10 của năm 2014 sẽ rớt khỏi bảng xếp hạng này.
Riêng rẽ hai nước Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giàu hơn cả 5 quốc gia đứng sau đó cộng lại, gồm: Indonesia, Đức, Nhật Bản, Brazil và Anh. Theo EIU, đây là lần duy nhất trong lịch sử, top 10 nền kinh tế lớn nhất hành tinh ghi nhận quy mô của sự giàu có như trên.
Xét trên thu nhập bình quân đầu người, Đại lục được dự báo sẽ bắt kịp Nhật Bản vào năm 2050. Từ mức chỉ bằng 14% trong năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tăng lên đến bằng một nửa so với Mỹ trong cùng năm đó.
Video đang HOT
Tổng thể, khu vực châu Á sẽ chiếm 53% GDP toàn cầu vào năm 2050 trong bối cảnh phần trăm của châu Âu giảm sút.
Song nếu nhắc đến mức độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, châu Phi và vùng Trung Đông là hai khu vực đứng đầu. Phần lớn các quốc gia châu Âu và Đông Á sẽ chứng kiến sự suy giảm trong lực lượng lao động.
Nhật Bản là nước giảm mạnh nhất với 25%. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng lần lượt sụt 17% và 18%. Ở châu Âu, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Đức có lực lượng lao động giảm đến 1/5.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Putin quá "lạc quan" về sự hồi phục của kinh tế Nga?
Có nhiều yếu tố cho thấy đồng rúp tăng giá không đồng nghĩa với kinh tế Nga đang tốt lên.
Trong buổi đối thoại thường niên với người dân Nga, Tổng thống Putin đã bày tỏ sự lạc quan và khẳng định kinh tế sẽ "trở lại" trong vòng 2 năm tới, thậm chí còn có thể sớm hơn. Kể từ đầu năm nay, đồng rúp Nga đã tăng giá "thần kỳ" từ mức đáy 80 rúp đổi 1 đô la Mỹ hồi cuối năm 2014 lên khoảng 50 rúp.
Nhưng liệu đồng rúp tăng giá có đồng nghĩa với một nền kinh tế Nga đang hồi phục?
Liệu Tổng thống Putin có quá tự tin về sự phục hồi của kinh tế Nga? Nguồn: Getty Images
Đồng rúp tăng giá trở lại, tín hiệu kinh tế Nga sẽ phục hồi?
Năm 2014, khi giá dầu thô giảm mạnh, kinh tế Nga chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của châu Âu, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư đã rút 159 tỉ USD ra khỏi nước Nga nhằm tránh rủi ro. Kết quả là đồng rúp Nga đã rớt giá tới hơn một nửa so với đồng đô la Mỹ.
Nhưng trong một vài tháng trở lại đây, đồng rúp đã thoát khỏi đáy và đang tăng giá trở lại. Kéo theo đó là giá trái phiếu và cổ phiếu của Nga cũng tăng theo. Mới đây, ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cũng đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 12,5% vào 30 tháng 4 - điều mà chỉ cách đây vài tháng là không tưởng.
Thực tế thì từ đầu năm, có nhiều yếu tố đang diễn biến theo hướng có lợi cho kinh tế Nga. Giá dầu thô thế giới tăng trở lại, từ đầu năm 2015, đã tác động tích cực lên kinh tế Nga, nền kinh tế dựa chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu dầu. Đồng rúp vẫn còn yếu cũng góp phần khuyến khích xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ucraina đã dịu bớt khiến các nhà đầu tư bớt thận trọng khi đầu tư vào Nga.
Kinh tế Nga với nhiều góc khuất
Thực ra việc đồng rúp tăng giá trở lại cũng chưa hẳn là dấu hiệu cho một nền kinh tế tốt hơn bởi xét về nhiều yếu tố khác, kinh tế Nga lại đang tệ hơn so với tháng 12/2014 (khi đồng rúp giảm kỷ lục). Tỉ lệ lạm phát hiện tại là 16,9%, đã tăng tới 5,6%, mức tăng này có thể kéo đồng rúp giảm giá bất cứ lúc nào. Mức lương trung bình cũng giảm mạnh. Tỉ lệ dự trữ ngoại hối của ngân hàng Trung ương đã giảm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ kể từ đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái là 130 tỉ. IMF dự báo kinh tế Nga sẽ giảm 4% trong năm 2015 - đây thậm chí vẫn còn là một dự báo lạc quan.
Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu kinh tế Nga đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại sao đồng rúp lại tăng giá. Câu trả lời nằm trong những quyết định của CBR.
Năm ngoái khi đồng rúp giảm giá mạnh, CBR đã tung ra 50 tỉ USD cho các công ty vay (bằng đô la Mỹ) với lãi suất ưu đãi. Hành động này của CBR là vô cùng cần thiết vào thời điểm đó (vào tháng 12/2014), khi các công ty Nga đang phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ.
Trong năm nay, khi đồng USD đã rẻ hơn (đồng rúp tăng giá), các công ty Nga, giờ đã không còn quá nhiều khoản nợ bằng ngoại tệ phải trả, đã sử dụng những đồng USD nhàn rỗi vào các khoảng đầu tư có lợi tức cao hơn, theo ông Timothy Ash, Ngân hàng Standard. Kết quả là đồng rúp đã tăng giá cùng với trái phiếu và cổ phiếu các công ty Nga. Cho đến ngày 20/4 vừa qua, CBR đã ngừng "ưu đãi" các doanh nghiệp Nga với việc tăng lãi suất các khoản vay, chặn lại đà lên giá của đồng rúp.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với đồng rúp? Triển vọng có vẻ không mấy sáng sủa. Các công ty Nga vẫn còn khoản 100 tỉ USD sẽ đến hạn trả nợ vào năm nay. Khi đồng rúp vẫn còn yếu (dù đang tăng trở lại), các doanh nghiệp Nga sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Chuyên gia tư vấn Wonks (Capital Economics) cho rằng Chính phủ Nga sẽ phải tiếp tục can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Nhưng điều này cũng không hẳn đã dễ dàng bởi theo ước tính của ông Anders Aslund, chuyên gia chiến lược, Viện Peterson, CBR chỉ còn khoảng 150 tỉ USD.
Cùng với việc thâm hụt ngân sách nặng về và nguồn tiền đang ồ ạt chảy ra khỏi nước Nga thì chỉ trong vòng vài tháng nữa tỉ lệ dự trữ ngoại hối của CBR còn tiếp tục giảm. Tới lúc đó, Chính phủ của Putin có thể sẽ buộc phải in thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm chi trả các khoản nợ. Nếu điều này xảy ra, kinh tế Nga sẽ còn nhiều biến động.
Có thể thấy rằng, đồng rúp Nga tăng giá không hoàn toàn nhờ vào kinh tế hồi phục mà có thể do những can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Trong bối cảnh đó, đương nhiên không thể dựa vào sự tăng giá của đồng rúp để kỳ vọng vào một nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc. Mọi chuyện hoàn toàn có thể đang diễn biến theo chiều hướng ngược lại.
Theo K.T
Báo Đất Việt/The Economist
Obama: Mỹ tạo ra luật kinh tế toàn cầu chứ không phải Trung Quốc Quy luật kinh tế toàn cầu nên được viết bởi Mỹ chứ không phải các quốc gia khác như Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong một thông điệp đặc biệt trình bày trước Quốc hội nước này, nhấn mạnh rằng quy luật kinh tế toàn cầu nên được viết bởi Mỹ chứ không phải các quốc gia khác như Trung Quốc....