Trung Quốc: Trừng phạt của phương Tây là ‘diệt chủng ngành công nghiệp’ Tân Cương
Phát ngôn viên chính quyền Tân Cương Xu Guixiang ngày 30-4 nói các biện pháp trừng phạt của phương Tây không khác gì một “mẩu giấy vụn”, và mục đích thật sự của họ là gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc.
Công nhân thu hoạch bông trên một cánh đồng ở Tân Cương, Trung Quốc – Ảnh: AFP
“Mục đích thật sự của họ là tiến hành một cuộc diệt chủng ngành công nghiệp, ngăn cản Tân Cương tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” – ông Xu Guixiang phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 30-4.
Ông Xu thừa nhận các biện pháp trừng phạt sẽ tác động đến xuất khẩu của các công ty tại Tân Cương. Tuy nhiên, ông Xu khẳng định về lâu dài, các công ty này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách đầu tư vào khoa học và công nghệ.
Theo báo South China Morning Post , Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực bảo vệ chính sách của nước này tại khu vực Tân Cương thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Nỗ lực này diễn ra trong bối c ảnh Mỹ và phương Tây cáo buộc Bắc Kinh bắt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người các cộng đồng thiểu số Hồi giáo khác vào các “trại cải tạo” ở Tân Cương, cưỡng bức lao động và các vi phạm nhân quyền khác.
Chính phủ Mỹ từng mô tả các vi phạm của Trung Quốc tại Tân Cương là “tội ác diệt chủng”.
Cuộc họp báo ngày 30-4 là sự kiện thứ 8 mà các quan chức Tân Cương phát biểu trước các nhà báo nước ngoài, trong một nỗ lực nhằm bác bỏ từng cáo buộc một của phương Tây.
Bắc Kinh cũng đã tổ chức các chuyến đi đến Tân Cương cho nhà báo nước ngoài. Tuy nhiên, giới chức địa phương và cảnh sát đã chặn những nhà báo tự đi đến khu vực này để điều tra các cáo buộc về vi phạm nhân quyền.
Trong năm nay, Mỹ, Canada, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức bị cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.
Bắc Kinh cũng đã có các biện pháp đáp trả.
Một số doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, trong đó có nhãn hàng thời trang H&M (Thụy Điển), đã vấp phải phản ứng dữ dội và bị tẩy chay ở Trung Quốc sau khi thông báo không mua bông vải sản xuất ở Tân Cương.
Bị Quốc hội Canada cáo buộc 'diệt chủng' ở Tân Cương, Trung Quốc phản pháo
Trung Quốc lên án gay gắt việc Quốc hội Canada vừa bỏ phiếu nhất trí cáo buộc hành động của Bắc Kinh với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội "diệt chủng".
Hôm 23/2, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, nước này lên án và bác bỏ việc Quốc hội Canada thông qua cáo buộc hành động của Bắc Kinh với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội "diệt chủng".
Trước đó, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước động thái này của Quốc hội Canada, cho rằng tội "diệt chủng" đã được quy định rõ ràng trong luật pháp quốc tế, và điều này không thể quy kết vào trường hợp của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương.
Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cũng nhấn mạnh, nỗ lực của Canada nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc bằng cách đưa ra cáo buộc liên quan đến Tân Cương sẽ không bao giờ thành công, đồng thời kêu gọi các chính trị gia ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và sử dụng các vấn đề Tân Cương để trục lợi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc cho rằng, các biện pháp nước này thực hiện ở Tân Cương nhằm chống khủng bố và tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan. Điều này ngăn chặn hiệu quả các hoạt động khủng bố thường xuyên xảy ra, đảm bảo an toàn cho người dân.
Hôm 22/2, các nghị sĩ đảng Bảo thủ, đảng Tự do, đảng Dân chủ Mới, đảng Khối Québécois và đảng Greens tổ chức bỏ phiếu, nhất trí rằng hành động của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là tội "diệt chủng". Các nghị sĩ cũng kêu gọi áp đặt biện pháp trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc, chuyển Thế vận hội Mùa đông Olympic sắp tới khỏi Bắc Kinh.
Trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu đảng Bảo thủ - Erin O'Toole, cho rằng động thái này là cần thiết, gửi "tín hiệu rõ ràng và dứt khoát, cho thấy chúng ta sẽ đứng lên vì nhân quyền và giá trị của nhân quyền, ngay cả khi phải hy sinh một số cơ hội kinh tế".
Trước Canada, Mỹ cũng đã mô tả việc Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là hành động "diệt chủng". Cũng trong hôm 22/2, trước Hội đồng Nhân quyền hợp quốc, Anh cho rằng tổ chức này phải được trao quyền tiếp cận "cấp bách và không bị ràng buộc" tới Tân Cương để điều tra các báo cáo về tình trạng ngược đãi tại đây.
Quan hệ Canada - Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Ottawa bắt Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề nghị của Mỹ cuối năm 2018. Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Ottawa trở nên lạnh nhạt, và ngay sau đó Trung Quốc đã giam giữ hai người Canada, cáo buộc hai người này tội gián điệp.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ: Chơi "quân bài Đài Loan" là "đùa với lửa" Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo cứng rắn với Mỹ trong vấn đề Đài Loan, đồng thời kêu gọi Washington hợp tác cùng có lợi. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp với Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) ngày 23/4 (Ảnh: Xinhua). Tại hội nghị trực tuyến với các quan chức Hội đồng Quan...