Nga – Trung – Ấn, “cán cân đối trọng” tiềm năng của phương Tây
“Ba quốc gia Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là một ‘liên minh’ tiềm năng lớn, đối trọng trong các lĩnh vực chiến lược mà phương Tây đang đe dọa như khoa học công nghệ, giải quyết xung đột, và các chính sách quốc tế”, Mikhail Troitskiy, chuyên gia tại Trường Đại học quốc gia Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) nhận định.
“Trong mọi trường hợp, đây là ba quốc gia có tiềm năng lớn nhất trong việc tạo thành một ‘cán cân đối trọng’ với phương Tây “, ông Troitskiy cho biết trong một cuộc họp về chính sách của Nga tại Đại học George Washington (Mỹ) hôm 22/9.
Nga – Trung – Ấn, “cán cân đối trọng” tiềm năng của phương Tây
Video đang HOT
Theo ông Troitskiy, từ lâu, việc phương Tây đổi mới khoa học công nghệ và giáo lý đã là mối quan tâm đối với Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ. Trong lịch sử, 3 quốc gia này đã nhận thấy sự thách thức của phương Tây trong các lĩnh vực khác nhau, từ lợi thế khoa học kỹ thuật, như không gian vũ trụ, sản xuất vũ khí, đến sự thiết lập học thuyết quốc tế, như việc gây ra tranh cãi để bảo vệ giáo lý của mình.
Nga-Trung-Ấn đã phản ứng sự đổi mới của giáo lý phương Tây bằng cách phát triển, thúc đẩy khái niệm riêng của mình và tạo ra một sự cân bằng. “Họ đã lập luận rằng các nguyên tắc về chủ quyền là một nguyên nhân bất ổn định mạnh mẽ trong nền chính trị thế giới. Chính vì vậy, việc tạo ra một cán cân cân bằng của khối Nga-Trung-Ấn sẽ ngăn chặn tham vọng bá chủ nguy hiểm từ bất cứ quốc gia nào”, ông Troitskiy kết luận.
Trong những năm gần đây, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cùng Brazil và Nam Phi tham gia vào một liên minh mới là BRIC. BRIC là một biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển. Được biết, liên minh BRIC chiếm 40% dân số thế giới và khoảng 20% GDP của thế giới. Sau khi hội nghị thượng đỉnh BRIC mới nhất và thành lập một ngân hàng của BRICS, nhiều chuyên gia đang dự đoán rằng các quốc gia này có thể trở thành một bên đối trọng với phương Tây,và đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7.
Theo ANTD
"Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới"
Theo THX, Công ty phân tích và dữ liệu công nghiệp toàn cầu IHS có trụ sở tại bang Colorado (Mỹ) mới đây nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024 do chi tiêu tiêu dùng của cường quốc châu Á này ước tính sẽ tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2013-2024.
Tàu chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Trong thông cáo báo chí được công bố tại thủ đô London (Anh) hôm 5/9, IHS cho rằng với mức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa ước tính đạt 28.250 tỷ USD vào năm 2024, Trung Quốc sẽ vượt con số 27.310 tỷ USD của Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. GDP của Trung Quốc sẽ chiếm 20% GDP toàn cầu trong năm 2025, tăng 8% so với năm 2013.
IHS cũng dự đoán chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng trung bình ở mức 7,7%/năm, trở thành đầu tàu chủ chốt về nhu cầu tiêu dùng và tăng trưởng toàn cầu. Nói cách khác, tổng lượng chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 3.000 tỷ USD hiện nay lên mức 11.000 tỷ USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, trong một báo cáo dựa trên sức mua tương đương (PPP) công bố hồi tháng 4/2014, Chương trình So sánh Quốc tế (ICP) cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm hơn dự đoán, nhanh nhất là trong năm nay.
Theo Vietnam
Hậu máy bay rơi, những đại gia Nga nào sẽ "dính đòn"? Trong khi vụ điều tra về trách nhiệm của Nga trong vụ máy bay MH17 rơi còn chưa hoàn toàn ngã ngũ, các chuyên gia kinh tế thế giới đã dự đoán về những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ và phương Tây nhắm vào quốc gia này cũng như danh sách các đại gia và tập đoàn kinh tế lớn...